Các giả thuyế t Mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

Một phần của tài liệu NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TRIỂN KHAI PHẦN MỀM TẠI TẬP ĐOÀN FPT.PDF (Trang 28)

Căn cứ vào mô hình lý thuyết đã được đề xuất ở trên, tác giả đưa ra các giả thuyết để làm cơ sở cho việc thiết kế nghiên cứu và kiểm định mô hình ở các chương tiếp theo như sau:

Bảng 2.2: Mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc

H1 Có mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố cảm nhận thú vị , sự yêu thích công việc đến sự hài lòng của nhân viên.

H2 Có mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố mức đãi ngộ, lương thưởng đến sự hài lòng của nhân viên.

H3 Có mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố điều kiện làm việc, cảm nhận thoải mái đến sự hài lòng của nhân viên.

H4 Có mối quan hệ nghịch chiều giữa yếu tố yêu cầu cao, nhiều áp lực công việc ngành CNTT đến sự hài lòng của nhân viên.

H5 Có mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố cơ chế hỗ trợ, giám sát đến sự hài lòng của nhân viên.

H6 Có mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố sự kì vọng, động lực hướng về tương lai đến sự hài lòng của nhân viên.

H7 Có mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố cơ hội nghề nghiệp, sự thăng tiến đến sự hài lòng của nhân viên.

H8 Có mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố văn hóa doanh nghiệp đến sự hài lòng của nhân viên.

H9 Có mối quan hệ cùng chiều giữa yếu tố bản chất, đặc điểm công việc đến sự hài lòng của nhân viên.

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và PPNC đã đề cập ở chương 1, và cơ sở lý thuyết cũng như mô hình đã được trình bày ở chương 2. Chương này sẽ trình bày chi tiết hơn về PPNC, quy trình nghiên cứu, kết quả nghiên cứu định tính và việc xây dựng mô hình nghiên cứu, thang đo chính thức của đề tài.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TRIỂN KHAI PHẦN MỀM TẠI TẬP ĐOÀN FPT.PDF (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)