- Tái cấu trúc tài chính do áp lực của chính ngân hàng, tái cấu trúc để phù hợp với quy mô tăng trưởng, phát triển của ngân hàng:
Hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng đang bộc lộ nhiều bất ổn: sự ra đời nhiều ngân hàng với vốn điều lệ còn thấp, trong khi kinh doanh đòi hỏi quy mô tăng lên nhanh chóng, phạm vi hoạt động ngày càng mở rộng, sản phẩm, dịch vụđa dạng hơn… làm xuất hiện mâu thuẫn cơ chế quản lý chưa tương thích, nguồn vốn đáp ứng chưa kịp thời. Để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng cao các ngân hàng tận dụng tác động của đòn bẩy tài chính cao, cấu trúc tài chính chủ yếu là nợ, tiềm ẩn nhiều rủi ro thanh khoản. Do rủi ro cao, các chủ sở hữu đòi hỏi mức lợi nhuận cao, ngân hàng phải tìm mọi cách tăng trưởng dư nợ dẫn đến các khoản cho vay dưới chuẩn, rủi ro nợ xấu tăng cao, chi phí trích lập dự phòng tăng. Hơn nữa, các quy định của nhà nước về việc tăng vốn điều lệ tối thiểu của ngân hàng lên 3.000 tỷ đồng, tăng tỷ lệ CAR từ 8% lên 9%...khiến việc thiếu thanh khoản của ngân hàng trầm trọng hơn, các ngân hàng tìm mọi cách để huy động vốn, lãi suất cho vay liên ngân hàng tăng cao, có thời điểm lên đến 20%, một vài ngân hàng vi phạm quy định của NHNN khi huy động vượt trần lãi suất 14%...
- Tái cấu trúc do áp lực bên ngoài của nền kinh tế:
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập WTO, thực hiện các cam kết mở cửa dịch vụ ngân hàng, các ngân hàng trong nước không còn được sự bảo hộ của ngân
hàng Nhà Nước, chịu cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng Việt Nam với nhau và cạnh tranh với các ngân hàng lớn, lâu đời trên thế giới với tiềm lực tài chính mạnh, giàu kinh nghiệm quản lý, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, sản phẩm dịch vụ đa dạng... Do đó, muốn tồn tại quy mô các ngân hàng Việt Nam phải lớn, năng lực tài chính phải vững vàng, cơ chế quản lý, điều hành phải chặt chẽ.
Vì vậy, các ngân hàng thương mại Việt Nam phải tái cấu trúc tài chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng trưởng về quy mô, chất lượng, lành mạnh về tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh.
1.3.3. Lợi ích của tái cấu trúc tài chính ngân hàng
Tái cấu trúc tài chính ngân hàng nhằm xác định cơ cấu tài chính hợp lý làm giảm chi phí sử dụng vốn bình quân, tăng lợi nhuận cho chủ sở hữu, nâng cao giá trị ngân hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Điều này rất quan trọng khi Việt Nam đang trong quá trình gia nhập WTO.
Do đặc thù lĩnh vực kinh doanh tiền tệ, ngành ngân hàng hiện nay có cấu trúc tài chính chủ yếu là nợ, hệ số đòn bẩy tài chính cao, rủi ro thanh khoản cao. Tái cấu trúc tài chính theo hướng gia tăng tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng làm tăng năng lực tự chủ tài chính cho ngân hàng, giảm bớt rủi ro thanh khoản.
Tài sản của ngân hàng chủ yếu là các khoản cho vay và chứng khoán đầu tư. Tái cấu trúc tài chính là ngân hàng rà soát, kiểm tra chất lượng tài sản mà ngân hàng đang nắm giữ, kiểm tra chất lượng các khoản vốn cho vay, chất lượng các khoản chứng khoán đầu tư, từđó ngân hàng chọn lọc giữ lại những loại tài sản tốt, có tính thanh khoản cao, làm lành mạnh hóa tài chính của ngân hàng. Ngoài ra, với những khoản cho vay tốt, khả năng thu hồi vốn cao, ngân hàng tiết kiệm được chi phí trích lập dự phòng rủi ro, từđó gia tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Tái cấu trúc tài chính giúp ngân hàng hạn chế rủi ro thanh khoản, giảm chi phí sử dụng vốn, tăng lợi nhuận, hạn chế nợ xấu, từ đó nâng cao hệ số tín nhiệm, uy tín, tăng khả năng điều động nguồn vốn.
