Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Giới thiệu tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh Khánh hóa và vai trò của phát triển MICE đối với khánh hòa (Trang 30)

Nếu so sánh với các địa danh như Singapore hay TP.HCM, tỉnh Khánh Hòa cũng hội tụ nhiều yếu tố để có thể phát triển thành công loại hình du lịch MICE. Tuy vậy, Khánh Hòa chỉ mới định hướng phát triển du lịch MICE trong vài năm gần đây nên cần phải học hỏi nhiều kinh nghiệm từ các địa phương đã đi trước để có thể khai thác hết tiềm năng và thế mạnh du lịch của mình.

Thứ nhất, tỉnh Khánh Hòa cần phải có định hướng phát triển cụ thể và rõ

ràng để đầu tư hiệu quả. Loại hình du lịch MICE đòi hỏi phải đầu tư một số vốn

lớn vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nếu không có những định hướng cụ thể, Khánh Hòa không thể điều hòa nguồn ngân sách đầu tư sao cho hợp lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá, giao thông hiện đại, hệ thống khách sạn 4-5 sao với các trang thiết bị hội nghị, hội thảo đạt chuẩn quốc tế là những điều kiện không thể thiếu để phát triển loại hình du lịch MICE. Thêm vào đó là những trung tâm hội họp đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện hội nghị, hội thảo, triển lãm có sức chứa từ vài nghìn người trở lên, mang tầm vóc quốc tế. Đặc biệt là không thể thiếu những trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí,... để phục vụ cho khách du lịch MICE – những du khách có yêu cầu và chi tiêu cao. Vì thế, Khánh Hòa phải xác định rõ du lịch MICE là định hướng mũi nhọn để tránh lãng phí trong đầu tư, đầu tư được tập trung, đồng bộ, chuyên sâu, khai thác thế mạnh, tạo nên một điểm tựa thúc đẩy sự phát triển chung của toàn ngành du lịch và đạt hiệu quả tốt nhất.

Thứ hai, chính quyền tỉnh Khánh Hòa cần hỗ trợ tối đa và thành lập các

cơ quan chuyên trách cho loại hình du lịch MICE. Chính quyền nên có những

chính sách hỗ trợ trong thủ tục hải quan, thủ tục xin giấy phép tổ chức triển lãm, hội nghị,... một cách nhanh chóng và đơn giản nhất. Để phát triển du lịch MICE cần phải có các cơ quan chuyên trách về MICE thì hiệu quả mới cao, kết quả mới tốt nhất. Hầu hết các quốc gia khai thác lĩnh vực này đều có một cơ quan hay tổ chức xúc tiến du lịch MICE như một số quốc gia đã thành lập: Japan Congress and Convention Bureau, Singapore Convention Bureau, Malaysia Covention Bureau, HongKong Convention and Incentive Travel Bureau, Shanghai Convention Bureau, Thailand Incentive and Convention Bureau,... Khách hàng của MICE thường là những công ty, những tập đoàn đa quốc gia, những tổ chức quốc tế lớn trên thế giới nên cần phải có những nhà tổ chức chuyên nghiệp (Professional Convention

Organizer) đứng ra đảm nhiệm để cho việc tổ chức các sự kiện MICE được thành công.

Thứ ba, Khánh Hòa cần xây dựng riêng cho mình một thương hiệu du lịch

tiếng về ngành du lịch nhưng vẫn chưa thực sự xây dựng được một hình ảnh đặc biệt ấn tượng để quảng bá rộng khắp cho du khách mọi nơi biết đến. Chính vì thế việc xây dựng hình ảnh là rất cần thiết, cần liên kết với các trung tâm MICE nổi tiếng để học hỏi kinh nghiệm của những chuyên gia và có những chiến lược quảng bá hiệu quả sao cho để lại trong lòng du khách ấn tượng: Khánh Hòa là một điểm đến lý tưởng của loại hình du lịch MICE.

Thứ tư, cần phải có sự liên kết hợp tác giữa các tổ chức để cung cấp dịch

vụ toàn diện cho du khách MICE và đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế. Một

hệ thống các phòng ban, đơn vị được phân chia rõ nhiệm vụ, chức năng và phối hợp hài hòa với nhau là điều mà du lịch Khánh Hòa đang còn thiếu. Nếu các công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú, các đơn vị giao thông, các trung tâm mua sắm, giải trí,... biết cách liên kết, kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc phục vụ du khách MICE, thì hiệu quả của loại hình du lịch này sẽ ngày càng được nâng cao và toàn diện, đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu mang tiêu chuẩn quốc tế của du khách MICE. Nhờ vậy, thương hiệu về loại hình du lịch MICE của tỉnh Khánh Hòa cũng được khẳng định và đứng vững hơn trên thị trường thế giới.

