Theo Viện Tài nguyên và Môi trường biển Hải Phòng, kết quả phân tích các tiêu chí môi trường trong nước và trầm tích của các HST đều chỉ ra rằng, sau sự cố tràn dầu môi trường sinh thái bị suy giảm nghiêm trọng.
40
+ Nhiệt độ nước biển: Tại khu vực Cửa Đại, nhiệt độ nước biển tầng mặt trong thời điểm khảo sát nằm trong khoảng từ 25,5 – 270C, trung bình là 26,40C, dừng ở mức độ bình thường.
+ Hàm lượng dầu trong nước tại khu vực Cửa Đại dao động khá lớn từ 0,3mg/l đến 1,56 mg/l. Càng vào sâu trong lục địa, hàm lượng dầu trong nước càng cao, gấp từ 3 – 15 lần giới hạn cho phép và giới hạn phông nền đã nghiên cứu trước sự cố tràn dầu. Tại Cù Lao Chàm, nồng độ dầu trung bình là 0,79 mg/l, ở tầng đáy là 1,24 mg/l cũng cao hơn 2 -3 lần kết quả phân tích trước đây.
+ Dầu trong trầm tích: Các kết quả phân tích cho thấy, dầu trong trầm tích dao động từ 52,27- 660,27 mg/kg, nhưng vẫn thấp hơn giới hạn cho phép nhiều lần.
+ Kim loại nặng trong nước: Hàm lượng Cu trong nước biển ven bờ dọc theo khu vực hàm lượng phát hiện daođộng từ 5,39 – 33,29µg/l. Tại Cửa Đại, tầng mặt cao gấp 6,2 lần tầng đáy. Theo TCVN (8µg/l), hàm lượng này cao hơn 4 lần và cũng cao hơn giá trị đo dược trước khi dầu tràn. Hàm lượng Zn dao động trong môi trường nước biển ven bờ của khu vực Cửa Đại từ 8,3 đến 27,62µg/l. Trong khi đó khu vực Cẩm Thanh phát hiện được là 72,87 (TCVN 10µg/l).
+ Vi sinh vật: số lượng tế bào phân huỷ hydrocacbon dao động mạnh từ 2,5.102tế bào/ml đến 8.104tế bào/ml. HST cửa sông (8.104tế bào/ml) và cỏ biển (2,9.104tế bào/ml) bị ô nhiễm dầu cao, bãi cát Hoà An có dấu hiệu bị ô nhiễm dầu (3,2.103tế bào/ml) trong khi đó bãi cát Cửa Đại không thấy có dấu hiệu ô nhiễm dầu (2,5.102
tế bào/ml) trong đợt khảo sát này.