Nghiên cứu thực hiện với số lượng mẫu còn hạn chế, khó khăn khi tiếp cận vì nhân viên của các CTC đi công tác triển khai khắp cả nước và cả ở nước ngoài. Phương pháp lấy mẫu thuận tiện và phân bố không đồng đều giữa các CTC. Nếu có thể lấy mẫu ở số lượng lớn hơn theo phương pháp xác suất kết hợp với tỉ lệ thì kết quả nghiên cứu sẽ sâu sắc hơn, mang tính đại diện cao hơn, đặc biệt là sự phân cấp khác nhau về độ hài lòng.
Nghiên cứu mới chỉ tập trung khảo sát 8 yếu tố ảnh hưởng, trong khi đó thực tế còn nhiều yếu tố khác ảnh hưởng khác nữa, đồng thời nghiên cứu chỉ có giá trị thực tiễn đối với công ty FPT mà chưa được kiểm định rộng rãi ứng dụng cho toàn ngành CNTT – Viễn thông đặc biệt là thang đo đào tạo.
Nghiên cứu này thực hiện tại một thời điểm có sự biến động mạnh từ ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường (giá cả lạm phát, chi phí sinh hoạt tăng cao..) nên có thể làm cho kết quả nghiên cứu bị phiến diện, NV bị tập trung vào chính sách lương thưởng mà quên đi các yếu tố khác.
Đối tượng khảo sát phân bố chưa đồng đều ví dụ ở các nhóm nhân viên có độ tuổi khác nhau và các chi nhánh khác nhau... nên có thể phần nào làm cản trở một số vấn đề mang tính khái quát trong nghiên cứu.
Do thời gian làm đề tài, ngân sách, kiến thức về nhân sự cũng như về thời gian có giới hạn, nên đề tài còn nhiều hạn chế và sai sót. Chẳng hạn như không bao quát hết được mẫu, chưa thể đánh giá được hết mức độ hài lòng của toàn thể nhân viên của tập đoàn FPT. Đây chỉ là một nghiên cứu mang tính tìm hiểu ở mức độ khám phá, giải pháp nên chưa đi sâu và khai thác được các khía cạnh khác của vấn đề.
5.3.2 Đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo
Nghiên cứu ngày bị giới hạn bởi đối tượng là NVTKPM tại FPT nhưng chúng ta vẫn có thể sử dụng kết cấu của nghiên cứu này cho các nghiên cứu mở rộng trong ngành CNTT, cũng như sự hài lòng trong những lĩnh vực, ngành nghề, loại hình công ty khác nhau, với số lượng mẫu đủ lớn để đảm bảo độ tin cậy của nghiên cứu.
Mục tiêu cuối cùng của các đơn vị, tổ chức là làm sao cho nhân viên của mình làm việc hiệu quả và gắn bó lâu dài. Tạo được sự hài lòng trong công việc của nhân viên có lẽ chỉ là một trong những cách để đạt được điều này và chỉ nghiên cứu về sự thõa mãn trong công việc là chưa đủ. Cần có các nghiên cứu tiếp theo về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả triển khai phần mềm, kết quả làm việc do khách hàng đánh giá hoặc các nhân tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của NV ngành CNTT.
KẾT LUẬN
Con người là nguồn sống của mọi doanh nghiệp nói chung và đối với công ty FPT nói riêng. Họ trở thành nguồn lực vô giá khi công ty sử dụng, khai thác một cách sáng tạo, hiệu quả. Sự phù hợp giữa khả năng đáp ứng của công ty và sự mong đợi của nhân viên tạo nên sự hài lòng công việc trong nhân viên. Điều này giúp công ty phát triển một cách bền vững hơn trong thời đại hội nhập ngày nay. Việc đánh giá sự hài lòng của nhân viên thường xuyên sẽ giúp công ty làm tốt việc nắm bắt nhu cầu, từ đó có những chính sách kịp thời nhằm thõa mãn, duy trì và ổn định được đội ngũ nhân sự phục vụ cho sự phát triển lâu dài của công ty.
Trên cơ sở ứng dụng các thang đo cấu thành sự hài lòng của nhân viên, luận văn đã xác định và lượng hóa được sự tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của NVTKPM, hình thành nên mô hình nghiên cứu đầu tiên về sự hài lòng của họ tại tập đoàn FPT. Thông qua việc đánh giá và kiểm định mô hình bằng các công cụ như hệ số tin cậy Cronbach’ Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy bội…kết quả cho thấy các nhân tố ảnh hưởng và thứ tự ảnh hưởng của nó đến sự hài lòng của NVTKPM tại FPT theo thứ tự từ cao đến thấp như sau: đặc thù ngành nghề, chính sách cơ hội, cảm nhận về công việc, điều kiện làm việc, thương hiệu doanh nghiệp và mối quan hệ.
