Giải pháp đối với Sự yêu thích công việc

Một phần của tài liệu NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TRIỂN KHAI PHẦN MỀM TẠI TẬP ĐOÀN FPT.PDF (Trang 78)

Sự cảm nhận, yêu thích công việc đóng vai trò khá quan trọng trong các yếu tố ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng trong công việc của NVTKPM (Beta=0.132) và thang đo trung bình mean = 3.900, quan sát chi tiết với các biến quan sát có mean thấp hơn giá trị trung bình của thang đo (xem bảng 4.11 và phụ lục12.2).

 CN1=3.87: Tôi cảm thấy công việc của mình rất có ý nghĩa.

 CN4=3.88: Công việc của tôi đang làm rất thú vị.

 CN3=3.76: Hãnh diện về công việc hiện tại khi trao đổi với người khác. Do vậy, để nâng cao độ hài lòng của nhân viên, FPT cần giải pháp để nâng cao sự yêu thích, cảm nhận tốt về công việc, giúp NVTKPM có nhiều niềm tin yêu vào việc mình đang làm cụ thể tác giả đề xuất thực hiện một số chính sách sau:

Công tác tuyển dụng

Cấp quản lý, tư vấn: Đòi hỏi đầu tư mạnh về chất xám, đội ngũ tinh nhuệ, kinh nghiệm dạn dày, tiếp xúc khách hàng chuyên nghiệp. Để xây dựng đội ngũ này thực sự rất khó khan, FPT luôn gặp cạnh tranh của đối thủ và thu hút chất xám ngược về khách hàng sau khi sử dụng dịch vụ. Cần phải đầu tư theo dạng dài hơi, có định hướng chiến lược rõ ràng. Ngay trong các hợp đồng ký kết kinh doanh với khách hàng cũng phải có các điều khoản giữ người.

 Trải thảm đỏ, có chính sách cầu hiền và lộ trình công danh, đãi ngộ thật rõ ràng để đủ sức chiêu mộ được hiền tài, tướng giỏi.

 Chính sách thưởng phạt nghiêm minh, tạo điều kiện để nhân viên cũ trưởng thành lên các vị trí quản lý, chuyên gia.

 Luân chuyển cán bộ và thay quản lý nếu không đạt chỉ tiêu về kinh doanh, KPI nội bộ, mở đường rộng rãi cho tầng lớp kế cận phát triển lên.

Cấp triển khai việc cụ thể, chi tiết: Cần đội ngũ trẻ, có thể ít kinh nghiệm nhưng cần có sức khoẻ, có nhiệt tình và chấp nhận lăn xả, đi công tác nhiều ngày. Số lượng cần đông, tuỳ theo qui mô và phạm vi dự án nhưng phải có kế hoạch trước để chuẩn bị. Thường tuyển dụng đối tượng cộng tác viên vào mảng nhân sự này.

 Tham gia các ngày hội tuyển dụng, tăng cường quảng bá vào các trường Đại học, Cao đẳng nơi có nguồn sinh viên sắp ra trường, đang có nhu cầu tìm việc, muốn chứng tỏ bản thân, tìm kiếm nơi có nhiều cơ hội, ổn định khách hàng, trao dồi được kinh nghiệm .

 Tổ chức các ngày hội việc làm, Open day, cho phép ứng viên, phụ huynh của cán bộ đang làm việc, những người có quan tâm về FPT được tham quan môi trường làm việc hiện đại thực tế thế nào, giúp cho họ có cảm nhận tốt, gần gũi hơn về văn hoá FPT, về nơi mình sẽ gắn bó lâu dài.

 Quảng bá trên các phương tiện đại chúng, website tuyển dụng về nhu cầu lao động tại FPT, giới thiệu về chiến lược của công ty để thu hút nhân tài, nguồn nhân lực trẻ, được đào tạo bài bản.

 Ngoài ra, trong quá trình phỏng vấn, phỏng vấn viên cần phải tìm hiểu động cơ thực sự và định hướng lâu dài của ứng viên đăng ký dự tuyển vào vị trí. Các ứng viên chỉ muốn có việc làm tạm thời trong thời gian ngắn, hoặc muốn có kinh nghiệm trong thời gian đi công tác ngắn, nữ vướng bận gia đình sẽ không thể gắn bó lâu dài với công việc này.