Sơ kết chương 1: Chương 1 được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về việc phát

triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa, trong đó bao gồm các khái niệm, đặc điểm, cũng như điều kiện cần có để phát triển loại hình này. Qua đó, chương 1 cũng giới thiệu tổng quan về tiềm năng du lịch của tỉnh Khánh Hòa nói chung, tiềm năng phát triển du lịch MICE nói riêng, và những yếu tố khiến cho việc phát triển loại hình du lịch MICE tại địa phương này là có ý nghĩa và cấp thiết. Chương 1 cũng cung cấp thông tin về tình hình phát triển loại hình du lịch MICE tại một số địa phương khác nhằm đưa ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho việc định hướng phát triển loại hình du lịch này tại tỉnh Khánh Hòa một cách hiệu quả. Đây là những tiền đề cơ bản nhất làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tình hình khai thác và phát triển loại hình du lịch MICE quốc tế tại Khánh Hòa trong những năm qua, từ đó đưa ra được những giải pháp cụ thể nhằm phát triển loại hình này theo con đường đúng đắn và có giá trị.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE TẠI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2005 – 2011 2.1. Tổng quan tình hình du lịch MICE Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011 2.1.1. Tình hình phát triển du lịch MICE quốc tế tại Khánh Hòa

2.1.1.1. Doanh thu từ loại hình du lịch MICE

Doanh thu từ loại hình du lịch MICE bao gồm các khoản thu từ chi phí lưu trú, chi

phí tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện, dịch vụ ăn uống, chi phí đi lại, tham quan, mua sắm,... của khách du lịch MICE quốc tế. Dưới đây là một số thống kê về doanh thu loại hình du lịch này tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011.

Bảng 2.1: Doanh thu từ loại hình du lịch MICE quốc tế tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011

Đơn vị: tỷ VND

Năm Doanh thu MICE

quốc tế Doanh thu toàn ngành du lịch Tỷ trọng

2005 27,29 643,74 4,24%

2006 33,45 834,21 4,01%

2007 43,35 1.025 4,23%

2008 77,13 1.357 5,68%

2010 143,23 1.877 7,63%

2011 246,29 2.252 10,94%

Nguồn: Sở VH,TT&DL Khánh Hòa, 2012B.

Dựa vào bảng 2.1, có thể thấy giai đoạn đầu (từ năm 2005 đến 2007), sự đóng góp của doanh thu du lịch MICE vào tổng doanh thu toàn ngành du lịch tỉnh Khánh Hòa chỉ chiếm một phần nhỏ (gần 4%), vì đây là thời kỳ khởi đầu, Khánh Hòa nhận thức được tiềm năng của loại hình du lịch mới này nên chưa có nhiều chú trọng trong đầu tư, xúc tiến hay đẩy mạnh MICE. Nhưng đến những năm gần đây, đặc biệt là hai năm 2010 và 2011, loại hình du lịch MICE đang dần khẳng định vị thế của mình trong tất cả các loại hình du lịch khi doanh thu của loại hình này đang dần tăng tỷ trọng, lên đến 7,63% vào năm 2010 và 10,94% vào năm 2011. Dự báo tỷ trọng này sẽ ngày càng tăng khi Khánh Hòa nhận thức và phát huy tối đa những tiềm năng du lịch MICE trong những năm tới đây, điều đó thể hiện du lịch MICE đang dần trở thành loại hình trọng điểm của toàn ngành du lịch Khánh Hòa.

Bi u đ Doanh thu du l 2.1: ch MICE t

nh Khánh Hòa giai đo n 2005 2011 Ngu n: S

VH,TT&DL Khánh Hòa, 2012B. 29 , 27 , 33 45 43 , 35 13 77 , 77 57 , 143,23 246,29 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Đơn vị: tỷ VND

