Những hạn chế còn tồn tại

Một phần của tài liệu Giới thiệu tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh Khánh hóa và vai trò của phát triển MICE đối với khánh hòa (Trang 60)

Mặc dù những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua của loại hình du lịch MICE Khánh Hòa là rất đáng khích lệ, nhưng vẫn còn nhiều hạn chế khiến địa phương chưa phát huy hết tiềm năng phát triển loại hình này. Kết quả thu được từ hoạt động kinh doanh loại hình du lịch MICE của ngành du lịch Khánh Hòa còn rất khiêm tốn so với một số thành phố lớn như Hà Nội và TP.HCM. (Vietmarks, 2011)

Thứ nhất là sự thiếu đồng bộ và đa dạng trong việc đầu tư xây dựng, phát triển

cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ cho du lịch MICE. Cơ sở hạ tầng, vật chất

kỹ thuật của Khánh Hòa trong thời gian qua không ngừng được đầu tư xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các du khách quốc tế. Tuy nhiên sự phát triển này vẫn chưa đồng bộ khi nhiều khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp xuất hiện nhưng lại thiếu chỗ ăn uống, vui chơi, giải trí, trung tâm mua sắm lớn dẫn đến hạn chế mức chi tiêu của du khách, cũng như thời gian lưu trú tại địa phương; nhiều đơn vị chỉ tập trung khai thác những cái sẵn có chứ chưa tạo ra sản phẩm du lịch đặc biệt, mang tính đặc trưng để thu hút và giữ chân du khách MICE.

Thứ hai, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch MICE còn yếu, chưa tương xứng

với tiềm năng và sự phát triển của tỉnh Khánh Hòa. Anh Luyện Mạnh Cường, phó

giám đốc Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch bày tỏ: “Tiềm năng du lịch của Khánh Hòa không hề thua kém những điểm du lịch biển nổi tiếng thế giới như Bali (Indonesia), Phuket (Thái Lan) nhưng chưa được du khách quốc tế biết nhiều. Ở thị trường quốc tế, thương hiệu du lịch Khánh Hòa còn khá yếu.” (xem thêm Phụ lục

2). Công tác xúc tiến du lịch của Khánh Hòa chưa thực sự chuyên nghiệp và hiệu quả, cũng như chiến lược xúc tiến bài bản và lâu dài, chưa được đầu tư kinh phí và hỗ trợ các chính sách nhiều, nên đã ảnh hưởng đến việc thu hút khách quốc tế. Có thể nói, xúc tiến du lịch vẫn là một vấn đề nóng, một câu chuyện dài của ngành Du lịch Khánh Hòa.

Thứ ba, cung lao động của du lịch Khánh Hòa chưa đáp ứng đủ cả về số lượng

và chất lượng. Về công tác phát triển nguồn nhân lực, mặc dù Khánh Hòa đã nhận

thức được tầm quan trọng của đào tạo nguồn nhân lực du lịch và đầu tư phát triển nhiều cơ sở đào tạo đa dạng về hình thức, nhưng đầu ra về nhân lực này vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu cả về chất lượng và số lượng, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để có thể phục vụ cho loại hình du lịch MICE. Nguyên nhân của thực trạng này là do chương trình đào tạo của các cơ sở còn rập khuôn, thiếu chuyên nghiệp, mang tính lý thuyết cao; thiếu cán bộ giáo viên giảng dạy nghiệp vụ chuyên nghiệp; thiếu cơ sở vật chất để đáp ứng yêu cầu thực hành kỹ năng nghề; chưa có sự liên kết giữa các cơ sở đào tạo nghề, các kế hoạch phát triển du lịch của tỉnh và các doanh nghiệp sử dụng lao động nhằm nhận dạng một cách có hệ thống và thường xuyên nhu cầu nhân lực cho ngành du lịch.

Bên cạnh đó, giữa các khách sạn, các đơn vị lữ hành, các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch cũng chưa có sự liên kết để khai thác lượng khách quốc tế đến với

Khánh Hòa, trong khi MICE đòi hỏi một sản phẩm tổng hợp của nhiều dịch vụ cung

ứng trọn gói cho các đoàn gồm vận chuyển, lưu trú, tổ chức hội nghị, hội thảo, xây dựng chương trình nhóm, chương trình tham quan,...; công tác quản lý, giữ gìn, bảo vệ cảnh quan môi trường chưa chặt chẽ; chính quyền chưa thực sự quan tâm đúng

mức đến loại hình du lịch MICE khi chưa có chính sách quản lý, quy hoạch phát

triển tập trung vào loại hình này, chưa có định hướng cụ thể về hướng đi chính của ngành du lịch, chưa có sự liên kết giữa các đơn vị quản lý nhà nước với các doanh nghiệp làm du lịch; đặc biệt là chưa thành lập một cơ quan ban ngành nào chuyên phụ trách loại hình du lịch MICE nhằm quản lý, xúc tiến và khuyến khích đầu tư phát triển loại hình này;... là những hạn chế cần được khắc phục của ngành du lịch Khánh Hòa để có thể phát triển tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Sơ kết chương 2: Căn cứ vào các cơ sở lý luận đã được xây dựng ở Chương 1,

Chương 2 chủ yếu tập trung vào việc phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của loại hình du lịch MICE quốc tế tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011 thông qua các chỉ tiêu đặc trưng của du lịch quốc tế như số lượt khách, doanh thu, cơ cấu khách du lịch, chi tiêu và thời gian lưu trú trung bình. Bên cạnh đó, căn cứ vào cách điều kiện phát triển du lịch MICE ở Chương 1, Chương 2 còn giới thiệu thực trạng phát triển loại hình du lịch này trong thời gian qua, từ đó rút ra những thành quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại, cùng với nguyên nhân của những thành quả và hạn chế này. Đây chính là cơ sở để đưa ra những kiến nghị, giải pháp thiết thực nhằm phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa hiệu quả nhất, tương xứng với những tiềm lực và khả năng mà địa phương đang sở hữu.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE TẠI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2012-2020 3.1. Một số dự báo xu hướng phát triển loại hình du lịch MICE ở Việt Nam, khu vực và trên thế giới

