Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 32)

Bài học kinh nghiệm từ tái cấu trúc tài chính các nước Đông Á: Philippines, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997, 1998.

Nguyên nhân khủng hoảng tài chính Châu Á là do đầu những năm 1990 khu vực Đông Á thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ, mở rộng thị trường tài chính, tăng trưởng tín dụng rất cao, trong khi khả năng giám sát, quản lý của các cơ quan chức năng, các ngân hàng còn yếu, nợ xấu tăng cao, thị trường chứng khoán sụt giảm, đồng thời các hoạt động đầu cơ phát triển mạnh trên thị trường ngoại hối, đồng nội tệ bị mất giá dẫn đến khủng hoảng kinh tế trầm trọng.

Tại Philippines, Ngân hàng trung ương tăng lãi suất lên 1,75 điểm vào tháng 5 năm 1997, 2 điểm vào tháng 6 năm 1997, tăng lãi suất cho vay qua đêm từ 15% lên 24% , giá trị đồng peso giảm mạnh từ 26 peso/USD lên 38 peso/USD (năm 2000) và cao nhất là 40 peso/USD.

Hàn Quốc, thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh, giảm liên tiếp 4%, 7%, 7,2% vào các ngày 07, 08 và 24 tháng 11 năm 1997, hàng loạt các công ty phải phá sản, bị mua lại: Hyundai Motor mua lại Kia Motor, quỹ đầu tư mạo hiểm của Samsung bị giải thể, Daewoo Motor bán lại cho General Motor, đồng Won giảm giá 1.000 Won/USD còn 1.700 Won/USD.

Trước nguy cơ sụp đổ hệ thống tài chính ngân hàng của các nước Đông Á, IMF đã hỗ trợ các quốc gia này thông qua một số giải pháp cứng rắn trong vòng 4 năm từ 1997 đến năm 2000:

- Sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ.

- Hỗ trợ về thanh khoản cho Indonesia: 21,7 tỷ USD, Hàn Quốc: 23,3 tỷ USD, Philippines: 0,5 tỷ USD, Thái Lan 24 tỷ USD.

- Kiên quyết cho phá sản, giải thể các ngân hàng yếu kém: 70 ngân hàng trong số 198 ngân hàng Indonesia, 1 ngân hàng trong số 49 ngân hàng Philippines, 1 ngân hàng trong số 15 ngân hàng tại Thái Lan.

- Sáp nhập: 4 NHTM trong số 7 NHTM quốc doanh ngân hàng Indonesia, 11 ngân hàng trong số 26 ngân hàng Hàn Quốc, 12 ngân hàng trong số 44 ngân hàng Philippines, 3 ngân hàng và 12 công ty tài chính tại Thái Lan.

- Khuyến khích đầu tư của các tổ chức nước ngoài.

- Thay đổi bộ máy quản trị của các ngân hàng tại Hàn Quốc và Thái Lan. Như vậy, sau khi tái cơ cấu số lượng ngân hàng của Indonesia còn lại 102 ngân hàng, Hàn Quốc còn lại 14 ngân hàng, Philippines còn lại 41 ngân hàng và Thái Lan còn lại 14 ngân hàng.

Bảng 1.1 Tình hình các ngân hàng trước và sau khi tái cơ cấu hệ thống NHTM

ở các nước Philippines, Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc

“Ngun: Tái cơ cu h thng NHTM, kinh nghim Đông Á, tác gi Ph.D Cn Văn Lc, trình bày ti hi tho quc tế v tái cơ cu h thng NHTM , 2011”

Như vậy, sau khi tái cấu trúc hệ thống NHTM bằng những biện pháp cứng rắn của IMF tình hình tài chính của các ngân hàng được cải thiện rõ rệt, thị phần tăng, nợ quá hạn giảm đáng kể, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đều tăng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I

Chương 1 của luận văn giới thiệu tổng quan về cấu trúc tài chính, thành phần của cấu trúc tài chính, khái niệm về tái cấu trúc tài chính, nguyên nhân và lợi ích của việc tái cấu trúc tài chính.

Sau khủng hoảng kinh tế, vấn đề tái cấu trúc tài chính ngân hàng là rất cấp thiết để xây dựng cơ cấu tài chính phù hợp, giúp các ngân hàng vượt qua khó khăn, tiếp tục tăng trưởng lợi nhuận.

