Các phương pháp đo lường thiệt thại đối với giá trị phi sử dụng của tà

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên môi trường biển do sự cố dầu tràn tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm (Trang 31)

nguyên – môi trường

1.4.3.1 Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contigent Valuation Method - CVM)

Khái niệm: Đánh giá ngẫu nhiên (tên gốc là Contingent Valuation – CV) hay Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) là phương pháp được sử dụng để đánh giá hàng hoá chất lượng môi trường không dựa trên giá thị trường, đặc thù cho nhóm giá trị phi sửdụng.

20

CVM được áp dụng cho rất nhiều yếu tố môi trường như chất lượng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của bãi biển, bảo tồn các loài động vật hoang dã, hoạt động câu cá và săn bắn, phát thảichấtđộc hại.

Ưu điểm: Nổi trội so với các phương pháp đo lường trực tiếp khác (chi phí thiệt hại, liều lượng - đáp ứng…), CVM đánh giá được cả những giá trị tồn tại (existence value) và giá trị lựa chọn (option value), vì vậy nó được các nhà kinh tế học tương đối ưa thích. CVM không đòi hỏi phải chia vùng hay phân nhóm như TCM (phương pháp chi phí du lịch cũng thiết lập bảng hỏi như CVM) mà nó dựa trên những đánh giá hoàn toàn ngẫu nhiên, của một nhóm đối tượng cũng không mặc định.

Người trả lời có thể không đến khu vực cần đánh giá, nhưng họ vẫn có thể đánh giá về chúng theo cảm nhận của mình (khác với TCM đòi hỏi đối tượng phải là khách du lịch đến địa điểm tham quan).

Về nguyên tắc, không giống phương pháp gián tiếp, các câu trả lời đối với phương pháp CVM liên quan đến WTP và WTA, nó trực tiếp đo lường các giá trị bằng tiền. Vì vậy, các giá trị này khá chính xác về mặt lý thuyết.

Nhược điểm: Thực hiện CVM tưởng chừng không khó, nhưng hai vấn đề lớn sau đây rất dễ mắc phải, gây cảntrở cho việc làm một nghiên cứu thành công, đó là: Thứ nhất, về phía người trả lời: Khi thực hiện mua bán một món hàng trên thị trường (1kg gạo, 1thùng mì), người bán sẽ đưa giá thực dựa trên chi phí và lợi nhuận, người mua sẽ trả tiền thật dựa trên nhu cầu và ngân sách.

Thứ hai, về phía người hỏi: Từ những khâu như thiết kế bảng hỏi, chọn phương pháp chi trả, đặt kịch bản giảđịnh, chọn kích thước mẫu đến cách tiếp cận người trảlờiđềucó thể gây ra sai số.

1.4.3.2. Phương pháp mô hình chọn lựa (Choice Modelling Method)

Mô hình lựa chọn (Choice Modelling - CM) bắt nguồn trong phân tích kết hợp và ban đầu được đưa ra trong tài liệu về giao thông và makerting của Louviere và Hensher (1982, Louviere và Woodworth (1983). Dần dần, mô hình

21

này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực như nghiên cứu về sức khoẻ hay gần đây đượcsửdụng để lượng giá môi trường.

Khái niệm: CM là một phương pháp lượng giá sự ưa thích được thể hiện (stated preference), phương pháp này bắt nguồn từ phân tích kết hợp. Trong phương pháp CM, người được hỏi sẽ đứng trước nhiều tập hợp lựa chọn, mỗi tập hợp lựa chọn gồm có từ ba phương án sử dụng hàng hóa khác nhau trở nên, mỗi phương án lại là một sự kết hợp nhiều thuộc tính của hàng hóa và mỗi thuộc tính lại có một giá trị được gọi là một mức độ. Từ mỗi tập hợp lựa chọn, người được hỏi sẽ chọn ra phương án mà họ ưa thích. Thường có khoảng 5 đến 8 tập hợp lựa chọn trong mộtbảng hỏi.

Cũng giống như CVM, CM được sử dụng để đo lường cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Hiện nay, phương pháp CM được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của kinh tế tài nguyên và môi trường như lượng giá loài thực vậtbảnxứ tàn dư, mô hình hoá nhu cầu giải trí đối với môn thể thao mạo hiểm (leo núi đá), lượng giá phương án bảo tồn rừng mưa nhiệt đới, dự đoán mức phí đối với các địa điểm giải trí công cộng, lượng giá các tượngđài,di sảnvăn hoá…

Ưu điểm: Phương pháp này cho phép chúng ta lựa chọn nhiều phương án thông qua các thuộc tính và kịch bản có thể lặp lại thay vì phải có sự đánh đổi như trong CVM.

