Các phương pháp đo lường thiệt hại đối với giá trị sử dụng gián tiếp của

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên môi trường biển do sự cố dầu tràn tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm (Trang 28)

nguyên và môi trường

1.4.2.1 Phương pháp chi phí thay thế (Replacement Cost Method)

Khái niệm: Phương pháp chi phí thay thếước lượng giá trị của các dịchvụ hệ sinh thái như là chi phí thay thế chúng với hàng hoá và dịch vụ do con người tạo ra. Ví dụ, giá trị của một vùng đất ngập nước hoạtđộng như một vùng hồ tự nhiên có thể được ước lượng bằng chi phí xây dựng và hoạt động của một hồ nhân tạo có chức năng tương tự.

Để đánh giá xem có nên thay thế các dịch vụ sinh thái đó không bằng cách so sánh chi phí thay thế hệ sinh thái với lợi ích ước lượng được từhệ sinh thái này một cách đơngiản nhất và tốn ít chi phí nhất.

Ưu điểm: Phương pháp này đặc biệt hữu ích cho việc lượng giá các dịch vụ của hệ sinh thái và có những ưu điểm nhấtđịnh là khá đơn giản trong ứng dụng và phân tích do không yêu cầu phảisử dụng điều tra cụthể hay phân tích phức tạp, có thể dùng để định giá các lợi ích sử dụng gián tiếp khi không có số liệu về sinh thái đểđánh giá các chức năng gây hại.

Nhược điểm: Phương pháp này là thường khó tìm được chính xác những thay thế cho hàng hoá và dịch vụ môi trường để cung cấp mức lợi ích tương đương. Nếu các cơ sở vật chất do con người tạo ra mang lại một mức dịch vụ thấp hơn (hoặccao hơn) thì giá trịcủa dịchvụ hệ sinh thái sẽ bị đánh giá thấp (hoặc cao).

Phương pháp chi phí thay thếkhông đưa ra những các đo lường giá trị kinh tế một cách thật sự chính xác.

Phương pháp này không dựa vào sở thích của con người đối với hàng hoá và dịch vụđược đánh giá. Thay vào đó, phương pháp này giả thiết rằngnếu con người chi trả để thay thế một dịch vụ hệ sinh thái mất đi thì dịch vụ đó phải đáng giá ít

17

nhất bằng chi phí thay thế. Vì vậy, phương pháp này được đánh giá cao nhất trong trường hợp có những chi phí thay thế nào đã từng hoặc sắp được thực hiện. Xác định các lựa chọn thay thế mang tính khả thi về mặt kỹ thuật nhưng lại không được chấp nhận về mặt xã hội hay kinh tế có thể dẫn đến kết quả ước lượng cao hơn so với giá trị củahệ sinh thái.

1.4.2.2 Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được (Damage Cost Avoided Method) Khái niệm: Các hệ sinh thái thông thường bảo vệ các tài sản có giá trị kinh tế khác của con người. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được sử dụng các giá trị của tài sản được bảo vệ hoặc những chi phí cho các hoạt động nhằm tránh những thiệthạiđó, nhằm đo lường lợi ích củahệ sinh thái.

Để đánh giá xem có nên khôi phục, giữ gìn các dịch vụ sinh thái đó không bằng cách so sánh chi phí thiệt hại do mất hệ sinh thái với lợi ích ước lượng được từ việc xây dựng, giữ gìn đó một cách đơn giản.

Ưu điểm: Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được đặc biệt hữu dụng trong việcđánh giá hệ sinh thái mang lại chức năng bảovệ tự nhiên. Phương pháp này có thể giải quyết những thiệt hại có thể tránh được do ô nhiễm và rủi ro trong tự nhiên (là những tác độngngoạiứng thông thường).

Nhược điểm: Một nhược điểm của phương pháp này là hầu hết các trường hợp ước lượng những thiệt hại tránh được vẫn còn mang tính giả thuyết. Các trường hợp này đều dựa vào việc dự đoán cái gì sẽ xảy ra khi các dịch vụ mà hệ sinh thái cung cấp sẽ bị suy giảm. Thậm chí khi việc đánh giá dựa vào các dữ liệu thực tế thì khi các thiệt hại xảy ra cũng rất khó để liên hệ những thiệt hại này với những thay đổi trong tình trạng của hệ sinh thái hoặc để chắc chắn trong việc xác định các tác động sẽ xảy ra nếu các dịch vụ của hệ sinh thái bị suy giảm. Phương pháp chi phí thiệt hại tránh được là một cách tiếp cận không quá phức tạp để ước lượng giá trị bảovệtự nhiên của các dịchvụhệ sinh thái.

