Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 37)

Trong suốt quá trình hoạt động, các ngân hàng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh về mặt số lượng.

- 5 Ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó có 2 ngân hàng đã cổ phần hoá là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam).

- 1 Ngân hàng Chính sách xã hội. - 34 Ngân hàng thương mại cổ phần.

- 01 quỹ tín dụng nhân dân trung ương và hơn 1000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng đã trải rộng tới nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và sang cả thị trường thế giới (ngày 06/09/2011, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã thành lập chi nhánh Vietinbank CHLB Đức tại Frankfurt, Đức). Ngoài ra, tại Việt Nam còn có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài: 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 47 văn phòng đại diện TCTD nước ngoài tại Việt Nam.

(Ngun: tng hp t website Ngân hàng Nhà Nước Vit Nam).

Bảng 2.1 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của hệ thống NHTM VN

Đơn vị: tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 nDự kiến ăm 2012 Tổng tài sản 2.286.321 2.953.153 3.437.893 3.816.061 Cho vay khách hàng 1.869.260 2.475.540 2.829.890 3.084.580 Huy động khách hàng 1.680.717 2.209.896 2.483.357 2.706.859

“Ngun: Vietnam commercial banking report Q4.2012, Businesss monitor international”

Quy mô của hệ thống các NHTM VN có xu hướng tăng cao và liên tục thể hiện qua giá trị tổng tài sản của toàn hàng từ 2.286.321 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 3.816.061 tỷđồng vào cuối năm 2012.

Hoạt động tín dụng và huy động vốn là hai hoạt động chủ yếu của các ngân hàng.

Giá trị hoạt động cho vay và huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng đều tăng cao và tăng liên tục.

Đạt được thành tựu trên là do trong quá trình phát triển, các ngân hàng luôn chú trọng phát triển thêm nhiều sản phẩm tín dụng và các sản phẩm huy động vốn để đáp ứng nhu cầu khách hàng, gia tăng doanh thu cho ngân hàng.

Hoạt động tín dụng:

- Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân: cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, cho vay du học, cho vay mua xe, cho vay thấu chi… - Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp: cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay tài trợ dự án, cho vay đầu tư tài sản cốđịnh, cho vay đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, cho vay tái cấu trúc doanh nghiệp, cho vay thấu chi doanh nghiệp…

Hoạt động huy động vốn: các ngân hàng ngày càng phát triển thêm nhiều sản phẩm huy động vốn: tiền gửi tiết kiệm có nhiều kỳ hạn theo tuần, theo tháng, theo năm, tiền gửi thanh toán, các sản phẩm tiền gửi rút gốc linh hoạt…

Ngoài ra, hiện nay các ngân hàng không ngừng đa dạng các sản phẩm phi tín dụng như các sản phẩm thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, các sản phẩm thẻ.

2.2. Tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đến hệ thống ngân hàng Việt Nam

Khủng hoảng tài chính 2008 khởi nguồn từ Mỹ, trung tâm tài chính lớn nhất thế giới nên khủng hoảng đã nhanh chóng lan rộng khắp toàn thế giới, trong đó Mỹ và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong giai đoạn bước đầu hội nhập tài chính thế giới nên chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng mà chịu tác động gián tiếp thông qua ảnh hưởng của nền kinh tế.

- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước GDP (theo giá so sánh năm 1994): 2008 là 6,31%, năm 2009 chỉ là 5,32%.

- Về xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 56,6 tỷ USD giảm 9,7% so với năm 2008 nguyên nhân do các nước Mỹ, Châu Âu, Asean, Úc,… bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính nên mức tiêu dùng giảm trong khi các đây lại là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.

- Về nhập khẩu: giá xăng dầu, các nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu có xu hướng giảm, kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 68,8 tỷ USD giảm 14,7% so với năm 2008.

- Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nguồn tín dụng trên thị trường tài chính quốc tế bị thu hẹp do các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn về tài chính nên thận trọng hơn khi đưa ra những quyết định đầu tư. Điều này làm cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giảm, năm 2009 vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chỉđạt 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008.

- Thâm hụt ngân sách: Năm 2009, thâm hụt ngân sách 6,9% do thu ngân sách giảm mạnh (do giá dầu thô giảm, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn) trong khi nhà nước tăng chi ngân sách để kích thích kinh tế.

- Năm 2007, với chính sách nới lỏng tiền tệ, tốc độ tăng trưởng tín dụng lên đến 37,8% trong đó chủ yếu tập trung vào cho vay tiêu dùng, bất động sản, thị trường chứng khoán. Vì vậy, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán phát triển với tốc độ nhanh chóng, cùng với chính sách cho vay thông thoáng của ngân hàng đã xuất hiện nhiều nhà đầu cơ vay vốn ngân hàng để đầu tư vào các thị trường này mua bán kiếm lời dẫn đến giá bất động sản và giá chứng khoán vượt xa giá trị thực của nó, các dự án đầu tư lại không hiệu quả. Năm 2008, dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ lạm phát tăng cao đến 22,97% nên người dân giảm chi tiêu, không đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm. Vì vậy, năm 2008 tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng tăng cao từ 2% năm 2007 lên đến 3,5% vào năm 2008.

Trước tác động của khủng hoảng kinh tế, từ năm 2008 đến nay (quý 3/2012) NHNN Việt Nam đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế:

Năm 2009:

- NHNN thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ và các biện pháp kích cầu kinh tếđể khắc phục khủng hoảng. Trong đó, trọng tâm là gói kích cầu kinh tế: hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng, bao gồm hỗ trợ 4% lãi suất vay đối với các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn phục vụ kinh doanh và cho vay phục vụ nông nghiệp và nhà ở; hỗ trợ 2% lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp vay vốn trung, dài hạn phục vụ hoạt động kinh doanh (nhưđầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng…).

- Lãi suất cơ bản: điều chỉnh từ mức 8,5%/năm (năm 2008) giảm còn 7%/năm và giữ ổn định đến cuối tháng 11 (sau đó nâng lên 8%/năm) dẫn đến lãi suất cho vay tối đa là 10,5%/năm.

- Lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu điều chỉnh giảm nhiều lần.

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm từ 5% trên tổng số dư tiền gửi xuống còn 3%. - Biên độ tỷ giá USD/VND sau khi nới rộng từ +/-3%/năm lên +/-5%/năm lại

được điều chỉnh giảm từ +/-5%/năm xuống còn +/-3%/năm. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 5%.

Ảnh hưởng đến ngành ngân hàng:

- Tính đến cuối năm 2009, tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt trên 415 ngàn tỷđồng, trong đó chủ yếu là dư nợ cho vay của khối ngân hàng thương mại quốc doanh và các quỹ tín dụng ngân dân trung ương.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao, năm 2009 là 38% (năm 2008 là 25%). - Chất lượng các khoản vay: tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2009 là 2,5% (năm 2008 là

3,5%).

- Tốc động tăng trưởng tiền gửi năm 2009 là 27% không theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng (38%) nên tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản.

- Tình trạng khan hiếm ngoại tệ do các doanh nghiệp xuất khẩu găm giữ ngoại tệ dẫn đến tình trạng tỷ giá USD/VND tăng cao, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng là 18.000 USD/VND.

Năm 2010:

- Giá vàng tiếp tục tăng cao, giá vàng có thời điểm lên đến 38,2 triệu đồng/lượng, giá nguyên liệu trên thế giới tiếp tục tăng, các doanh nghiệp tiếp tục găm giữ ngoại tệ, tỷ giá USD/VND niêm yết lên 19.500 USD/VND, tỷ giá USD/VND ngoài thị trường tự do lên đến 21.500 USD/VND.

- Lạm phát tiếp tục tăng ở mức 11,8%.