Cho phép chúng ta kiểm định theo khung logic do vậy những người trả lời sẽ bộc lộ một cách khá chính xác sở thích của họ. Từ đó giảm đáng kể tính không nhạy cảm về quy mô mà trong phương pháp CVM chúng ta gặp phải.

Phương pháp này đi vào những vấn đề cụ thể thay vì những vấn đề có tính trừu tượng có trong phương pháp CVM, cung cấp nhiều thông tin và tăng tính thực tế.

Tạo ra một sứchấpdẫnđốivới ngườitrả lời.

Nhược điểm: Khi sử dụng phương pháp này dễ rơi vào tình trạng người trả lời sẽ dựa vào kinh nghiệm chứ không phân tích lôgic.

Thiết kế các phương án để đưa vào mô hình lựa chọn đòi hỏi những người có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tiễn.

22

1.4.3.3. Phương pháp chuyển giao lợi ích (Benefits Transfer)

Khái niệm: Phương pháp chuyển giao lợi ích là phương pháp được dùng để ước tính các giá trị kinh tế cho những dịch vụ của hệ sinh thái bằng cách chuyển những thông tin sẵn có từ những nghiên cứu đã hoàn thành ở một vị trí khác hay hoàn cảnh khác. Chẳng hạn, giá trị câu cá giải trí ở một điểm cụ thể có thể được ước tính bằng cách sử dụng các đơn vị giá trị câu cá giải trí từ một nghiên cứu được tiến hành ở nơi khác.

Mục đích cơ bản của phương pháp này là chuyển những ước tính hiện hành của giá trị môi trườngtừ nơi này sang nơi khác (cụ thể ở đây là từ nơi nghiên cứu sang nơi hoạch định chính sách). Phương pháp này được sử dụng khi không đủ thời gian, nguồn vốn hoặc thiếu thông tin, không thể thực hiện các cách đánh giá lợi ích khác bằngdữ liệu sơ cấp.

Ưu điểm: Phương pháp này tốn ít chi phí hơn so với nghiên cứu đánh giá đầu

tiên. Lợi ích kinh tế có thể được ước tính nhanh hơn khi tiến hành một nghiên cứu gốc. Phương pháp có thể được dùng như là một công cụ sàng lọc để xác định nếu cần phải tiến hành một nghiên cứu đánh giá gốc chi tiết hơn.

Phương pháp này có thể áp dụng một cách dễ dàng và nhanh chóng khi ước tính tổng giá trị giải trí.

Nhược điểm: Phương pháp chuyển giao lợi ích có thể không chính xác khi ước tính tổng giá trị giải trí trừ khi các địa điểm có chung vị trí, những đặc điểm đặc trưng của những người sử dụng.

Việc tìm được những nghiên cứu phù hợp cũng gặp phải khó khăn do chúng không được công bố.

Việc báo cáo những nghiên cứu hiện hành có thể không đầy đủ để thực hiện những điều chỉnh cần thiết. Thiếu sót của những nghiên cứu hiện hành có thể gây khó khăn cho việc đánh giá. Hơn nữa, phép ngoại suy ngoài phạm vi những đặc điểm của nghiên cứu ban đầu không được đưa ra.

23

Kết luận chương 1

Có thể nói, các phương pháp lượng giá các giá trị kinh tế của tài nguyên và môi trường khá đa dạng và ngày càng được hoàn thiện. Trong đó, cách tiếpcậntổng giá trị kinhtế có thểđược coi là mẫusố chung của các cách tiếp cận khác vì nó cung cấp cơsở dữ liệu nền phục vụ cho các tính toán thiệt hại. Các phương pháp lượng giá đều được xây dựng trên cơ sở lý thuyết chungcủa kinh tế học, trong đó giá trị của sự thay đổi được ước lượng thông qua mức sẵn sàng chi trả của cá nhân. Phần trình bày trên cũng cho thấy mỗi phương pháp đều có ưu nhượcđiểm và qui trình áp dụng riêng. Tuy nhiên để tăng thêm độ tin cậy của các kết quả nghiên cứu thì việc lưu trữ và cập nhật thường xuyên các dữ liệu nền là rất cần thiết, ngoài ra, cũng phải có những điều chỉnh về mức giá sử dụng khi lựa chọn sự phân tích trên quan điểm cá nhân hay xã hội khi nhìn nhận giá trịcủa tài nguyên-môi trường.

24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỰ CỐ TRÀN DẦU KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ KINH NGHIỆM LƯỢNG GIÁ THIỆT HẠI TRÊN THẾ GIỚI

VÀ TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu “Nghiên cứu lượng giá thiệt hại kinh tế tài nguyên môi trường biển do sự cố dầu tràn tại Cửa Đại và Cù Lao Chàm (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)