Định hướng phát triển du lịch Khánh Hòa đến 2020

Một phần của tài liệu Giới thiệu tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh Khánh hóa và vai trò của phát triển MICE đối với khánh hòa (Trang 67)

Đầu năm 2011, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức họp nghe Sở Kế hoạch và Đầu tư và Viện Nghiên cứu chiến lược phát triển – Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. Theo đó, mục tiêu tổng quát là xây dựng Khánh Hòa trở thành tỉnh có tiềm lực kinh tế mạnh và phát triển năng động với cơ cấu kinh tế hiện đại; là một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả vùng và cả nước; có một số sản phẩm sản xuất và dịch vụ có thương hiệu uy tín tầm quốc gia và quốc tế; có đội ngũ cán bộ quản lý, doanh nhân giỏi và nguồn

nhân lực có chất lượng khá so với vùng và cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, một số công trình hiện đại đạt trình độ tiên tiến so với cả nước và khu vực.

Trong đó, Quy hoạch Tổng thể phát triển du lịch Khánh Hòa đến năm 2020 (UBND Khánh Hòa, 2006) đề ra định hướng phát triển như sau:

- Phát triển du lịch theo hướng sinh thái kết hợp văn hoá trong đó chú trọng phát triển du lịch sinh thái biển để khai thác tối đa các tiềm năng, nội lực của tỉnh.

- Phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm song song với việc nâng cao chất lượng và đa dạng hoá sản phẩm để tạo ra bước đột phá.

- Phát triển du lịch trên cơ sở toàn diện du lịch quốc tế và du lịch nội địa, trong đó phát triển mạnh du lịch quốc tế, lấy du lịch quốc tế làm động lực thúc đẩy du lịch nội địa và các ngành dịch vụ phát triển.

- Phát triển du lịch Khánh Hoà với vai trò là trung tâm du lịch của tiểu vùng du lịch Duyên hải Nam Trung Bộ và cả nước, là đầu mối phân phối khách du lịch cho khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

- Phát triển du lịch phải bảo đảm tính tổng hợp liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao với vai trò du lịch là động lực thúc đẩy để phát huy sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế khác.

- Phát triển du lịch một cách bền vững trên cơ sở gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội, có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc xoá đói giảm nghèo.

Cụ thể các chỉ tiêu như sau:

- Khách du lịch: Tăng cường thu hút khách du lịch, phấn đấu năm 2015 đón 2.300 ngàn lượt trong đó có gần 900 ngàn lượt khách quốc tế; năm 2020 đón được 3.400 ngàn lượt khách trong đó có khoảng 1.400 ngàn lượt khách quốc tế.

- Thu nhập từ du lịch: Nâng cao nguồn thu từ du lịch; phấn đấu năm 2015 khoảng 5.000 tỷ VND (doanh thu du lịch 3.200 tỷ); năm 2020 đạt 10.700 tỷ VND (doanh thu du lịch đạt 7.000 tỷ); đưa tổng giá trị GDP du lịch năm 2015 đạt 2.400 tỷ (9,94%) và năm 2020 đạt gần 5.000 tỷ VND ( chiếm 11,53% tổng GDP của tỉnh).

- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch; tăng cường đầu tư, xây dựng các khu du lịch tổng hợp và chuyên đề quốc gia trên địa bàn, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương (2 khu du lịch quốc gia và khoảng 18 - 20 khu du lịch khác); nâng cấp các tuyến, điểm du lịch quốc gia và địa phương trên địa bàn; nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở lưu trú đảm bảo đến năm 2015 khoảng 12.400 phòng với hơn 8.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 2.200 phòng đạt tiêu chuẩn 4 – 5 sao; năm 2020 đạt gần 21.000 phòng với hơn 15.700 phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng trong đó có 4.000 phòng đạt tiêu chuẩn 4 – 5 sao.

- Lao động và việc làm: Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội; phấn đấu đến năm 2015 toàn ngành du lịch Khánh Hoà đảm bảo hơn 60.000 lao động (trong đó có khoảng 20.000 lao động trực tiếp) và năm 2020 có hơn 113.000 lao động (trong đó có hơn 38.000 lao động trực tiếp).