Tác giả cũng đã thực hiện các kiểm định T-test, Anova để kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm có đặc điểm nhân khẩu học khác nhau khi đánh giá về sự hài lòng và các thành phần tác động đến sự hài lòng của NVTKPM, kết quả cụ thể được trình bày ở chương 4.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trên, tác giả cũng đã gợi ý một số chính sách nhằm nâng cao sự hài lòng của NVTKPM tại FPT .
Về cơ bản các mục tiêu nghiên cứu đặt ra cho đề tài đã đạt được ở một mức độ nhất định. Tuy nhiên, do thời gian, nguồn lực cũng như kiến thức còn hạn hẹp của tác giả, quá trình thực hiện vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Do đó, tác giả nghiêm túc nhận thấy cần tiếp tục hoàn thiện và sữa chữa những thiếu sót nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng và ý nghĩa thực tiễn của đề tài.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt:
1. Cao Văn Bình, 2011. Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của điện
thoại viên ở Mobifone Call center. Luận văn thạc sĩ. Trường Đại Học Kinh
Tế Tp.HCM.
2. Harold Koontz, Cyril Odonnell & Heinz Weihrich, 1999. Essentials of
Management. Hà Nội: NXB Khoa học - Kỹthuật, Người dịch: VũThiếu,
Nguyễn Mạnh Quân & Nguyễn Đăng Dậu
3. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2009. Xử lý dữ liệu nghiên cứu với
SPSS cho Window, NXB Thống Kê.
4. James H. Donnelly JR, James L.Gibson, John M. Ivancevich, 2000, Quản trị học, Hà Nội: NXB Thống kê, Người dịch: Vũ Trọng Hùng.
5. Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2009. Nghiên cứu thị trường,
NXB Lao Động.
6. Phạm Xuân Lan và Thái Doãn Hồng, 2012. Ảnh hưởng của các yếu tố động
viên đến sự gắn bó của người lao động với tổ chức – Nghiên cứu thực hiện
tại công ty cổ phần Du Lịch Công Ðoàn Tp. Hồ Chí Minh. Tạp Chí Phát Triển Kinh Tế, 261, 51-60.
7. Trần Kim Dung, 2005. Nhu cầu, sự thoả mãn của nhân viên và mức độ gắn kết
với tổ chức, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. Trường Đại Học Kinh Tế
Tp.HCM.
B. Tiếng Anh:
8. Daulatram B.Lund, 2003. Organizational culture and job satisfaction,Journal of Business & Industrial Marketing, Vol.18 Iss:3pp. 219-236
9. Don Hellriegel, John W. Slocum, 2010. Organizational Behavior, Cengage
10. Hackman,JR & Oldham, GR, 1976. Motivation through the design of work:
Test of a theory, Organizational Behavior and Human Performance, 16(2),
250-279.
11. Hackman, JR & Oldham, G.R, 1980. Work Redesign, Massachusetts:Addíon-
Wesley.
12. Hair, J.F., Jr, Anderson, R.E., Tatham, R.L. and Black, W.C. ,1995.
Multivariate Data Analysis with Readings (4th ed.), Macmillan Publishing,
New York, NY.
13. Herzberg, F. Mausner, B, & Snyderman, 1959. The Motivation to work, New York: John Wiley & Sons.
14. James L.Price , 1997. Handbook of Organization measurement, International Journal of Manpower, vol 18, No 4/5/6.
15. Jahanzeb Shah., 2007. Organizational Culture and Job Satisfaction, An Empirical study of R&D Organization SZABIST, Islamabad.
16. Joseph E. Champouw ,1996. Chapter 7: Motivation:Need Theories,
Organization Behavior, The University of New Mexico.
17. Robert Hoppock, 2007. Job satisfaction., Publisher, Harper, 1935. Original from, the University of California. Digitized, Oct 20, 2007. 303 p.
18. Safakli và Ertanin, 2012. Universality of Factors Motivating Employees in the
Banking Sector of Northern Cyprus and their Demographic Reflections.
International Journal of Academic Research in Business and Social Sciences, 2, 627-643.
19. Siti Zawiah Dawal & Zahari Taha, 2006. Factors affecting job satisfaction two
automotive Industries in Malaysia, University Tekonologi Malaysia.
20. Spector, PE., 1997. Job satisfaction: Application, Assessment, causes, and
consequences. London: Sage Publications.
