Sự cố The Prestige

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên môi trường biển do sự cố dầu tràn tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm (Trang 56)

Vào 13/11/2002, một chiếc tàu thủy thân đơn 25 tuổi thuộc công ty tầu đóng tầu của Hy Lạp chở dầu của Nga từ Latvia tới Singapore đã bị nứt gãy, gây rò rỉ từ bờ biển Finisterre, Galicia (thuộc Tây Bắc, Tây Ban Nha) khoảng 50km. Vào ngày 15/11, trong khi chiếc tầu này đang được kéo đi, nó đã vỡ một nửa và chìm xuống biển tại vị trí cách 220km về phía Tây Cies Isles. Tàu chìm đãlàm tràn gần 64.000 tấn dầu xuống biển gây thiệt hại đối với ngành thủy sản, du lịch và khu vực di sản thiên nhiên dọc theo 3.000 km đường bờ biển, có khoảng 30.000 ngư dân đã bị tác động trực tiếp do dầu tràn.

45

Báo cáo thường niên của quỹ IOPC từ năm 2005 đã chi tiết hóa các khoản bồi thường thiệt hại cho sự cố tràn dầu Prestige. Số liệu tổng hợp từ Pháp và Tây Ban Nha là gần một tỷ Euro (theo bảng 2.7). Khoản đền bù này bao gồm chi phí làm sạch, ứng phó và thiệt hại kinh tế liên quan đến giá trị sử dụng trực tiếp của nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài sản cá nhân. Tổng thiệt hại kinh tế, bao gồm hàng hóa, dịch vụ môi trường thường cao hơn nhiều so với số liệu trong bảng 2.7.

Viện kinh tế Barrie de la Maza có trụ sở tại Galicia đã tính toán riêng tổng chi phí làm sạch dầu tràn vào khoảng 2.8 tỷ USD. ‘Galicia’ – một kế hoạch đặc biệt – do Tây Ban Nha thiết lập nhằm hỗ trợ nền kinh tế địa phương với tổng số vốn hỗ trợ là 12.5 tỷ Euro. Nếu không có sự cố tràn dầu xảy ra, số vốn này sẽ được đầu tư cho các hoạt động tạo hiệu quả như giáo dục, y tế hay đầu tư cơ sở hạ tầng. Rõ ràng, quỹ này đã đưa nguồn lực vào trong nền kinh tế địa phương và trong ngắn hạn, tiêu dùng và đầu tư sẽ tăng lên. Tuy nhiên đây chỉ là nguồn thu trong ngắn hạn. Nguồn lực được bơm vào khu vực này sẽ tạo ra một chi phí lớnlàm giảm tăng trưởng kinh tế của Pháp và Tây Ban Nha, cũng như nền kinh tế Châu Âu và toàn cầu trong tương lai.

Bảng 2.7: Khoản đền bù quỹ IOPC nhận được từ Pháp và Tây Ban Nha (theo đồng Euro) cho vụ tràndầu Prestige

Tây Ban Nha Pháp Tổng

Thiệt hại tài sản 2.714.188 87.772 2.801.960

Làm sạch 4.335.197 10.572.270 14.907.467

Nuôi trồng thuỷ, hải sản 15.435.172 1.754.274 17.189.446 Đánh bắt tôm, cua, cá 136.290.816 116.810 136.407.626 Tàu đánh cá 1.594.131 1.594.131 Du lịch 688.303 24.326.451 25.014.754 Ngành chế biến cá 19.595.273 301.446 19.896.719 Hỗn hợp 1.463.152 899.561 2.362.713 Chính phủ các nước 653.499.285 67.499.154 720.998.439 Tổng 834.021.386 107.151.869 941.173.255 Nguồn: IOPC (2005)

46

Nhiều nhà sinh thái học chỉ ra rằng môi trường tự nhiên có khả năng phục hồi khi có các chấn động mạnh như bão hay thậm chí là tràn dầu. Underwood (2002) cho rằng sự ô nhiễm nơi cư trú thường xuyên, dài hạn lại gây ra tác động xấu hơn về mặt môi trường. Garcia (2003) chỉ ra rằng Galicia là nơi đã xảy ra 5 vụ tràn dầu lớn nhất trong 30 năm qua, trong đó Pretige là vụ nghiêm trọng nhất. Pearce (1989), Deutch (2002) cùng các đồng sự tỏ ra lo ngại rằng nếu những vụ tràn dầu tiếp tục tạo ra những áp lực lên dải ven biển thì sẽ tác động lên hệ sinh thái khu vực, khiến nó biến đổi nguyên trạng ban đầu.

Điều này đỏi hỏi phải phát triển cơ chế đền bù đối với các vụ tràn dầu. Ở một khu vực như Galicia nơi thường xuyên xảy ra sự cố tràn dầu thì vấn đề là làm thế nào để thiết lập một mức chuẩn đối với các thiệt hại hoặc đánh giá các thiệt hại như thế nào? Đây là một vấn đề nan giải vì hệ sinh thái vốn rất phức tạp và tương ứng với nó việc cố gắng tách những tác động của các nhân tố khác nhau lên hệ sinh thái cũng rất phức tạp. Underwood (2002) cho rằng: để thấy được tác động của sự cố tràn dầu là rất phức tạp và con số các loài động, thực vật luôn luôn thay đổi thất thườnghoặc phục hồi rất nhanh sau những tác động trong ngắn hạn. Đây là một đặc tính hệ sinh thái của các loài cư trú ven biển. ‘Việc phục hồi’ sau sự cố tràn dầu diễn ra rất nhanh nếu các tác động không phá hủy khả năng chống chịu của hệ sinh thái. Tuy nhiên, rõ ràng là với một sự thay đổi trong một hệ sinh thái từ trạng thái này sang trạng thái khác là một thiệt hại đáng kể đối với năng suất và phá hủy các giá trị lựa chọn, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị phi sử dụng. Điều này gây thiệt hại dài hạn và phức tạp đối với cá nhân và các ngành hoạt động dựa vào các loài sinh vật ven biển (thủy sản hoặc du lịch).

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên môi trường biển do sự cố dầu tràn tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm (Trang 56)