Tuyên truyền vị trí nghề nghiệp

Nghề lập trình viên thì hầu như ai cũng biết, đó chính là nghề code tạo ra các sản phẩm phần mềm chạy trên máy tính; tuy nhiên làm sao phần mềm này có thể vận hành được ở môi trường khách hàng, đặc biệt để phần mềm lớn, nhiều chức năng, phân hệ thì cần phải có người triển khai. Do đó, công việc triển khai phần mềm vẫn là một công việc còn khá mới mẻ ở Việt Nam, không chỉ bản thân chính nhân viên này mà cả một số các nhà quản lý cũng chưa thực sự đánh giá cao công việc này. Để người lao động thực sự yêu nghề và an tâm làm việc lâu dài thì ý nghĩa

của công việc, sự công nhận của gia đình, của khách hàng và xã hội đối với nghề này hết sức quan trọng.

 Ngay từ những ngày đầu, NVTKPM cần được tuyên truyền về ý nghĩa công việc của mình. Họ là những người đầu tiên giải quyết khó khăn khi FPT áp dụng một sản phẩm phần mềm đến khách hàng, phân tích, lắng nghe khách hàng, gián tiếp đem lại giá trị từ sản phẩn phần mềm trở nên hiệu quả với hoạt động thực tế của họ hằng ngày.

 Bộ máy tuyên truyền của FPT phải luôn truyền bá: Thông qua NVTKPM khách hàng cảm nhận hình ảnh của FPT và thông qua việc triển khai, tư vấn khách hàng, họ là người giữ gìn, bảo vệ thương hiệu FPT. Đối với bản thân mình, làm nghề triển khai phần mềm là cơ hội tuyệt vời để họ rèn luyện kỹ năng giao tiếp, tư vấn; thấm nhuần triết lý đem lại sự hài lòng và hạnh phúc cho khách hàng, bản thân thông qua việc “phục vụ”…

 Về bộ máy lãnh đạo của CTC: họ là người quản lý, người sử dụng lao động, bản thân FPT và các CTC cần nhìn nhận, định vị công việc của NVTKPM tương xứng trong hệ thống chức danh của mình. Cụ thể mức quan trọng bằng hệ thống chức danh, cách tính hiệu quả, lương thưởng căn cứ tương ứng, những danh hiệu vào cuối kỳ khen thưởng.

Đây là nghề rất có ý nghĩa trong xã hội công nghệ đang ảnh hưởng sâu rộng, nhu cầu tin học hoá lan rộng, đâu đâu cũng cần có phần mềm quản lý như ngày nay.

Xác định quan điểm truyền bá và quản lý

Triển khai phần mềm là nghiệp vụ đòi hỏi thời gian và cách làm chuẩn, đúng qui trình dự án, đúng nghiệp vụ và hiểu được khách hàng sâu sắc để triển khai phần mềm thành công và đáp ứng được đúng yêu cầu. Điểm quan trọng đó là làm hài lòng NVTKPM chính là thành công của nhà quản lý, tuy nhiên cần phải xác định mức độ ảnh của các yếu tố tác động đến sự hài lòng, yếu tố nào là quan trọng để tập trung cải thiện, nâng cao sự hài lòng cho nhân viên của mình. Các nhà quản lý FPT hiện nay là những người chủ doanh nghiệp, dưới góc độ là nhà đầu tư nên mục tiêu

chính của họ là kiếm được càng nhiều lợi nhuận càng tốt. Tuy nhiên, họ quên rằng việc không tập trung quan tâm động viên, cải thiện sự hài lòng của NVTKPM sẽ là nguyên nhân sâu xa gây ra sự bất mãn với công việc, kết quả NV sẽ rời bỏ hoặc lơ là với dự án đang triển khai, điều này sẽ làm mất thêm nhiều chi phí khác cho công tác tuyển dụng mới, đào tạo, đáng kể nhất là việc lãng phí, gây tăng chi phí, thất thoát tổng nguồn lực có hạn dành cho dự án đang vận hành.

Đặc biệt, do NVTKPM được làm việc ở lĩnh vực tiếp xúc trực tiếp khách hàng, theo sát dự án từ đầu đến cuối, nên sự tác động xấu về phía khách hàng đó là điều đương nhiên và sâu sắc. Thực tế hiện tại, họ tuy là những người làm việc trực tiếp lại rất ít được quan tâm đúng mức, tỉ lệ cảm nhận công việc hiện tại (phụ lục 3) cho thấy mức thất vọng và không hài lòng đến 54.7%. Do vậy, các nhà quản lý FPT nên thay đổi quan điểm quản lý của mình sao cho phù hợp, làm mắc xích quan trọng để gắn kết nhân viên hơn, từ đó làm động lực để tăng thêm cảm nhận và sự yêu thích công việc cho nhân viên nói chung và NVTKPM nói riêng.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TRIỂN KHAI PHẦN MỀM TẠI TẬP ĐOÀN FPT.PDF (Trang 78)