Đối với từng ngân hàng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 90)

3.1.1. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của NHNN, minh bạch hóa

thông tin

Tái cơ cấu tài chính của các ngân hàng trước hết đòi hỏi sự nỗ lực của chính bản thân các ngân hàng.

Thực hiện theo đúng đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011- 2015 của thủ tướng chính phủ ban hành theo quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012.

Các ngân hàng cần cung cấp thông tin đầy đủ, xác thực về tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh với các cơ quan Nhà Nước để có các biện pháp xử lý rủi ro thích hợp.

Hợp tác tốt với thanh tra, giám sát viên trong việc thanh tra, kiểm tra, giám sát. Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định về an toàn, về quản lý rủi ro theo quy định của NHNN.

3.1.2. Phát triển nguồn nhân lực

Thu hút nhân tài, thường xuyên tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại nguồn nhân lực, nâng cao chuyên môn, khả năng nhận thức và quản trị rủi ro, tăng cường vai trò kiểm tra, kiểm soát, hình thành cơ chế tự giám sát tốt trong mỗi ngân hàng.

Xây dựng mô hình đánh giá nhân viên để đo lường một cách khoa học, định lượng năng lực đội ngũ nhân viên, qua đó sàng lọc, lựa chọn, có chính sách đãi ngộ thích hợp với các nhân viên có năng lực.

Triển khai xây dựng hệ thống quản lý chất lượng làm gia tăng giá trị cho khách hàng.

Xây dựng các cơ chế quản lý tập trung để tăng cường vai trò giám sát, quản lý.

3.1.3. Tái cấu trúc nguồn vốn

3.1.3.1. Tăng cường huy động vn t dân cư, t chc kinh tế và liên ngân hàng trên cơ s cnh tranh lành mnh và trong khuôn kh quy định ca pháp lut.

- Huy động vốn từ dân cư, tổ chức kinh tế và thị trường liên ngân hàng:

Trong năm 2010, 2011 tình hình chạy đua huy động vốn gay gắt giữa các ngân hàng, đã đẩy mức lãi suất huy động trên thị trường lên mức quá cao (năm 2011 lên đến 18%/năm), ảnh hưởng đến lãi suất cho vay (năm 2011 lãi suất cho vay ngắn hạn lên đến 21% - 22%/năm, lãi suất cho vay trung dài hạn lên đến 24% - 25%/năm), gây nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từđó làm tăng nguy cơ nợ xấu cho chính các ngân hàng.

Đểđáp ứng nhu cầu thanh khoản, hạn chế rủi ro các ngân hàng cần tập trung huy động vốn từ nhiều thị trường dân cư, TCKT, thị trường liên ngân hàng… trong đó tăng cường huy động trên thị trường dân cư và TCKT với các kỳ hạn trung, dài hạn.

- Huy động vốn qua kênh phát hành giấy tờ có giá, tái cấp vốn Phát hành giấy tờ có giá bao gồm:

Phát hành cổ phiếu thường: Huy động bằng hình thức này làm tăng quy mô, ngân hàng không phải hoàn trả nhà đầu tư, nhưng làm phân tán quyền kiểm soát, quản lý và pha loãng quyền sở hữu của các cổđông ngân hàng.

Phát hành cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn: Với hình thức này các cổ đông ngân hàng không bị pha loãng quyền sở hữu, ngân hàng không phải hoàn trả vốn nhưng chi phí phát hành và cổ tức phải trả cao.

Phát hành trái phiếu: Các cổđông ngân hàng không bị phân tán quyền kiểm soát, không bị pha loãng quyền sở hữu nhưng chi phí phát hành trái phiếu cao và lãi phải trả cao, phải hoàn trả gốc khi đến hạn.

Phát hành giấy tờ có giá là kênh huy động vốn hiệu quả khi thị trường chứng khoán sôi động. Các ngân hàng thường phân phối lợi nhuận cho cổđông khá nhiều, khi cần vốn thì phát hành giấy tờ có giá. Tuy nhiên, trong thời điểm thị trường chứng khoán đang trầm lắng, số lượng mua bán không nhiều, việc phát hành giấy tờ có giá sẽ không thuận lợi, nguồn vốn huy động được có thể không được như mong đợi. Vì vậy, các Ngân hàng cần tự chủ động, kết hợp nhiều kênh huy động vốn, không nên quá chú trọng vào việc phát hành giấy tờ có giá.