Để phù hợp với thị hiếu của các thị trường khách và khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch, tỉnh Khánh Hòa định hướng phát triển chủ yếu là loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, vui chơi giải trí, tham quan, thể thao mạo hiểm, khám phá đáy biển và các đảo ven bờ, du lịch tàu biển,...; các loại hình và sản phẩm bổ trợ: du lịch sinh thái núi, du lịch văn hóa, du lịch MICE, du lịch công vụ, thăm người thân

(VFR). Mục tiêu chính là đầu tư phát triển nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch Khánh Hoà nhằm thu hút hơn nữa khách du lịch cao cấp, đặc biệt là khách du lịch quốc tế, đưa Khánh Hoà thực sự là một trọng điểm du lịch của Nam Trung Bộ nóí riêng và cả nước nói chung.

3.2.2. Cơ hội và thách thức của du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa 3.2.2.1. Cơ hội

- Trong khi tình hình thế giới đang diễn ra vô cùng phức tạp, mất ổn định tại nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới thì Việt Nam được quốc tế đánh giá là điểm đến an toàn với nền chính trị ổn định, kinh tế không bị ảnh hưởng nhiều bởi suy thoái toàn cầu, thu hút khách du lịch quốc tế đến Việt Nam ngày càng nhiều.

- Khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói chung và ASEAN nói riêng đang là một thị trường đầy tiềm năng về loại hình du lịch MICE với các trung tâm tổ chức MICE nổi tiếng như Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Malaysia,... trở thành khu vực phát triển MICE năng động nhất và có mức độ cạnh tranh cao.

- Du khách MICE đang có xu hướng tìm kiếm những điểm đến mới lạ, và Việt Nam đang được đánh giá là một điểm đến đầy tiềm năng và thú vị của loại hình du lịch này. Thêm vào đó, thời gian qua Việt Nam đã đứng ra tổ chức nhiều sự kiện mang tầm cỡ quốc tế và khu vực như ASEM 5, APEC 2006,... riêng tại tỉnh Khánh Hòa là một phần APEC 2006, Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010,... đã thực sự xây dựng hình ảnh Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng có thể tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe của thế giới.

- Cùng với tiến trình hội nhập toàn cầu, Việt Nam tham gia thành công WTO và đang là thị trường hấp dẫn thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện để phát triển du lịch MICE. Thêm vào đó, Chính phủ còn đề ra nhiều chính sách hỗ trợ tối đa cho du lịch như miễn thị thực visa cho các nước ASEAN và một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ,...

- Du lịch MICE đã và đang được sự quan tâm, phát triển của chính quyền tỉnh Khánh Hòa, với những chính sách đầu tư phát triển theo hướng trọng tâm thu hút khách quốc tế cao cấp, cũng chính là đối tượng du khách MICE.

3.2.2.2. Thách thức

- Khánh Hòa được biết đến là một địa danh nổi tiếng về du lịch biển đảo, chưa thực sự là một điểm đến phổ biến đối với khách du lịch MICE, mới chỉ là một điểm dừng chân. Một số trang web nổi tiếng về việc giới thiệu địa điểm du lịch MICE trên thế giới (như www.micepoint.com) vẫn chưa có sự xuất hiện của tỉnh Khánh Hòa.

- Sự cạnh tranh của các trung tâm MICE quy mô lớn và đã hoạt động lâu dài như Singapore, Thái Lan, Malaysia,... trong khu vực ASEAN. Trong khi những trung tâm này không ngừng đầu tư những khoản lớn, cũng như phát triển sản phẩm dịch vụ toàn diện, mới mẻ (như công nghệ BTMICE tại Singapore đầu tư với số vốn khoảng 2 tỷ SGD).

- Chưa có sự liên kết, hợp tác giữa các vùng nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, dẫn đến sự nhàm chán, kém thu hút và giảm khả năng giữ chân du khách MICE.

- Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đang có xu hướng tăng cao, ảnh hưởng đến việc phát triển du lịch MICE.