C. Website:
21. Trang web khảo sát Online của Google: https://docs.google.com
22. Trang web tin www.cafef.vn; www.cafebiz.vn [ Ngày truy cập 15 tháng 08 năm 2013]
23. Trang web http://www.fpt.com.vn/vn/gioi_thieu/gioi_thieu_chung/ [Ngày truy cập 20/8/2013]
24. Trang web http://cafef.vn/thi-truong-chung-khoan/top-10-doanh-nghiep-dat- lai-lon-nhat-6-thang-dau-nam-2013091007170181310ca31.chn [Ngày truy cập 12/9/2013]
25. Trang web http://www.thongtincongnghe.com/article/38001 [Ngày truy cập 15/9/2013]
26. Trang web http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Viet-Nam-coi-cong-nghe- thong-tin-la-nganh-kinh-te-mui-nhon/20106/32547.vgp [Ngày truy cập 18/06/2013]
27. Trang web http://www.fpt.com.vn/vn/gioi_thieu/gioi_thieu_chung/ [Ngày truy cập ngày 20/8/2013]
PHẦN PHỤC LỤC
PHỤ LỤC 1: Bảng câu hỏi khảo sát định tính
DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH
Xin chào anh/chị. Tôi là Đỗ Hữu Lộc đang thực hiện nghiên cứu về “Nâng cao mức độ hài lòng của nhân viên triển khai phần mềm tại Tập đoàn FPT”, rất mong anh chị dành chút thời gian quý báu để trao đổi một số suy nghĩ của anh/chị và những ý kiến về lĩnh vực nghiên cứu này. Những ý kiến của anh/chị chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu thực hiện luận văn và đảm bảo sẽ được giữ bí mật.
Phần I: Cảm nhận chung:
1. Điều gì khiến cho anh/chị hài lòng hoặc không hài lòng tại nơi làm việc của mình? 2. Điều gì khiến cho anh/chị gắn bó, muốn làm việc lâu dài tại một nơi làm việc nào đó? 3. Điều gì khiến cho anh/chị hài lòng hoặc không hài lòng khi làm công việc triển khai
phần mềm của FPT cho khách hàng?
Phần II: Cảm nhận chi tiết
1. Anh/chị có cảm thấy sự thú vị, tìm thấy niềm đam mê, niềm vui thích đối với công việc triển khai phần mềm của mình không? Anh/chị có thường trao đổi, nói tốt về công việc, dự án, khách hàng của mình với người thân, bạn bè khi gặp gỡ không?
2. Điều kiện làm việc(cơ sở vật chất, công cụ, máy tính, ánh sáng..) nơi anh/chị làm việc có thoải mái và tiện lợi không? Anh/chị sẵn sàng làm việc vì ở FPT vì môi trường thật sự rất thoải mái?
3. Anh/chị có cho rằng lương, thu nhập sẽ là yếu tố quyết định đến việc tìm công việc khác hơn là công việc hiện tại (hoặc trước đây) vì nó chưa thật sự tương xứng? Anh/chị sẽ gắn bó với công việc này hơn nếu lương phù hợp hay không?
4. Chính sách phúc lợi của công ty anh/chị đang làm việc có đầy đủ hay không? Bạn có nghĩ mình nên tìm một công việc nào khác có chế độ phục lợi tốt hơn không?
5. Anh/chị cảm thấy mình có nhiều cơ hội để thăng tiến trong công việc/Công ty mình đang làm không? Anh/chị có muốn tìm một công việc khác để có nhiều cơ hội thăng tiến hơn hay không?
6. Yêu cầu cao, nhiều áp lực và đặc thù của ngành CNTT khiến cho tuổi đời công việc không dài. Anh/chị nghĩ sao về vấn đề này, bạn có nghĩ rằng mình sẽ gắn bó với công việc triển khai phần mềm đến hết thời gian công tác?
7. Công việc của anh/chị đang làm được cấp trên hỗ trợ, quản trị và quản lý chất lượng dự án theo dõi sát sao, thúc ép tiến độ, điều này có làm bạn khó chịu hay không? Bạn có muốn tìm một công việc khác thoải mái hơn hay không? Tại sao?
8. Anh/chị có cảm thấy thích thú khi được quản lý Công ty đánh giá, ghi nhận những công lao, đóng góp của mình hay không? Sự ghi nhận này có được đền đáp xứng đáng,
trong ngắn hạn và dài hạn? Nó có đủ tạo ra động lực và sự kỳ vọng tốt cho bạn về tương lai?
9. Anh/chị có cảm thấy mình rất thích làm việc ở môi trường FPT, văn hóa FPT trẻ, năng động, hơi quá tự tin và mơ mộng, và nhiều đồng nghiệp thân thiện, vui vẻ, cùng nhau chia sẻ và giúp đỡ nhau trong công việc?
10.Anh/chị có cho rằng công tác đào tạo, huấn luyện ở FPT khá tốt, đầy đủ và sẽ giúp anh/chị yêu thích công việc của mình hơn không? Tại sao?