- Huy động vốn bằng vay tái cấp vốn:

Đây là hình thức NHNN cho vay các NHTM để hỗ trợ tạm thời sự thiếu hụt của các NHTM dưới các hình thức: tái cấp vốn theo hồ sơ tín dụng, vay tái chiết khấu các giấy tờ có giá.

Vay tái cấp vốn dưới hình thức cho vay lại theo hồ sơ tín dụng: các NHTM dùng hồ sơ tín dụng cho vay khách hàng để thế chấp vay vốn các NHNN, NHNN xem xét và chỉđồng ý cho vay lại các hồ sơ tín dụng tốt, có năng lực trả nợ tốt, khả năng thu hồi vốn vay ngắn, sử dụng vốn vay hiệu quả… Do phải xem xét hồ sơ nên việc vay vốn không dễ dàng và không nhanh chóng nên hình thức này không được áp dụng phổ biến.

Vay tái chiết khấu giấy tờ có giá: chủ yếu là vay tái chiết khấu trái phiếu chính phủ. Trong hai năm 2010, 2011, hình thức này rất phổ biến với các NHTM Việt Nam, tuy nhiên do phát hành bằng hình thức đấu thầu số lượng nên đa số các NHTM lớn nắm giữ được loại trái phiếu này và đem vay chiết khấu với lãi suất thấp, sau đó dùng nguồn vốn này cho vay các NHTM nhỏ trên thị trường liên ngân hàng.

3.1.3.2. Áp dng t l chia c tc cho các phù hp, tăng cường gi li ngun li nhun, b sung vào ngun vn ch s hu, tăng cường kh năng t ch v tài chính.

Lợi nhuận giữ lại là nguồn vốn rất quan trọng cho các ngân hàng đang trong giai đoạn phát triển, nhất là trong tình hình căng thẳng về thanh khoản như hiện nay. Việc huy động vốn từ lợi nhuận giữ lại không tốn chi phí huy động vốn, không ảnh hưởng đến quyền kiểm soát, phân tán quyền sở hữu của cổ đông và không phải hoàn trả, nhưng sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi cổ tức của các cổđông.

Vì vậy, các ngân hàng cần xây dựng chính sách phân phối hợp lý, vừa đảm bảo có nguồn lợi nhuận bổ sung vào nguồn vốn chủ sở hữu, vừa thu hút được các cổ đông.

3.1.3.3. Mua bán, hp nht, sáp nhp vi các ngân hàng thương mi Vit Nam, các t chc tín dng có quy mô ln, năng lc tài chính mnh, thu hút đầu tư góp vn ca các nhà đầu tư nước ngoài.

Để việc mua bán, hợp nhất, sáp nhập được diễn ra thuận lợi, hiệu quả, ít rủi ro và ít tốn chi phí nhất, các NHTM Việt Nam cần xác định vị thế, năng lực tài chính của chính bản thân ngân hàng. Từ đó lựa chọn đối tượng sáp nhập phù hợp với mục tiêu, kế hoạch phát triển của ngân hàng; nghiên cứu các quy định pháp lý đối với hoạt động mua bán, sáp nhập, kết hợp với tư vấn của các luật sư, văn phòng tư vấn tài chính; sự hướng dẫn, chỉđạo của các cơ quan chức năng Nhà Nước, ngân hàng thu xếp vốn và các công ty mua bán nợ.

3.1.4. Tái cấu trúc tài sản (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.4.1. Đánh giá li cht lượng các khon cho vay và thc hin các bin pháp x lý n xu:

Các NHTM Việt Nam cần rà soát, đánh giá lại toàn bộ các khoản cho vay, đánh giá lại khả năng trả nợ của các khoản vay, thực hiện phân loại nợ theo cả hai phương pháp định lượng và định tính (theo quy định điều 7 quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005) để có nhận định đầy đủ về chất

lượng các khoản cho vay, tìm ra các nguyên nhân phát sinh đểđưa ra các giải pháp phù hợp.

Thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ đối với các khoản vay theo quy định để có nguồn xử lý rủi ro bù đắp cho các tổn thất xảy ra khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ.