Ngân hàng đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là nơi luân chuyển, khơi thông các nguồn vốn của nền kinh tế, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển các
ngành kinh tế. Vì vậy, tái cấu trúc tài chính ngành ngân hàng đúng thời điểm giảm thiểu rủi ro phá sản, tránh sự sụp đổ liên hoàn của hệ thống tài chính, làm tiền đề tái cấu trúc nền kinh tế.
1.4. Tổng quan về khủng hoảng kinh tế 1.4.1. Khái niệm khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế là khái niệm dùng để chỉ những hiện tượng kinh tế mất ổn định kéo dài mà không điều chỉnh được của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế gây ra những chấn động và hậu quả kinh tế xã hội trong quy mô rộng hoặc hẹp.
1.4.2. Khủng hoảng kinh tế năm 2008
Khủng hoảng kinh tế 2008 là cuộc khủng hoảng đầu tiên của thế kỷ 21, là cuộc suy thoát kinh tế kéo dài và nghiêm trọng.
Khủng hoảng kinh tế 2008 bắt đầu tại Mỹ và nhanh chóng lan ra toàn thế giới. Hàng loạt các ngân hàng lớn, uy tín, trên thế giới đồng loạt tuyên bố phá sản hoặc bị mua lại hoặc bị kiểm soát đặc biệt như: ngân hàng Lehman Brothers (một trong những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ), Bear Stearns, Merrill Lynch, Wachovia, Washing- ton Mutual (Mỹ), Northern Rock, Bradford&bingley (Anh), Fortis, Dexia (Bỉ), Hypo Real Estate (Đức), Landsbanki (Iceland), SFCG (Nhật)…
Chỉ trong 2 năm 2008, 2009 toàn thế giới có khoảng 33 ngân hàng bị mua lại, 92 ngân hàng tuyên bố phá sản.
Tính đến nay, đã 5 năm sau khủng hoảng kinh tế - tài chính, hiện trạng kinh tế thế giới vẫn trì trệ, chưa hồi phục và còn nhiều bất ổn.
1.4.3. Nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế năm 2008.
Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 là do việc nới lỏng cơ chế cho vay của các tổ chức tín dụng, ngân hàng tại Mỹ. Dưới chính sách kích thích tiêu dùng của chính phủ Mỹ, người dân Mỹ đầu tư nhiều vào thị trường bất động sản, cầu vượt cung nên giá nhà đất tăng cao, giá nhà đất tăng cao cùng lãi suất cho vay thấp các tổ chức tín dụng tăng cường cho vay bất động sản, tốc độ tăng trưởng tín dụng bất động sản rất cao. Các tổ chức tín dụng cạnh tranh nhau trong cho vay nên các điều kiện cho vay được nới lỏng, thẩm định khả năng tài chính của khách hàng
sơ sài, không đánh giá đúng năng lực trả nợ của khách hàng, xuất hiện nhiều khoản nợ dưới chuẩn.
Các tổ chức tài chính phố Wall thực hiện việc chứng khoán hóa các khoản cho vay, sử dụng chính các hợp đồng cho vay có thế chấp bất động sản làm tài sản đảm bảo để phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, các trái phiếu này được gọi là MBS (Mortgage backed securities). Các tổ chức giám định hệ số tín nhiệm đánh giá cao loại trái phiếu này nên các tổ chức tín dụng, công ty bảo hiểm, quỹđầu tư… trên thế giới đầu tư rất nhiều vào loại trái phiếu này.
Khi giá bất động sản giảm đồng thời khách hàng không có khả năng trả nợ cho ngân hàng, giá trị tài sản đảm bảo sau khi phát mãi không đủđể thanh toán cho các khoản vay nên một số các hợp đồng cho vay thế chấp bằng bất động sản dùng làm tài sản cho trái phiếu MBS không còn đủ giá trị đảm bảo, giá trị của các trái phiếu MBS giảm mạnh, các nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu MBS bị lỗ, nhiều nhà đầu tư mất khả năng thanh toán.
Do các trái phiếu MBS được rất nhiều các tổ chức tài chính, tín dụng trên thế giới đầu tư với giá trị lớn nên khủng hoảng tài chính tại Mỹ khiến cả hệ thống tài chính trên toàn thế giới bịảnh hưởng nặng nề.