Biểu đồ 2.1 đã phản ánh tình hình tăng trưởng doanh thu của loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011. Qua biểu đồ, ta thấy doanh thu từ MICE tại tỉnh Khánh Hòa có xu hướng tăng qua các năm. Đặc biệt là từ giai đoạn 2009 đến 2011, doanh thu tăng mạnh, từ 77,57 tỷ VND/năm lên đến 246,29 tỷ VND. Nguyên nhân là từ sau sự kiện Hoa hậu Hoàn vũ Quốc tế 2008 được tổ chức ở Khánh Hòa, địa phương đã xây dựng được hình ảnh là một điểm đến lý tưởng của loại hình du lịch MICE với những dịch vụ cao cấp và khả năng phục vụ, tổ chức chuyên nghiệp, tầm cỡ quốc tế. Thêm vào đó, nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng, trung tâm mua sắm cao cấp được đầu tư xây dựng, cảng hàng không Cam Ranh và cảng biển Nha Trang chính thức trở thành cảng du lịch quốc tế,... đã và đang kích thích chi tiêu của du khách MICE khi đến với tỉnh Khánh Hòa ngày càng tăng mạnh hơn nữa.

Khánh Hòa là một địa phương đa dạng nhiều loại hình du lịch khác như du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng,... Trong thời gian vừa qua, doanh thu của du lịch MICE không ngừng tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ngày càng cao cho thấy việc ưu tiên phát triển loại hình này có thể đem đến những kết quả khả quan hơn nữa trong tương lai.

2.1.1.2. Số lượt khách MICE quốc tế

Hiện tại, Sở VH,TT&DL Khánh Hòa vẫn chưa tiến hành thống kê cụ thể số lượt khách du lịch MICE quốc tế đến Khánh Hòa trong từng năm. Thêm vào đó, du khách MICE quốc tế đến với Khánh Hòa đa số và chủ yếu thông qua các công ty lữ hành nổi tiếng ở TP.HCM như Saigontourist, Fiditour, Vietravel, Bến Thành tourist, TST tourist,... Vì vậy, tác giả thống kê số lượt khách du lịch MICE đến với Khánh Hòa chủ yếu qua báo cáo kinh doanh hàng năm của các công ty lữ hành kể trên, được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Lượt khách du lịch MICE quốc tế đến tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 -2011

Đơn vị: lượt người

Năm Đến tỉnh Khánh Hòa Đến Việt Nam Tỷ trọng

(%) Tổng số Tốc độ phát triển

2005 6.214 - 495.535 1,25 2006 6.984 12,39 575.812 1,21 2007 9.033 29,34 643.611 1,40 2008 12.623 39,74 844.777 1,49 2009 11.248 -10,89 783.139 1,44 2010 17.324 54,02 1.023.615 1,69 2011 22.019 27,10 1.003.005 2,20

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo của Tổng cục du lịch Việt Nam vàbáo cáo kinh doanh của các công ty lữ hành, 2012.

Trong giai đoạn từ 2005 đến 2011, tỉnh Khánh Hòa tự hào là địa điểm được chọn để tổ chức nhiều hoạt động quốc tế nổi bật. Chính nhờ những hoạt động quốc tế này đã giúp tỉnh Khánh Hòa thu hút nhiều du khách quốc tế đến và tổ chức các sự kiện MICE tại đây. Cùng với xu hướng phát triển du lịch MICE quốc tế tại Việt

Nam, Khánh Hòa cũng đóng góp ít nhiều tiềm năng thu hút du khách của loại hình này, và sự đóng góp ấy ngày càng tăng theo thời gian, điều này thể hiện tiềm năng MICE quốc tế ở Khánh Hòa đang ngày càng được chú trọng khai thác.

Theo thống kê ở bảng 2.2, ta có thể thấy rằng lượng khách MICE quốc tế đến tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011 mặc dù có nhiều biến động nhưng nhìn chung số lượng vẫn tăng theo thời gian. Đặc biệt là đóng góp của MICE quốc tế ở Khánh Hòa đối với MICE quốc tế cả nước mặc dù ban đầu còn rất nhỏ, nhưng cũng có thể thấy sự tăng trưởng theo thời gian đã khẳng định Khánh Hòa đang dần trở thành một trong những điểm đến tốt nhất của du khách loại hình du lịch MICE khi đến Việt Nam.