Khi đã phát sinh các khoản nợ quá hạn: trước tiên tự bản thân các nhân viên tín dụng xác định nguyên nhân, tích cực đôn đốc, làm việc với khách hàng để tìm cách thu hồi nợ. Sau đó, chuyển sang các bộ phận chuyên xử lý thu hồi nợ. Hiện nay, các NHTM Việt Nam đều có bộ phận chuyên phụ trách quản lý rủi ro và quản lý nợ xấu có vấn đề.

Trường hợp, NHTM đánh giá khách hàng chỉ suy giảm khả năng trả nợ có thể thực hiện việc giãn nợ, cơ cấu lại thời hạn, số tiền trả nợ, giảm lãi suất cho vay cho phù hợp khả năng trả nợ hiện tại của khách hàng và tiếp tục theo dõi khoản vay của khách hàng, đảm bảo khách hàng thanh toán nợ theo lịch trả nợđã cơ cấu.

Bán nợ cho các công ty mua bán nợ: bán nợ xấu có tài sản đảm bảo cho Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng Doanh nghiệp (DATC) của bộ tài chính hoặc bán nợ xấu cho các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng, công ty mua bán nợ tư nhân và công ty mua bán nợ của các ngân hàng thương mại. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và nghiệp vụ xử lý nợ, có hành lang pháp lý bảo vệ và sự am hiểu pháp luật của công ty mua bán nợ sẽ giúp các NHTM dễ xử lý các khoản nợ xấu hơn, việc xử lý cũng nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Chuyển nợ thành vốn góp, cổ phần của doanh nghiệp vay: các ngân hàng sẽ dùng các khoản nợđã cho doanh nghiệp vay để mua cổ phần của doanh nghiệp.

Ngoài ra, các NHTM cần liên kết, hợp tác chặt chẽ với các công ty bảo hiểm, bảo hiểm các tài sản đảm bảo, các khoản vay nhằm giảm thiểu rủi ro, đồng thời hai bên cùng nhau khai thác mảng khách hàng của nhau, bán chéo sản phẩm để mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận. Hiện nay, hầu như tất cả các NHTM đều đầu tư hoặc thành lập các công ty bảo hiểm để phục vụ hoạt động kinh doanh, chẳng hạn:

Bảng 3.1: Danh sách ngân hàng và các công ty bảo hiểm trực thuộc STT Ngân hàng Công ty bảo hiểm 1 Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) Công ty CP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIC) 2

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Công ty CP bảo hiểm ngân hàng nông nghiệp (ABIC)

3 Ngân hàng TMCP Bảo Việt Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt 4 Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) Công ty bảo hiểm quân đội (MIC)

5

Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam (Vietinbank)

Công ty bảo hiểm ngân hàng công thương Việt Nam

“Ngun: tác gi t tng hp t website ca các ngân hàng liên quan”

3.1.4.2. Hn chế tăng trưởng tín dng đặc bit là các khon cho vay phi sn xut, cho vay trung, dài hn, tăng cường phát trin các mng sn phm phi tín dng.

Trong thời điểm hiện nay, các NHTM cần hạn chế tăng trưởng tín dụng, tập trung vào cơ cấu, xử lý các khoản nợ, tập trung công tác quản lý rủi ro để có thể phát triển an toàn, ổn định.

Cơ cấu vốn huy động của NHTM > 90% là các nguồn vốn huy động ngắn hạn nên các NHTM cần hạn chế bớt các khoản cho vay trung, dài hạn để làm giảm khe hở kỳ hạn, giảm cho vay phi sản xuất, do thị trường bất động sản và chứng khoán đang đình trệ.

Hiện nay, 70% thu nhập của ngân hàng là từ hoạt động cho vay, khoảng 10 đến 20% thu nhập từ hoạt động dịch vụ. Các NHTM VN chưa chú trọng nhiều vào khai thác mảng dịch vụ trong khi hoạt động dịch vụ mang lại lợi nhuận và rủi ro rất thấp. Vì vậy, các NHTM cần tập trung tăng dần tỷ trọng phát triển mảng dịch vụ nhằm giảm bớt rủi ro, phát triển bền vững.