3.3. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch MICE tại tinh Khánh Hòa từ nay đến 2020

Qua quá trình tìm hiểu thực trạng tại tỉnh Khánh Hòa, nhận thức và dự báo được xu

hướng phát triển của loại hình du lịch MICE trong nước, khu vực và trên thế giới, có thể thấy du lịch MICE thực sự rất tiềm năng, đem lại nhiều lợi ích cả về mặt kinh tế, xã hội cho tỉnh và xứng đáng trở thành loại hình du lịch trọng điểm mà tỉnh Khánh Hòa nên đầu tư và có những giải pháp phát triển trong thời gian tới. Bằng những nghiên cứu và kiến thức của mình, cùng với kết quả khảo sát về đánh giá mức độ cần thiết của việc cải thiện một số yếu tố nhằm phát triển du lịch MICE của du khách đến Khánh Hòa, ý kiến của một số chuyên gia trong ngành qua phỏng vấn, thực địa (xem thêm phần Phụ lục), dưới đây tác giả xin phép đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm phát triển loại hình này một cách hiệu quả và trọng tâm tại tỉnh Khánh Hòa.

3.3.1. Giải pháp thành lập cơ quan chuyên trách cho loại hình du lịch MICE tại Khánh Hòa – MICE Bureau Khánh Hòa – MICE Bureau (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1.1. Cơ sở đề xuất giải pháp

- Thực trạng cho thấy ở Khánh Hòa hiện nay, các cơ sở khai thác kinh doanh loại hình du lịch MICE là nhiều hơn hẳn và nổi trội hơn so với các loại hình khác, chính vì thế việc quản lý và định hướng cho loại hình này là không thể thiếu.

- Học tập kinh nghiệm của Singapore, thể hiện định hướng phát triển loại hình du lịch MICE là một trong những chiến lược kinh tế trọng tâm của chính quyền tỉnh Khánh Hòa trong tương lai, khắc phục hạn chế thiếu định hướng phát triển cụ thể và thể hiện sự quan tâm đúng mực của chính quyền cho du lịch MICE giống như TP.HCM hay những địa phương khác.

- Việc thành lập một cơ quan chuyên trách sẽ khuyến khích và liên kết phát triển MICE giữa các đơn vị khai thác và kinh doanh hình thức du lịch này, đóng vai trò tích cực trong việc phát triển du lịch MICE.

3.3.1.2. Nội dung của giải pháp

Có thể nói, việc Khánh Hòa chưa có một trung tâm chuyên nghiệp chuyên trách cho việc phát triển loại hình du lịch MICE như các nước trên thế giới để điều phối chung cho hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực này, đã phần nào khiến cho việc phát triển MICE chưa hiệu quả và chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương này.

Mặc dù hiện nay ở nước ta đã có một số tổ chức chuyên trách MICE như Câu lạc bộ Vietnam Meeting and Incentive tập hợp các công ty du lịch lớn, một số khách sạn 5 sao và Hàng không Việt Nam cũng như Trung tâm CITE (Center of Incentive Tour & Events) của Bến Thành tourist, đã góp phần quảng bá hình ảnh du lịch MICE cho Việt Nam, nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế do khách hàng thiếu thông tin về Việt Nam, khách hàng Việt Nam có thói quen tự tổ chức, Việt Nam chưa có thị trường, chưa có tên tuổi và chiến lược marketing để phát triển thị phần MICE. Chính vì thế, việc thành lập MICE Bureau là hết sức cần thiết để phát triển hiệu quả loại hình du lịch này tại tỉnh Khánh Hòa.

Sở VH,TT&DL Khánh Hòa phối hợp với các cơ quan ban ngành phụ trách mảng du lịch của tỉnh thành lập một Trung tâm xúc tiến, phát triển MICE – MICE Bureau – nhằm làm nòng cốt để điều khiển mọi hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE của tỉnh:

- Trung tâm này hoạt động như một tổ chức tự chủ về tài chính, có thu chi riêng trong quá trình hoạt động.

- Nguồn vốn được hình thành từ ngân sách của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và từ các dịch vụ phục vụ cho khách hàng và các đơn vị kinh doanh MICE.

- Trung tâm này là một tổ chức chịu sự quản lý của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được thành lập để tư vấn, đề ra các chính sách, định hướng chung, giải quyết các vấn đề xảy ra về hoạt động MICE, liên kết các đơn vị kinh doanh lĩnh vực này cũng như phụ trách các đề án hỗ trợ phát triển du lịch Khánh Hòa một cách toàn diện.