11.Anh/chị có thoải mái khi được trao đổi kết quả công việc giữa với đồng nghiệp và quản lý cấp trên của mình hay không?
12.Bản chất công việc của nhân viên triển khai rất đặc biệt (nhiều áp lực, đi công tác nhiều nơi, môi trường khách hàng tác động, nhiều thông tin xử lý công việc,…) điều này có làm cho anh/chị muốn tìm công việc khác nhẹ nhàng, phù hợp hơn không?
Theo các anh/chị những yếu tố vừa thảo luận vừa rồi có ảnh hưởng đến sự thoả mãn với công việc của anh/chị hay không? Theo anh/chị còn có những yếu tố nào khác có ảnh hưởng đến sự không hài lòng của bạn với công việc hiện tại hay không?
PHỤ LỤC 2: Bảng câu hỏi khảo sát chính thức
https://docs.google.com/forms/d/1a9cORD0ui_isBZ7YrPMjTIO6hg5EAd- 1iKpexW7zs7E/viewform
NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TRIỂN KHAI PHẦN MỀM TẠI TẬP ĐOÀN FPT
Xin chào các anh/chị. Tôi là Đỗ Hữu Lộc, hiện tôi đang nghiên cứu về đề tài “NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TRIỂN KHAI PHẦN MỀM TẠI TẬP ĐOÀN FPT”. Rất mong anh/chị dành ít thời gian trả lời giúp tôi một số câu hỏi. Xin lưu ý là không có câu trả lời đúng hay sai ở đây. Mọi câu trả lời của anh/chị đều vô cùng có giá trị đối với nghiên cứu của tôi.
Nếu anh/chị có tham gia nghiên cứu ở lĩnh vực này và cần đến data khảo sát này liên hệ qua email của tôi: locdh@fpt.com.vn, tôi sẽ gởi lại dữ liệu của nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ của anh/chị!
Phần 1: THÔNG TIN CHUNG
1. Bạn hiện đang công tác tại Công ty chi nhánh FPTx nào của FPT? * FIS SOFT
FIS ERP FSOFT Other:
2. Bạn là nhân viên chính thức của FPT hay là cộng tác viên? * Ký hợp đồng chính thức của FPT
Ký hợp đồng cộng tác viên Other:
3. Bạn đã làm công việc triển khai phần mềm tại Công ty FPTx trên trong bao lâu? * Dưới 2 năm Từ 2-4 năm Từ 4-7 năm Từ 7-10 năm Trên 10 năm
4. Trong 2 năm gần đây, thời gian đi công tác triển khai phần mềm của bạn khoảng bao nhiêu tháng? *
Dưới 12 tháng Từ 12 - 18 tháng Từ 18 - 22 tháng
Trên 22 tháng
5. Khi đi công tác, bạn đánh giá thế nào về chế độ hỗ trợ công tác phí * Không đủ bù đắp chi phí tối thiếu
Phải tiết kiệm mới đủ dùng Thoải mái chi tiêu
6. Các dự án phần mềm của bạn tham gia thường kéo dài bao lâu? * Dưới 2 tháng
Từ 2 - 6 tháng Từ 6 - 12 tháng Trên 12 tháng 7. Hiện tại bạn giữ vị trí *
Triển khai chương trình Tư vấn nghiệp vụ Trưởng nhóm triển khai Kỹ sư cầu nối
Quản trị dự án Manager Other:
8. Bạn vui lòng cho biết mong muốn của bạn về mức thu nhập hằng tháng hợp lý khi chọn nghề triển khai phần mềm? *
Tầm 10 triệu Từ 10-13 triệu Từ 13-16 triệu Từ 16-20 triệu Từ 20-25 triệu Trên 25 triệu Phần 2. KHẢO SÁT ĐỊNH LƯỢNG
Xin vui lòng cho biết mức độ đồng ý của anh/chị trong các phát biểu sau bằng cách chọn một con số ở từng dòng Quy ước:
1: Hoàn toàn không đồng ý 2: Không đồng ý
3. Trung dung 4. Đồng ý
Cảm nhận về công việc.
Đi công tác triển khai phần mềm nhiều nơi, gặp nhiều người, mau trưởng thành kinh nghiệm. Bạn có cảm nhận sự thú vị, có ý nghĩa với công việc?
1. Tôi cảm thấy công việc của mình rất có ý nghĩa. *
Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn đồng ý
2. Tôi thích công việc mình đang làm vì có giá trị với nhiều người. *
Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn đồng ý
3. Tôi thường hãnh diện về công việc hiện tại khi trao đổi với người khác. *
Hoàn toàn không đồng ý Hoàn toàn đồng ý
4. Công việc của tôi đang làm rất thú vị. *