3.1.4.3. Cơ cu li danh mc đầu tư

Hiện nay, các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng quy mô lớn đầu tư dàn trải vào nhiều lĩnh vực như ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, công ty bất động sản…Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư làm giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Tuy nhiên, việc đầu tư quá mỏng và quá dàn trải vào nhiều ngành, thậm chí đầu tư vào các ngành nghề không liên quan, không bổ trợ cho hoạt động kinh doanh chính của ngân hàng, những ngành mà thị trường đang gặp khó khăn, bất ổn (như bất động sản, thị trường chứng khoán) dẫn đến việc đầu tư thua lỗ, không hiệu quả. Hoặc việc đầu tư vào các ngân hàng đòi hỏi các ngân hàng đầu tư phải tiếp tục góp vốn để tăng vốn điều lệ lên mức tối thiểu 3000 tỷ đồng vào cuối năm 2011 và 5000 tỷ đồng vào cuối năm 2012, tăng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN sẽ dẫn đến những gánh nặng tài chính cho các NHTM nhất là khi các NHTM đang gặp khó khăn về vốn

Vì vậy, các NHTM cần tập trung xem xét lại toàn bộ danh mục đầu tư, lựa chọn và giữ lại những khoản đầu tư thực sự hiệu quả, an toàn, đơn cử như trái phiếu chính phủ.

3.1.4.4. Định hướng la chn đối tượng khách hàng mc tiêu, th trường mc tiêu.

Hiện nay, các NHTM trong hệ thống ngân hàng Việt Nam thường có mục tiêu phát triển, sản phẩm và đối tượng khách hàng mục tiêu khá giống nhau, nên các NHTM quy mô vừa và nhỏ, rất khó cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường. Vì vậy, việc lựa chọn đối tượng khách hàng, thị trường mục tiêu riêng biệt, đi vào các phân khúc thị trường mới, nhỏ là biện pháp giúp các ngân hàng chiếm lĩnh thị phần, nâng cao năng lực cạnh tranh.

3.2. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước

3.2.1. Tiếp tục triển khai áp dụng đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD từ

năm 2011 – 2015 theo quyết định 254/QĐ-TTg của Thủ tướng chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phủ ban hành ngày 01/02/2013.

Tháng 3/2012, NHNN đã có quyết định 254/QĐ-TTg về việc phê duyệt đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD trong giai đoạn 2011 – 2015. Theo đó đề án phân công rõ nhiệm vụ của từng đơn vị tham gia vào quá trình tái cơ cấu ngân hàng, kế hoạch hành động, lộ trình thực hiện cụ thểđể các TCTD có thể triển khai cơ cấu ngay.

Tuy vậy, các hoạt động phục vụ cho quá trình cơ cấu như mua bán, sáp nhập doanh nghiệp dù đã diễn ra từ những năm 2000 và khá sôi động nhưng hiện nay hệ thống văn bản pháp luật còn rất sơ sài, chưa có văn bản luật nào quy định cụ thể, rõ ràng. Hiện nay, mới chỉ có luật cạnh tranh 2004 và luật doanh nghiệp 2005 đề cập đến việc xem xét, sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp; Luật đầu tư 2005 quy định việc sáp nhập, mua lại doanh nghiệp là hình thức đầu tư trực tiếp; Nghị định số 103/1999/ND – CP và Nghịđịnh số 49/2002/ND-CP quy định về giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê toàn bộ một doanh nghiệp; Thông tư 194/2009/TT- BTC hướng dẫn về chào mua công khai, một công cụ hỗ trợ cho hoạt động mua bán, sáp nhập...

Với vai trò quan trọng của hệ thống ngân hàng và tính cấp thiết phải tái cấu trúc các ngân hàng, để việc thực hiện tái cấu trúc ngân hàng được diễn ra hiệu quả, có hệ thống, nhanh chóng và ít rủi ro đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước xây dựng khung pháp lý, các văn bản luật, quyết định, thông tư, nghị định...quy định, hướng dẫn cụ thể.

NHNN tiếp tục thực hiện tốt vai trò quản lý, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia thông qua việc phối hợp nhịp nhàng các công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất, tỷ giá hối đoái nhằm kìm chế lạm phát, phục hồi nền kinh tế.

Đổi mới, hoàn thiện các quy định an toàn hoạt động của các ngân hàng. Sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp tín dụng, phân loại nợ, trích lập dự phòng, sử dụng dự phòng theo hướng chặt chẽ hơn và phù hợp các thông lệ quốc tế. Sửa đổi, bổ sung

các hệ thống chuẩn mực kế toán của các tổ chức tín dụng cho phù hợp với chuẩn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp tái cấu trúc tài chính ngân hàng thương mại Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 2008 (Trang 90)