18

1.4.2.3 Phương pháp phân tích nơi cư trú tương đương (Habitat Equivalency Analysis- HEA)

Khái niệm: HEA là một phương pháp được sử dụngđể đo mức khôi phụcđền bù cho những mất mát của các dịch vụ sinh thái. Phương pháp này đòi hỏi các dự án khôi phục đền bù đều phải mang lại các dịch vụ thay thế sao cho tổng giá trị kinh tế ít nhất cũng bằngtổng giá trị kinhtế của các dịch vụ bị mất đi. Điều này có nghĩa là qui mô của dự án khôi phục đền bùphảiđủ để bù đắp lại những giá trị của các dịchvụbị mấtđi.

Mục đích của phương pháp là xác định lượng (diện tích) cần khôi phục để đạt được trạng thái cân bằng như ban đầu khi chưa có sựcố xảy ra.

Ưu điểm: Đây là một phương pháp tổng hợp, có thể áp dụng với những trường hợp khác nhau. Đã có nhiều nhà khoa học áp dụng phương pháp này để khôi phục cỏbiển (Fonseca 2000), đầm lầy ngập mặn (Penn và Tomasi 2002).

Nhược điểm: Theo Dunford và đồng nghiệp (2004) đã chỉ ra rằng những giả thiết ban đầu không thể đạt được, nghĩa là các môi trường bị tổn hại và môi trường được khôi phục sẽ sản sinh ra cùng một lượng và chất các dịch vụ sinh thái giống nhau, sự cân bằng trong giá trị của các dịch vụ hệ sinh thái và các giá trị của hệ sinh thái là không đổi và giá trị thực tế của cácdịch vụđó vẫngiữ nguyên không thay đổi trong mọi thời gian. Giả thiết thứ nhất nhấn mạnh tầm quan trọng về sự hiểu biết về vị trí cảnh quan của khu vực bị thiệt hại với khu vực được khôi phục cũng như những hiểu biết vị trí đó đóng góp như thế nào vào khả năng cung cấp các dịchvụ của nơicư trú. Điều này khó có thểđảm bảođược.

Một hạn chế khác nữa của phương pháp này là những thay thế dịch vụ đổi dịch vụ. Phương pháp này thường hoặc không thực tế để thay thế các dịch vụ đã mất hoặc mong muốntạo ra một sự khôi phục lớn(tạo ra các dịch vụ mà con người cần đến nhưng không phải trả tiền) để đạt được những vấn đề lớn hơn trong khôi phụchệ sinh thái.

19

1.4.2.4 Phương pháp giá theo hưởng thụ (Hedonic Pricing Method)

Khái niệm: Phương pháp giá theo hưởng thụ được sử dụng để đo lường giá trị kinh tế của dịch vụ sinh thái hoặc môi trường mà được phản ánh trực tiếp qua giá thị trường. Phương pháp này thườngđược sử dụng trong việcđịnh giá nhà đất.

Phương pháp này thường sửdụngđể đo lường chi phí và lợi ích, như:

Chất lượng môi trường, bao gồm ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước hay tiếng ồn. Các đặc tính môi trường, như giá trị cảnh quan, trạng thái của địa điểm giải trí (không gian và thời gian).

Ưu điểm: Điểm mạnh chính của phương pháp này là có thể đo lường giá trị dựa vào các lựa chọn thực tế.

Việc tìm kiếm thông tin về thị trường bất động sản là hiệu quả, bởi vậy những thông tin này biểu thị tốt giá trị.

Thực chất đây là phương pháp dựa trên cơ sở giá thị trường tuy nhiên người ta phải căn cứ vào một hàng hóa nào đó mà hàng hóa này có sự liên quan đến giá trị dịch vụ môi trường để từ đó người ta bóc tách giá của chất lượng môi trường kết hợp trong hàng hóa môi trường, về mặt thực tiễn dễ dàng chấp nhận được.

Nhược điểm: Phương pháp này chỉ sử dụng được ở những nơi mà giá hàng hóa thông thường chứa đựng các yếu tố môi trường. Phương pháp này chỉ tốt cho định giá đất.

Trong trường hợp nếu sử dụng giá nhà, giá đất để thay thế thì thị trường bất động sản cũng như việc bóc tách có nhiều phức tạp. Trong cấu thành của giá hàng hóa thông thường đó bao gồm nhiều yếu tố khác nhau mà môi trường chỉ là một yếu tố.

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên môi trường biển do sự cố dầu tràn tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)