- Trung tâm phụ trách chính hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch MICE của Khánh Hòa trong nước và trên thế giới, xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến MICE lý tưởng, cũng như đảm bảo cho các sự kiện quốc tế và khu vực tại đây diễn ra suôn sẻ, chuyên nghiệp và tạo dấu ấn.

Qua quá trình nghiên cứu, kết hợp với một số kiến thức, tác giả xin phép được đưa ra một mô hình cơ cấu Trung tâm xúc tiến phát triển MICE Khánh Hòa như sau:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu Trung tâm xúc tiến, phát triển MICE Khánh Hòa – MICE Bureau Giám đốc trung tâm Ủy ban đối ngoại Phòng Marketing Phòng dịch vụ sự kiện Phòng tổ chức liên kết Ủy ban đối nội Phòng tài chính - kế toán Phòng nghiên cứu

- lập kế hoạch Phòng thông tin

Nguồn: tác giả nghiên cứu.

Cơ cấu của Trung tâm sẽ bao gồm hai Ủy ban: đối nội và đối ngoại, với cơ cấu và nhiệm vụ của các phòng ban như sau:

- Phòng Marketing: phụ trách các công tác quảng bá, xúc tiến cho loại hình du lịch MICE, xây dựng hình ảnh Khánh Hòa là một điểm đến thu hút và hấp dẫn đối với du khách MICE trên thế giới qua nhiều kênh xúc tiến. Trong đó, cần thiết nhất là lập riêng một website cho MICE Bureau nhằm quảng bá, cập nhật thông tin và là cầu nối giữa các doanh nghiệp kinh doanh MICE. Thêm vào đó, bộ phận này có vai trò tìm hiểu nhu cầu của du khách và quảng bá trong và ngoài nước.

- Phòng dịch vụ sự kiện: cung cấp thông tin về cơ sở vật chất, địa điểm, dịch vụ, các nhà tổ chức sự kiện chuyên nghiệp, các cơ sở lưu trú, dịch vụ sau sự kiện, giúp đỡ các công tác hành chính,... nhằm hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị trong việc tổ chức hội nghị - hội thảo, triển lãm, khen thưởng, các sự kiện quốc tế được thành công như kế hoạch.

- Phòng tổ chức liên kết: liên kết hoạt động MICE trong và ngoài nước, thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa các tổ chức kinh doanh du lịch MICE trong tỉnh, các địa phương lân cận khai thác MICE trong vùng miền và các nước đối tác trong khu vực nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch và tận dụng nguồn du khách tiềm năng.

- Phòng tài chính – kế toán: phụ trách quản lý ngân sách, quản lý các hoạt động thu chi của Trung tâm.

- Phòng nghiên cứu – lập kế hoạch: thu thập thông tin về thị trường MICE, nhu cầu và thị hiếu du khách MICE, các trung tâm tổ chức MICE và các dịch vụ hỗ

trợ,...; điều tra xu hướng phát triển MICE để đề ra những kế hoạch cụ thể cho việc phát triển loại hình này một cách hiệu quả và tận dụng hết tiềm năng.

- Phòng thông tin: điều tra, thu thập, cập nhật kịp thời các thông tin cần thiết về hoạt động MICE, cũng như các hoạt động du lịch hỗ trợ khác tại tỉnh Khánh Hòa, tại Việt Nam, khu vực và trên thế giới. Phối hợp với phòng Marketing quản lý website của MICE Bureau.

Để Trung tâm ra đời và làm việc hiệu quả, cần có sự phối hợp của chính quyền tỉnh Khánh Hòa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các đơn vị, các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động MICE tại địa phương. Trung tâm phải tạo mối liên kết tốt với các trung tâm tổ chức và khai thác MICE trong và ngoài tỉnh. Các kế hoạch và đề án của Trung tâm phải cụ thể, khoa học, đi theo định hướng chung của toàn ngành du lịch và được sự phê duyệt, hỗ trợ thực hiện của chính quyền địa phương.

3.3.1.3. Lợi ích dự kiến của giải pháp

Một phần của tài liệu Giới thiệu tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh Khánh hóa và vai trò của phát triển MICE đối với khánh hòa (Trang 67)