1.4.4. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 2008 đến kinh tế Việt Nam
Khủng hoảng kinh tế 2008 xuất phát từ Mỹ, trung tâm kinh tế tài chính hàng đầu thế giới nên nhanh chóng lan ra toàn cầu, trong đó Mỹ và các nước Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
- Khủng hoảng kinh tế 2008 tác động trực tiếp đến kinh tế Việt Nam thông qua hoạt động xuất khẩu và tính thanh khoản của nền kinh tế Việt Nam. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ và các nước Châu Âu giảm mạnh do người tiêu dùng tại các thị trường này chịu tác động khủng hoảng kinh tế phải cắt giảm chi phí, hạn chế tiêu dùng nên hạn chế nhập khẩu. - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh, thị trường chứng khoán, thị
trường bất động sản giảm mạnh, việc giải ngân các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA gặp khó khăn vì
các công ty nước ngoài phải cân đối lại tài chính, hạn chế việc đầu tư, mở rộng quy mô.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước gặp nhiều khó khăn do doanh số xuất khẩu sụt giảm, hàng hóa tồn kho nhiều, các khoản phải thu nhiều trong khi chi phí vẫn cao nên hoạt động kinh doanh không hiệu quả, nhiều doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
- Sự giảm sút trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu lại ảnh hưởng đến khả năng bán hàng, khả năng thu hồi khoản phải thu của các doanh nghiệp trong nước, khả năng thanh toán nợ vay cho ngân hàng giảm, nợ xấu tăng cao, tăng trưởng tín dụng giảm, lợi nhuận giảm, khả năng thanh khoản của ngân hàng giảm.
- Kinh tế suy thoái, tình trạng thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, thị trường bất động sản “đóng băng”, thị trường chứng khoán sụt giảm.
1.5. Bài học kinh nghiệm
Bài học kinh nghiệm từ tái cấu trúc tài chính các nước Đông Á: Philippines, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, 1998.
Nguyên nhân khủng hoảng tài chính Châu Á là do đầu những năm 1990 khu vực Đông Á thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, mở rộng thị trường tài chính, tăng trưởng tín dụng rất cao, trong khi khả năng giám sát, quản lý của các cơ quan chức năng, các ngân hàng còn yếu, nợ xấu tăng cao, thị trường chứng khoán sụt giảm, đồng thời các hoạt động đầu cơ phát triển mạnh trên thị trường ngoại hối, đồng nội tệ bị mất giá dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng.
Tại Philippines, Ngân hàng trung ương tăng lãi suất lên 1,75 điểm vào tháng 5 năm 1997, 2 điểm vào tháng 6 năm 1997, tăng lãi suất cho vay qua đêm từ 15% lên 24% , giá trị đồng peso giảm mạnh từ 26 peso/USD lên 38 peso/USD (năm 2000) và cao nhất là 40 peso/USD.
Hàn Quốc, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, giảm liên tiếp 4%, 7%, 7,2% vào các ngày 07, 08 và 24 tháng 11 năm 1997, hàng loạt các công ty phải phá sản, bị mua lại: Hyundai Motor mua lại Kia Motor, quỹ đầu tư mạo hiểm của Samsung bị giải thể, Daewoo Motor bán lại cho General Motor, đồng Won giảm giá 1.000 Won/USD còn 1.700 Won/USD.
Trước nguy cơ sụp đổ hệ thống tài chính ngân hàng của các nước Đông Á, IMF đã hỗ trợ các quốc gia này thông qua một số giải pháp cứng rắn trong vòng 4 năm từ 1997 đến năm 2000:
- Sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ.
- Hỗ trợ về thanh khoản cho Indonesia: 21,7 tỷ USD, Hàn Quốc: 23,3 tỷ USD, Philippines: 0,5 tỷ USD, Thái Lan 24 tỷ USD.
- Kiên quyết cho phá sản, giải thể các ngân hàng yếu kém: 70 ngân hàng trong số 198 ngân hàng Indonesia, 1 ngân hàng trong số 49 ngân hàng Philippines, 1 ngân hàng trong số 15 ngân hàng tại Thái Lan.
- Sáp nhập: 4 NHTM trong số 7 NHTM quốc doanh ngân hàng Indonesia, 11 ngân hàng trong số 26 ngân hàng Hàn Quốc, 12 ngân hàng trong số 44 ngân hàng Philippines, 3 ngân hàng và 12 công ty tài chính tại Thái Lan.