Từ năm 2005 đến năm 2007 có thể được coi là những năm đầu tiên Khánh Hòa đi vào khai thác du lịch quốc tế, trong đó có loại hình du lịch MICE. Những năm này, các cơ sở hạ tầng, vật chất – kỹ thuật của tỉnh được chú trọng đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu của du lịch quốc tế. Nhiều cơ sở kinh doanh du lịch quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại được phát triển. Nhiều cơ sở lưu trú, các khu du lịch

nghỉ dưỡng đẳng cấp cao đã được đầu tư xây mới, mở rộng quy mô, nâng cấp trang thiết bị và chất lượng phục vụ trong 2 năm 2006 và 2007 (Báo

Khánh Hòa, 2008). Đặc biệt, vào tháng 6 năm 2006, Khánh Hòa vinh dự được lựa chọn làm địa điểm tổ chức Hội nghị Chuyên viên Tài chính APEC (TWG) lần thứ 22 trong Tiến trình Bộ trưởng Tài chính APEC 2006, mà theo ông Nguyễn Bá Toản – Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, Bộ Tài chính, Chủ tịch TWG 2006 cho biết, chọn lựa này không phải là ngẫu nhiên mà là dựa trên một số tiêu thức nhất định. Ông cho biết thêm rằng, một trong những mục tiêu mà Chính phủ đã chỉ đạo khi triển khai tổ chức APEC – Việt Nam 2006 là nhằm quảng bá, nâng cao hình ảnh đất nước và tạo dấu ấn Việt Nam. Tỉnh Khánh Hòa là một trung tâm du lịch đang có tốc độ phát triển kinh tế cao, hơn nữa, cũng đảm bảo được các điều kiện tổ chức hội nghị về các mặt cơ sở vật chất, hệ thống giao thông và thông tin, các dịch vụ phục vụ, đảm bảo an ninh và tuyên truyền. Ngay từ mùa hè 2005, Bộ Tài chính đã phối hợp cùng các ban ngành của tỉnh Khánh Hòa dưới sự chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh tiến hành khảo sát thực địa, đánh giá các mặt thuận lợi, khó khăn và quyết định chọn Đảo Hòn Tre là địa điểm tổ chức Hội nghị TWG 22. Trong quá trình chuẩn bị Hội nghị, Bộ Tài chính đã nhận được sự quan tâm và phối hợp chặt chẽ của UBND tỉnh Khánh Hòa cùng hỗ trợ thường xuyên từ các ban ngành của tỉnh. Sự phối hợp này vừa đảm bảo cho thành công của Hội nghị, đồng thời quảng bá trực tiếp hình ảnh của Khánh Hòa tới các quan khách tham dự Hội nghị (Báo Tài chính, 2006).

Năm 2008, tốc độ tăng lượt khách MICE quốc tế lên đến 39,74%, đã có đến 12.623 du khách quốc tế đến tỉnh Khánh Hòa với mục đích công việc. Có thể nói thời gian này, lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa đã nhận thức được tiềm năng phát triển loại hình du lịch này tại địa phương, thể hiện ở sự kiện tỉnh không ngại ngần đăng ký với Bộ văn hóa để tổ chức cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới 2008. Sự kiện này mang tính kết hợp và toàn cầu, có đến 170 kênh truyền hình đưa tin, thu hút sự quan tâm của ít nhất 120 quốc gia. Đây là một phương án để chủ động phát triển kinh tế, đầy mạnh ngành du lịch và giới thiệu đất nước đến với thế giới. Tỉnh Khánh Hòa đã nhanh chóng xây dựng thêm nhiều cơ sở hạ tầng, nhà hát, khách sạn cao cấp nhằm phục vụ cho sự kiện đặc biệt này. Chính điều này đã khiến Khánh Hòa nâng cấp tiềm năng MICE của mình và trở thành sự lựa chọn của nhiều du khách quốc tế. Tỷ lệ du khách MICE quốc tế đến Khánh Hòa chiếm 1,49% cả nước.

Năm 2009, chịu ảnh hưởng của dịch cúm A/H1N1, không riêng gì tỉnh Khánh Hòa, du lịch quốc tế cả nước sụt giảm. Số lượt khách du lịch loại hình MICE đến Khánh Hòa giảm 10,89% so với năm 2008. Tuy nhiên vì đây là tình trạng chung của cả nước nên tỷ trọng MICE quốc tế của Khánh Hòa vẫn chiếm 1,44% cả nước, không hạ nhiều so với năm trước.

Loại hình du lịch MICE quốc tế tại Khánh Hòa thực sự bùng nổ vào năm 2010, khi số lượt khách MICE là 17.324, tăng đến 54,02% so với năm 2009. Đây là năm sân bay Cam Ranh được chính thức trở thành cảng hàng không quốc tế và mở ra nhiều đường bay quốc tế với các quốc gia khác. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành công của du lịch quốc tế nói chung và loại hình du lịch MICE nói riêng. Du khách có thể trực tiếp dễ dàng đến với tỉnh Khánh Hòa bằng con đường hàng không

Một phần của tài liệu Giới thiệu tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh Khánh hóa và vai trò của phát triển MICE đối với khánh hòa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w