- Cuối năm 2009, NHNN tăng lãi suất cơ bản lên 8%/năm nên lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 12%/năm.

NHNN ban hành hàng loạt các văn bản quản lý rủi ro trong hệ thống ngân hàng: - Nghị định 141/2006/ND-CP quy định mức vốn điều lệ tối thiểu của các

NHTM cuối năm 2010 là 3.000 tỷ đồng và Nghị định 10/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghịđịnh 141/2006/NĐ-CP về Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

- Thông tư 13/2010/TT-NHNN quy định tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR từ 8% lên 9%, số vốn cho vay/số vốn huy động không vượt quá 80%, tăng hệ số rủi ro của các khoản cho vay đầu tư chứng khoán và kinh doanh bất động sản lên 250% và thông tư 19/2010/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều trong thông tư 13, đặc biệt là các thành phần huy động vốn.

- Thông tư 15/2009/TT-NHNN quy định về tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với tổ chức tín dụng là 30%.

- Thông báo số 369/TB-VPCP Quản lý Nhà nước với các hoạt động kinh doanh vàng (cấm kinh doanh vàng trên tài khoản dưới mọi hình thức).

- Thông tư 07/2010/TT-NHNN quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng và thông tư 12/2010/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định về cho vay bằng VND theo lãi suất thỏa thuận

Ảnh hưởng đối với hệ thống ngân hàng:

- Để đáp ứng các quy định quản lý rủi ro của NHNN, các ngân hàng tăng cường huy động vốn nhất là các ngân hàng quy mô vốn thấp. Vì vậy, lãi suất huy động tiền gửi trên thị trường 1 tăng cao, đỉnh điểm 18%/năm. Các ngân hàng quy mô vốn lớn đã đáp ứng được quy định của NHNN thì tích cực cho vay trên thị trường liên ngân hàng đẩy lãi suất trên thị trường 2 tăng cao, chi phí sử dụng vốn của NHTM quy mô nhỏ tăng cao, xuất hiện tình trạng nợ xấu ngay trên thị trường liên ngân hàng. Vì vậy, từ năm 2010 đến nay, các ngân hàng cho vay vốn trên thị trường liên ngân hàng đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo. Tuy vậy, đến cuối năm 2010 vẫn còn nhiều ngân hàng chưa tăng được vốn lên 3000 tỷđồng. Vì vậy, NHNN phải gia hạn thêm 1 năm cho các ngân hàng.

- Gói hỗ trợ lãi suất 4%/năm của NHNN đã hết hiệu lực đồng thời việc ban hành nhiều quy định về an toàn rủi ro tín dụng nên tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành năm 2010 giảm còn 27,65% (trong đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng VND tăng 25,3% và tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ tăng 37,7%).

- Tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng lên 2,5% (chưa tính nợ xấu của Vinashin).

- Hai tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s và S&P đều hạ bậc tín nhiệm ngoại tệ của Việt Nam và hạ bậc 6 NHTM Việt Nam: ACB, ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, ngân hàng quân đội, ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội, ngân hàng quốc tế và ngân hàng kỹ thương Việt Nam.

Năm 2011:

NHNN tiếp tục thực hiện các chính sách quản lý chặt tiền tệ, thắt chặt tín dụng phi sản xuất, cắt giảm đầu tư công:

- NHNN ban hành nghị quyết 11/NQ-CP điều chỉnh giảm trần tăng trưởng tín dụng từ 23% (năm 2010) xuống còn 20%, đồng thời giảm tăng trưởng cung tiền từ 21-24% còn 15-16%.

- Công văn 1511/NHNN-TTGSNH ngày 25/02/2011 về việc các TCTD không được mở thêm chi nhánh và phòng giao dịch.

- NHNN và chính phủ thực hiện đề án tái cơ cấu nền kinh tế trong đó tái cơ cấu các TCTD là một trong ba trọng tâm. Năm 2011, NHNN thực hiện sáp nhập ba ngân hàng: NH TMCP Sài Gòn SCB, NH TMCP Việt Nam Tín Nghĩa, NH TMCP đệ nhất thành NH TMCP Sài Gòn dưới sự dàn xếp vốn của NHNN do ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam đại diện.

