Tác động của dầu tràn làm biến đổi cấu trúc

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên môi trường biển do sự cố dầu tràn tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm (Trang 52)

Biến đổi thành phần loài: Số loài trong từng nhóm sinh vật tại một địa điểm sau khi có sự cố tràn dầu thể hiện rõ nhất ở nhóm động vật đáy. Sau sự cố tràn dầu năm 2007, quần xã động vật đáy đã suy giảm về số loài, mật độ, khối lượng và chỉ số đa dạng sinh học.

Số loài trung bình trong và ngoài HST cỏ biển biến động từ 1,33 – 6,5 loài/trạm. Trong khi đó năm 2002 giá trị này đạt trung bình 7 loài/trạm, như vậy số loài bị giảm từ 1,5 – 6 lần so với giá trị ban đầu.

41

Tương tự như vậy, khối lượng động vật đáy tại Cửa Đại tại phần lớn các trạm đều thấp hơn giá trị trung bình (88g/m2) và thấp hơn trong khoảng 1,5 – 5 lấn. So sánh với kết quả nghiên cứu về thành phần cá thuộc rạn san hô ở cùng mặt cắt của các tác giả Võ Sỹ Tuấn và cộng sự (2004); Nguyễn Văn Quân và cộng sự (2005) cho thấy tỷ lệ suy giảm về thành phần loài này ở Bãi Bắc dao động từ 28, 57 – 34, 21% và Bãi Hương là 18,51 – 22, 35%.

Số lượng: Mật độ động vật đáy sau khi tràn dầu biến động từ 52 – 136 con/m2, bằng 38% mật độ trung bình trước khi tràn dầu. Xu hướng chung cho thấy có sự giảm sút về mật độ của quần xã cá trên các mặt cắt so với các nghiên cứu trước đây. Đối với mặt cắt nông, tỷ lệ % mật độ suy giảm là 44,28 – 48,82%; trong khi đó, mặt cắt sâu có suy giảm 26,13% nhưng lại gia tăng 24,14% so với năm 2004. (Theo kết quả nghiên cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển Hải Phòng, 2007).

Loài sinh vật bị đe doạ, loài đặc hữu: Các loài thuộc hải sâm vú, tôm hùm, trai tai tượng đã di cư ra khỏi khu vực bị tác động và tốc độ phục hồi quay trở lại là rất chậm.

Suy giảm các chỉ số đa dạng của HST: Kết quả tính toán chỉ số đa dạng H’ cho thấy tại Cửa Đại, Cẩm Thanh có chỉ số H’ thấp nhất từ 0,8 – 1,19.

Động vật đáy: Chỉ số đa dạng sinh học ở tất cả các trạm quan trắc đều thấp, ở 5 mặt cắt có giá trị 1,24 – 0,781 và nằm ở mức bị tác động mạnh, chỉ có 2 mặt cắt có giá trị > 1.

Như vậy, khu vực chịu tác động nhiều nhất là đảo Cù Lao Chàm và Cửa Đại. Thành phần môi trường chính bị tác động là các hệ sinh thái ven biển:

- Hệ sinh thái bãi cát.

- Giảm 50% - 90% độ che phủ của san hô. - Giảm 50% diện tích cỏ biển.

- Giảm chỉ số đa dạng sinh học.

42

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên môi trường biển do sự cố dầu tràn tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm (Trang 52)