- Khuyến khích đầu tư của các tổ chức nước ngoài.
- Thay đổi bộ máy quản trị của các ngân hàng tại Hàn Quốc và Thái Lan. Như vậy, sau khi tái cơ cấu số lượng ngân hàng của Indonesia còn lại 102 ngân hàng, Hàn Quốc còn lại 14 ngân hàng, Philippines còn lại 41 ngân hàng và Thái Lan còn lại 14 ngân hàng.
Bảng 1.1 Tình hình các ngân hàng trước và sau khi tái cơ cấu hệ thống NHTM
ở các nước Philippines, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc
“Nguồn: Tái cơ cấu hệ thống NHTM, kinh nghiệm Đông Á, tác giả Ph.D Cấn Văn Lực, trình bày tại hội thảo quốc tế về tái cơ cấu hệ thống NHTM , 2011”
Như vậy, sau khi tái cấu trúc hệ thống NHTM bằng những biện pháp cứng rắn của IMF tình hình tài chính của các ngân hàng được cải thiện rõ rệt, thị phần tăng, nợ quá hạn giảm đáng kể, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đều tăng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương 1 của luận văn giới thiệu tổng quan về cấu trúc tài chính, thành phần của cấu trúc tài chính, khái niệm về tái cấu trúc tài chính, nguyên nhân và lợi ích của việc tái cấu trúc tài chính.
Sau khủng hoảng kinh tế, vấn đề tái cấu trúc tài chính ngân hàng là rất cấp thiết để xây dựng cơ cấu tài chính phù hợp, giúp các ngân hàng vượt qua khó khăn, tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận.
Trên cơ sở vận dụng các cơ sở lý luận của chương 1, tác giả nghiên cứu thực trạng cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam và xây dựng các biện pháp để tái cấu trúc tài chính.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 2.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam.
2.1.1. Sự hình thành của hệ thống Ngân hàng Việt Nam
Sự hình thành của hệ thống Ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử của nước ta.
- Trước 1945: Pháp thôn tính Việt Nam và thành lập Đông Dương ngân hàng, đây vừa là ngân hàng trung ương, vừa là ngân hàng thương mại nhằm phục vụ chính sách tài chính - tiền tệ thuộc địa của Pháp tại Đông Dương.
Trong giai đoạn này, xuất hiện một vài chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: Pháp – Hoa ngân hàng, Chartered bank, BFC, Hương Cảng ngân hàng.
- Từ năm 1945 – 1954: cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền cách mạng mới không tiếp nhận được Đông Dương ngân hàng đã thành lập các quỹ nhân dân đảm bảo nguồn tài chính: quỹđộc lập, tổ chức nông nghiệp tín dụng, tổ chức kinh tế tín dụng, nha tín dụng sản xuất.
- Hệ thống ngân hàng miền Bắc từ năm 1951 đến 1975: Năm 1951, thành lập ngân hàng quốc gia Việt Nam, duy trì hệ thống ngân hàng một cấp, mọi hoạt động tài chính tiền tệ đều do ngân hàng quốc gia VN nắm giữ. Năm 1960, ngân hàng quốc gia Việt Nam đổi tên thành ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Hệ thống ngân hàng miền Nam từ năm 1954 đến 1975: năm 1954, thành lập
ngân hàng quốc gia Việt Nam. Hệ thống ngân hàng miền Nam hoạt động theo mô hình 2 cấp: ngân hàng quốc gia Việt Nam là ngân hàng trung ương, các ngân hàng cung cấp tín dụng là ngân hàng phát triển kỹ nghệ, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng phát triển nông thôn, trung tâm khuếch trương cảng, trung tâm khuếch trương tiểu công nghiệp và quỹ tiểu thương tín dụng, quỹ phát triển kinh tế quốc gia. Tính đến 30/04/1975, tại miền Nam
Việt Nam có tất cả 32 ngân hàng thương mại hoạt động, trong đó có 18 ngân hàng thương mại cổ phần.
- Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1990: Sau khi thống nhất đất nước, hệ thống ngân hàng miền Nam Việt Nam được nhập vào hệ thống ngân hàng miền Bắc, tạo thành một hệ thống ngân hàng thống nhất; ngân hàng quốc gia Việt Nam hợp nhất với ngân hàng nhà nước Việt Nam. Hệ thống ngân hàng được thực hiện theo mô hình ngân hàng một cấp, ngân