Ảnh hưởng đến ngành ngân hàng:

- Do tốc độ tăng trưởng tín dụng từ năm 2007 đến nay quá cao, các chi phí nguyên liệu đầu vào như xăng, dầu, điện, tỷ giá quá cao nên tỷ lệ lạm phát vẫn ở mức cao 18,13%. Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho tăng cao, nhiều doanh nghiệp không có khả năng trả nợ ngân hàng trong khi thị trường bất động sản vẫn đóng băng, giá giảm nhưng vẫn không có người mua, thị trường chứng khoán giảm sút, vì vậy tỷ lệ nợ xấu tăng cao 3,39%.

- Trong nước xảy ra hàng loạt các vụ lừa đảo, chiếm đoạt vốn, hụi đen, cho vay nặng lãi…

- Giá vàng tăng cao, đỉnh điểm 49 triệu đồng/lượng. Vì vậy, NHNN ban hành thông tư 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011 dừng việc huy động và cho vay vốn bằng vàng, theo đó các ngân hàng phải dừng việc cho vay và huy động vốn bằng vàng từ ngày 01/05/2011 và tất toán các hợp đồng huy động trước ngày 25/11/2012.

- Tình hình kinh tế khó khăn, giá vàng, ngoại tệ tăng cao, vì vậy, dù tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 của ngành ngân hàng giảm còn 12%/năm nhưng các ngân hàng vẫn rất khó khăn về thanh khoản. Các ngân hàng tiếp tục tăng lãi suất tiết kiệm để tăng cường huy động vốn, lãi suất tiết kiệm có thời điểm tăng đến 19-21%/năm, lãi suất cho vay 25-27%/năm. NHNN quy định trần lãi suất huy động tối đa 14%/năm, sau đó là quy định trần lãi suất huy động USD là 3%/năm, sau đó giảm còn 2%/năm, áp dụng lãi suất không

kỳ hạn cho các khoản tất toán trước hạn. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng do thiếu thanh khoản vẫn ngầm thỏa thuận lãi suất tiền gửi với khách hàng, huy động vượt trần quy định của NHNN. NHNN đã xử lý nghiêm các ngân hàng vi phạm: như NH TMCP Phát triển nhà Tp. HCM, NH TMCP Đông Á… - Do thiếu thanh khoản, khó khăn trong huy động trên thị trường 1, khó tiếp

cận vốn trên thị trường mở các ngân hàng nhỏ buộc phải vay trên thị trường liên ngân hàng. Lãi suất cho vay VND bình quân liên ngân hàng năm 2011 tăng cao, lãi suất dao động quanh mức 14%/năm, riêng những ngày cuối tháng 11/2011 lãi suất kỳ hạn 12 tháng trên 19%/năm, và có thời điểm lên đến 34%/năm.

- NHNN nhiều lần điều chỉnh tăng lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm. Lãi suất cho vay qua đêm được điều chỉnh lên 12%/năm, 13%/năm; lãi suất chiết khấu, tái cấp vốn được tăng lên 14%/năm. Đồng thời NHNN yêu cầu các NH dừng việc huy động và cho vay vốn bằng vàng. - NHNN hai lần tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ lên 4 – 6% và 5 – 7%;

yêu cầu công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng; thu hẹp đối tượng cho vay bằng ngoại tệ.

Năm 2012

NHNN tiếp tục thực hiện lộ trình tái cấu trúc tài chính các TCTD:

- NHNN phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống TCTD giai đoạn 2011 – 2015. - NHNN công bố việc phân loại các NHTM nhóm 1, 2, 3 (danh mục theo phụ

lục đính kèm) và tốc độ tăng trưởng tín dụng tối đa năm 2012 của từng nhóm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)