Sự cố Lake Barre

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên môi trường biển do sự cố dầu tràn tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm (Trang 60)

Rất nhiều nghiên cứu đã được tiến hành nhằm đánh giá tác động kinh tế và xã hội của sự cố dầu tràn ở Hồ Barre, Louisiana. Vào tháng 5/1997, một ống dẫn dầu Texaco đã làm tràn 125lít dầu thô vào hồ Barre. Theo luật ô nhiễm dầu của Mỹ (USA’s Oil Pollution Act) năm 1990, chủ thể được uỷ thác trông nom tài nguyên thiên nhiên do Chính phủ và Nhà nước chỉ định phải xác định, phục hồi những thiệt hại đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên bao gồm đại dương, vùng ven biển, các loài động, thực vật.

Đối với sự cố tràn dầu này, việc đánh giá thiệt hại không dựa vào các giá trị sử dụng trực tiếp mà dựa trên thiệt hại nguồn tài nguyên thiên nhiên. Với phương pháp này, bước đầu phải xác định những thiệt hại đối với Hồ Barre. Những thiệt hại này được xem là sẽ tác động đến môi trường ngay cả khi có những biện pháp ứng phó

49

sau đó. Tiếp đến phải xác định thiệt hại đối các vùng đầm lầy, tôm cá bị chết hoặc chim bị dính dầu. Việc lượng giá các thiệt hại này rất phức tạp và bao quát, đòi hỏi phải có nhiều phương pháp khoa học.

Thiệt hại đối với vùng đầm lầy ven biển được chia làm bốn mức độ : - Dầu tràn nhẹ và khả năng khôi phục nhanh;

- Dầu tràn nặng với khả năng khôi phục trung bình; - Dầu tràn nặng với khả năng khôi phục trung bình chậm; - Dầu tràn nặng với khả năng khôi phục chậm.

Kết quả được nêu trong Bảng 2.9:

Bảng 2.9: Lượng hoá những tổn thất đối với vùng đầm lầy

Mức độ thiệt hại Diện tích bị tác động (ha) Thiệt hại dịch vụ ban đầu (%) Thời gian khôi phục hoàn toàn Thiệt hại dịch vụ qua các năm được chiết khấu Dầu tràn nhẹ và khả năng khôi phục nhanh 1685.0 10 4 tháng 17.0 Dầu tràn nặng với khả

năng khôi phục trung bình 62.2 40 2 năm 10.7

Dầu tràn nặng với khả năng khôi phục trung bình chậm

3.3

75 2 năm 1.9

Dầu tràn nặng với khả

năng khôi phục chậm 0.11 100 20 năm 1.0

Nguồn: Penn, T. and Tomasi, T. (2002)

Thiệt hại đối với các loài động vật nước cũng được lượng giá qua một mô hình (mô hình đánh giá thiệt hại tài nguyên thiên nhiên đối với các loài cư trú vùng biển và ven biển, năm 1996) nhằm xác định tỷ lệ chết và thiệt hại trong tăng trưởng loài. Mô hình này đã ước tính có khoảng 7.5 tấn tôm, cua, cá và các loài không xương sống khác bị chết và tỷ lệ tăng trưởng giảm do tràn dầu. Ước tính có khoảng 330 kg chim biển chết trực tiếp do dầu. Thiệt hại đối với chim và các loài động vật dưới nước sau đó được chuyển đổi sang giá trị tương đương là 13,7 dịch vụ-ha-năm.

50

Phạm vi khôi phục được xác định qua phương pháp Phân tích cư trú tương đương (HEA-Habitat Equivalent Analysis); đây là khung lý thuyết được áp dụng nhằm xác định nguồn tài nguyên và dịch vụ bị mất và nguồn tài nguyên và dịch vụ được phục hồi. Kết quả cho thấy 7,5 ha đầm lầy được trồng đã đem lại lợi ích cho 15,9 ha khác thông qua sự mở rộng sinh trưởng cho tổng diện tích 23 ha vùng đầm lầy. Penn và Tomasi (2002) khẳng định rằng vùng diện tích được khôi phục này cho thấy 1,2 triệu lít dầu tràn chỉ gây ra thiệt hại đối với 96% khu vực bị tác động.

Phương pháp được sử dụng trong trường hợp Hồ Barre là một ví dụ sử dụng đền bù đa dạng sinh học. Một trong những ưu điểm của việc áp dụng việc đền bù đa dạng sinh học là tránh được vấn đề phải tiền tệ hoá những nguồn tài nguyên và dịch vụ thiên nhiên phi thị trường, thay vào đó sử dụng đơn vị có thể so sánh được – đơn vị tính là đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên môi trường biển do sự cố dầu tràn tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm (Trang 60)