Trên cơ sở vận dụng các cơ sở lý luận của chương 1, tác giả nghiên cứu thực trạng cấu trúc tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam và xây dựng các biện pháp để tái cấu trúc tài chính.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2008 2.1. Sự hình thành và phát triển của hệ thống NHTM Việt Nam.

2.1.1. Sự hình thành của hệ thống Ngân hàng Việt Nam

Sự hình thành của hệ thống Ngân hàng Việt Nam gắn liền với lịch sử của nước ta.

- Trước 1945: Pháp thôn tính Việt Nam và thành lập Đông Dương ngân hàng, đây vừa là ngân hàng trung ương, vừa là ngân hàng thương mại nhằm phục vụ chính sách tài chính - tiền tệ thuộc địa của Pháp tại Đông Dương.

Trong giai đoạn này, xuất hiện một vài chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: Pháp – Hoa ngân hàng, Chartered bank, BFC, Hương Cảng ngân hàng.

- Từ năm 1945 – 1954: cách mạng tháng 8 thành công, chính quyền cách mạng mới không tiếp nhận được Đông Dương ngân hàng đã thành lập các quỹ nhân dân đảm bảo nguồn tài chính: quỹđộc lập, tổ chức nông nghiệp tín dụng, tổ chức kinh tế tín dụng, nha tín dụng sản xuất.

- Hệ thống ngân hàng miền Bắc từ năm 1951 đến 1975: Năm 1951, thành lập ngân hàng quốc gia Việt Nam, duy trì hệ thống ngân hàng một cấp, mọi hoạt động tài chính tiền tệ đều do ngân hàng quốc gia VN nắm giữ. Năm 1960, ngân hàng quốc gia Việt Nam đổi tên thành ngân hàng nhà nước Việt Nam. - Hệ thống ngân hàng miền Nam từ năm 1954 đến 1975: năm 1954, thành lập

ngân hàng quốc gia Việt Nam. Hệ thống ngân hàng miền Nam hoạt động theo mô hình 2 cấp: ngân hàng quốc gia Việt Nam là ngân hàng trung ương, các ngân hàng cung cấp tín dụng là ngân hàng phát triển kỹ nghệ, ngân hàng đầu tư và phát triển, ngân hàng phát triển nông thôn, trung tâm khuếch trương cảng, trung tâm khuếch trương tiểu công nghiệp và quỹ tiểu thương tín dụng, quỹ phát triển kinh tế quốc gia. Tính đến 30/04/1975, tại miền Nam

Việt Nam có tất cả 32 ngân hàng thương mại hoạt động, trong đó có 18 ngân hàng thương mại cổ phần.

- Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1990: Sau khi thống nhất đất nước, hệ thống ngân hàng miền Nam Việt Nam được nhập vào hệ thống ngân hàng miền Bắc, tạo thành một hệ thống ngân hàng thống nhất; ngân hàng quốc gia Việt Nam hợp nhất với ngân hàng nhà nước Việt Nam. Hệ thống ngân hàng được thực hiện theo mô hình ngân hàng một cấp, ngân hàng trung ương nhà nước Việt Nam là khối thống nhất từ trung ương đến các địa phương.

- Hệ thống ngân hàng Việt Nam từ năm 1990 đến nay: hệ thống ngân hàng Việt Nam chuyển sang thực hiện theo mô hình hai cấp:

+ Ngân hàng nhà nước Việt Nam giữ vai trò ngân hàng trung ương. + Các ngân hàng chuyên doanh.

Cũng trong thời gian này, hệ thống kho bạc trực thuộc bộ tài chính được thành lập để quản lý ngân sách nhà nước và các quỹ dự trữ. Nhà nước cũng ban hành hệ thống pháp luật ngân hàng gồm: Pháp lệnh ngân hàng nhà nước và pháp lệnh các tổ chức tín dụng.

Năm 1997, Nhà nước chính thức ban hành Luật ngân hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng.

Từ năm 1987, các ngân hàng thương mại cổ phần lần lượt ra đời, đầu tiên là Sài Gòn công thương ngân hàng, đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống ngân hàng Việt Nam, sau đó là hàng loạt các ngân hàng cổ phần được thành lập mới: ngân hàng xuất nhập khẩu, ngân hàng cổ phần phát triển nhà, ngân hàng Á Châu, Đông Á, Phương Đông, hàng loạt các ngân hàng được hình thành từ việc hợp nhất các hợp tác xã tín dụng.

