Theo kết quả nghiên cứu thống kê, mean của chỉ số này là 4.158 nhưng quan hệ ngược chiều với độ hài lòng. Việc ta cần làm đầu tiên đó là giảm mean xuống ở các item sau (xem bảng 4.11 và phụ lục 12.1).
CNTT1: 4.28 do áp lực nhiều từ dự án phần mềm
CNTT3: 4.33 do công việc phức tạp vì vì số lượng kiến thức, thông tin, nghiệp vụ rất lớn)
Thực tế cho thấy công việc triển khai phần mềm là một nghề có nhiều đặc thù, sử dụng lao động có hàm lượng chất xám đủ để hiện thực những giải pháp phần mềm vô hình, khô cứng trong lĩnh vực máy tính trở thành qui trình, công việc thực tế, mang lại hiệu quả vận hành cho khách hàng sử dụng sản phẩn phần mềm. Nghiên cứu cho thấy đặc thù ngành nghề ảnh hưởng ngược chiều đến mức độ hài lòng với hệ số Beta lớn nhất chứng tỏ đây là yếu tố rất quan trọng cần tác động để điều chỉnh tăng độ hài lòng.
Chia công việc và đặc thù ngành nghề của NVTKPM thành 3 dạng
o Nhân viên thừa hành nghiệp vụ: nhóm cán bộ nhân viên có kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc theo chuyên môn nghiệp vụ thừa hành theo quy trình có sẵn. Ví dụ như chức danh triển khai chương trình.
o Chuyên gia, chuyên viên: nhóm cán bộ nhân viên có kiến thức và kỹ năng để thực hiện công việc phức tạp theo chuyên môn. Có khả năng làm việc độc lập và giám sát nhân viên dưới quyền. Ví dụ như chức danh tư vấn nghiệp vụ, kỹ sư cầu nối, trưởng nhóm triển khai.
o Quản lý: nhóm cán bộ quản lý có kiến thức và kỹ năng để thực hiện nhiều công việc phức tạp. Có khả năng làm việc độc lập cao, triển khai các chính sách quy định, giám sát được các dự án có quy mô. Ví dụ như chức danh Quản trị dự án, manager.
Ngoài ra, để giảm áp lực mà vẫn duy trì hiệu quả công việc, FPT cần triển khai đồng bộ các phương pháp quản lý mới song hành với các hoạt động giảm stress, vui chơi giải trí ngoài công việc. Các phương pháp quản lý mới hiện tại FPT đang áp dụng như: Công cụ quản trị dự án , ghi nhận time sheet làm việc FPT Insight; ban quản lý đảm bảo chất lượng dự án luôn đồng hành cùng đội dự án để kiểm soát và đo lường thông qua các chỉ tiêu KPI đánh giá; quản lý dự án theo chuẩn quản lý chất lượng quốc tế CMMi, ISO. Bằng kinh nghiệm nhiều năm thực tế, tác giả thấy rằng chỉ bằng cách làm việc chuyên nghiệp, quản lý vững vàng mới đảm bảo được thành công cho dự án và áp lực công việc đè lên người NVTKPM trong đội dự án mới từng bước điều chỉnh phù hợp và cân bằng.
5.3 Hạn chế và hướng phát triển của đề tài 5.3.1 Hạn chế của đề tài