2.1.2. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong suốt quá trình hoạt động, các ngân hàng Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ, tăng nhanh về mặt số lượng.

- 5 Ngân hàng thương mại nhà nước (trong đó có 2 ngân hàng đã cổ phần hoá là Ngân hàng ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Công thương Việt Nam).

- 1 Ngân hàng Chính sách xã hội. - 34 Ngân hàng thương mại cổ phần.

- 01 quỹ tín dụng nhân dân trung ương và hơn 1000 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.

Mạng lưới hoạt động của các ngân hàng đã trải rộng tới nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước và sang cả thị trường thế giới (ngày 06/09/2011, Ngân hàng Công Thương Việt Nam đã thành lập chi nhánh Vietinbank CHLB Đức tại Frankfurt, Đức). Ngoài ra, tại Việt Nam còn có sự tham gia của các ngân hàng nước ngoài: 45 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 47 văn phòng đại diện TCTD nước ngoài tại Việt Nam.

(Ngun: tng hp t website Ngân hàng Nhà Nước Vit Nam).

Bảng 2.1 Hoạt động kinh doanh chủ yếu của hệ thống NHTM VN

Đơn vị: tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 nDự kiến ăm 2012 Tổng tài sản 2.286.321 2.953.153 3.437.893 3.816.061 Cho vay khách hàng 1.869.260 2.475.540 2.829.890 3.084.580 Huy động khách hàng 1.680.717 2.209.896 2.483.357 2.706.859

“Ngun: Vietnam commercial banking report Q4.2012, Businesss monitor international”

Quy mô của hệ thống các NHTM VN có xu hướng tăng cao và liên tục thể hiện qua giá trị tổng tài sản của toàn hàng từ 2.286.321 tỷ đồng năm 2009 tăng lên 3.816.061 tỷđồng vào cuối năm 2012.

Hoạt động tín dụng và huy động vốn là hai hoạt động chủ yếu của các ngân hàng.

Giá trị hoạt động cho vay và huy động vốn của toàn hệ thống ngân hàng đều tăng cao và tăng liên tục.

Đạt được thành tựu trên là do trong quá trình phát triển, các ngân hàng luôn chú trọng phát triển thêm nhiều sản phẩm tín dụng và các sản phẩm huy động vốn để đáp ứng nhu cầu khách hàng, gia tăng doanh thu cho ngân hàng.

Hoạt động tín dụng:

- Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng cá nhân: cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, cho vay du học, cho vay mua xe, cho vay thấu chi… - Sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng doanh nghiệp: cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay tài trợ dự án, cho vay đầu tư tài sản cốđịnh, cho vay đầu tư nhà xưởng, máy móc thiết bị, cho vay tái cấu trúc doanh nghiệp, cho vay thấu chi doanh nghiệp…

Hoạt động huy động vốn: các ngân hàng ngày càng phát triển thêm nhiều sản phẩm huy động vốn: tiền gửi tiết kiệm có nhiều kỳ hạn theo tuần, theo tháng, theo năm, tiền gửi thanh toán, các sản phẩm tiền gửi rút gốc linh hoạt…

Ngoài ra, hiện nay các ngân hàng không ngừng đa dạng các sản phẩm phi tín dụng như các sản phẩm thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, các sản phẩm thẻ.

2.2. Tác động khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 đến hệ thống ngân hàng Việt Nam

Khủng hoảng tài chính 2008 khởi nguồn từ Mỹ, trung tâm tài chính lớn nhất thế giới nên khủng hoảng đã nhanh chóng lan rộng khắp toàn thế giới, trong đó Mỹ và Châu Âu chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang trong giai đoạn bước đầu hội nhập tài chính thế giới nên chưa chịu ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng mà chịu tác động gián tiếp thông qua ảnh hưởng của nền kinh tế.

- Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước GDP (theo giá so sánh năm 1994): 2008 là 6,31%, năm 2009 chỉ là 5,32%.

- Về xuất khẩu: kim ngạch xuất khẩu năm 2009 đạt 56,6 tỷ USD giảm 9,7% so với năm 2008 nguyên nhân do các nước Mỹ, Châu Âu, Asean, Úc,… bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng tài chính nên mức tiêu dùng giảm trong khi các đây lại là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam.

- Về nhập khẩu: giá xăng dầu, các nguyên vật liệu đầu vào và hàng hóa tiêu dùng nhập khẩu có xu hướng giảm, kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 68,8 tỷ USD giảm 14,7% so với năm 2008.

- Về thu hút vốn đầu tư nước ngoài, nguồn tín dụng trên thị trường tài chính quốc tế bị thu hẹp do các nhà đầu tư nước ngoài gặp khó khăn về tài chính nên thận trọng hơn khi đưa ra những quyết định đầu tư. Điều này làm cho hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giảm, năm 2009 vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài chỉđạt 10 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2008.

- Thâm hụt ngân sách: Năm 2009, thâm hụt ngân sách 6,9% do thu ngân sách giảm mạnh (do giá dầu thô giảm, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp khó khăn) trong khi nhà nước tăng chi ngân sách để kích thích kinh tế.

- Năm 2007, với chính sách nới lỏng tiền tệ, tốc độ tăng trưởng tín dụng lên đến 37,8% trong đó chủ yếu tập trung vào cho vay tiêu dùng, bất động sản, thị trường chứng khoán. Vì vậy, thị trường bất động sản và thị trường chứng khoán phát triển với tốc độ nhanh chóng, cùng với chính sách cho vay thông thoáng của ngân hàng đã xuất hiện nhiều nhà đầu cơ vay vốn ngân hàng để đầu tư vào các thị trường này mua bán kiếm lời dẫn đến giá bất động sản và giá chứng khoán vượt xa giá trị thực của nó, các dự án đầu tư lại không hiệu quả. Năm 2008, dưới ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tỷ lệ lạm phát tăng cao đến 22,97% nên người dân giảm chi tiêu, không đầu tư vào bất động sản, chứng khoán, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán sụt giảm. Vì vậy, năm 2008 tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng tăng cao từ 2% năm 2007 lên đến 3,5% vào năm 2008.

Trước tác động của khủng hoảng kinh tế, từ năm 2008 đến nay (quý 3/2012) NHNN Việt Nam đã thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế:

Năm 2009:

- NHNN thực hiện các chính sách nới lỏng tiền tệ và các biện pháp kích cầu kinh tếđể khắc phục khủng hoảng. Trong đó, trọng tâm là gói kích cầu kinh tế: hỗ trợ lãi suất vay vốn tín dụng khoảng 17.000 tỷ đồng, bao gồm hỗ trợ 4% lãi suất vay đối với các doanh nghiệp vay vốn ngắn hạn phục vụ kinh doanh và cho vay phục vụ nông nghiệp và nhà ở; hỗ trợ 2% lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp vay vốn trung, dài hạn phục vụ hoạt động kinh doanh (nhưđầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng…).

- Lãi suất cơ bản: điều chỉnh từ mức 8,5%/năm (năm 2008) giảm còn 7%/năm và giữ ổn định đến cuối tháng 11 (sau đó nâng lên 8%/năm) dẫn đến lãi suất cho vay tối đa là 10,5%/năm.

- Lãi suất tái cấp vốn và tái chiết khấu điều chỉnh giảm nhiều lần.

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm từ 5% trên tổng số dư tiền gửi xuống còn 3%. - Biên độ tỷ giá USD/VND sau khi nới rộng từ +/-3%/năm lên +/-5%/năm lại

được điều chỉnh giảm từ +/-5%/năm xuống còn +/-3%/năm. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng 5%.

Ảnh hưởng đến ngành ngân hàng:

- Tính đến cuối năm 2009, tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất đạt trên 415 ngàn tỷđồng, trong đó chủ yếu là dư nợ cho vay của khối ngân hàng thương mại quốc doanh và các quỹ tín dụng ngân dân trung ương.

- Tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao, năm 2009 là 38% (năm 2008 là 25%). - Chất lượng các khoản vay: tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2009 là 2,5% (năm 2008 là

3,5%).

- Tốc động tăng trưởng tiền gửi năm 2009 là 27% không theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng (38%) nên tiềm ẩn rủi ro về thanh khoản.

- Tình trạng khan hiếm ngoại tệ do các doanh nghiệp xuất khẩu găm giữ ngoại tệ dẫn đến tình trạng tỷ giá USD/VND tăng cao, tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng là 18.000 USD/VND.

Năm 2010:

- Giá vàng tiếp tục tăng cao, giá vàng có thời điểm lên đến 38,2 triệu

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 32)