3.1.1. Xu hướng phát triển MICE trên thế giới

Hiện nay trên thế giới, loại hình du lịch MICE đang được các nhà tổ chức du lịch quan tâm đặc biệt, triển khai và phổ biến trên nhiều quốc gia, vì nó tạo ra nhiều lợi ích kinh tế và xã hội, tạo sự giao lưu văn hóa giữa các quốc gia. Đến nay, loại hình này ở mỗi quốc gia, mỗi khu vực đã mang những sắc thái và tiến độ phát triển khác

nhau, ngày càng đa dạng và phong phú theo những cách khai thác và sáng tạo khác nhau. Việc tìm hiểu và dự báo xu hướng phát triển loại hình du lịch MICE trên thế giới và khu vực sẽ là cơ sở khoa học nhất đề định hướng con đường phát triển du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa.

Theo số liệu điều tra của Tổ chức Hiệp hội, Hội nghị thế giới (ICCA), giá trị kinh tế của loại hình du lịch MICE là rất đáng chú ý:

- Chi tiêu trung bình của mỗi cuộc hội họp quốc tế lên đến 343USD/người/ngày.

- Chi tiêu trung bình mỗi năm của các hiệp hội, các công ty lớn trên thế giới dành cho việc hội họp là 3 tỷ USD.

- Chi tiêu tổng cộng các cuộc họp, du lịch khen thưởng (trong nước và quốc tế) đạt 280 tỷ USD.

Mỗi năm, du lịch MICE đóng góp khoảng 300 tỷ USD, chiếm hơn 10% tổng GDP của toàn nền kinh tế thế giới, đồng thời tạo gần 5.490 tỷ USD cho các lĩnh vực, ngành nghề có liên quan. (Vietmarks, 2011)

Trong những năm gần đây, loại hình du lịch này đã phát triển mạnh ở các nước châu Âu, khi các nước này đứng đầu thế giới về thị phần du lịch MICE. Số lượng các cuộc hội nghị quốc tế tổ chức ở lục địa này luôn chiếm hơn 50% tổng số các hội nghị quốc tế trên toàn thế giới. Các nhóm khu vực tiếp đến là châu Á – Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Úc và châu Phi (SEE Business Travel & Meetings, 2010). Một số quốc gia đứng đầu về số lượng các cuộc hội họp, hội nghị là: Mỹ, Anh, Đức, Nhật,... Những quốc gia mà ngành du lịch MICE đang phát triển: Úc, Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Phần Lan, Đan Mạch,... Các nước này đang được đánh giá có nhu cầu cao và khả năng cung ứng tốt cho các cuộc hội họp, hội thảo.

Tuy nhiên, theo xu hướng mới mà Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) dự đoán, du lịch MICE đã và đang dần phát triển mạnh ở các nước châu Á. Điển hình nhất phải kể đến Trung tâm Hội nghị Hồng Kông (Trung Quốc), một trong những nơi hội tụ khách du lịch MICE lớn nhất châu Á – Thái Bình Dương, với 4,5 triệu lượt khách/ năm. Trung tâm Hội nghị Impact (Thái Lan) thu hút khoảng 3 triệu

khách MICE/năm, nước này hiện nay là điểm đến thứ 18 của thế giới đối với khách MICE với 30 sự kiện tầm cỡ quốc tế được tổ chức mỗi năm. Bên cạnh đó còn có quốc gia Nhật Bản nổi bật ở loại hình hình này khi năm 2010 được công bố là năm MICE Nhật Bản tại Hội nghị Nhóm công tác về Du lịch của APEC (TWG) ở Peru năm 2011 (Bộ VH,TT&DL Việt Nam, 2010).

UNWTO (2012A) cũng dự báo lượt khách du lịch quốc tế đang trên đà đạt kỷ lục, mặc dù tăng trưởng du lịch sẽ chậm hơn một chút vì nhiều lý do. Sẽ có sự tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở châu Á – Thái Bình Dương và châu Phi, cả hai đều từ 4% đến 6%, trong khi mức tăng trưởng ở châu Mỹ và châu Âu là 2% đến 4%.

UNWTO hy vọng số lượt khách du lịch sẽ đạt 1,8 tỷ vào năm 2030. Bên cạnh đó, các loại hình du lịch truyền thống như du lịch sinh thái sẽ nhường chỗ cho các loại hình du lịch mới như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá và du lịch MICE. Trong thập niên tới, UNWTO dự báo loại hình du lịch MICE tiếp tục tăng trưởng do nhu cầu hội họp giữa các tổ chức, Chính phủ, tập đoàn kinh tế để giải quyết các vấn đề mới sẽ thúc đẩy du lịch MICE phát triển. Đối tượng khách doanh nhân, tập đoàn và tổ chức lớn vẫn là ưu tiên và quan tâm nhiếu nhất của các nhà kinh doanh du lịch.

Theo Giám đốc chiến lược marketing và xu hướng du lịch của UNWTO, John Kester, loại hình du lịch MICE sẽ tiếp tục tuân theo xu hướng này trong nhiều năm nữa, các điểm đến mới nổi sẽ tốt hơn các nước phát triển. Nhu cầu và thị hiếu của nhóm khách du lịch MICE sẽ có xu hướng tăng cao và phức tạp hơn, sẽ là sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia và khu vực. Loại hình này còn khó bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế, bởi nó đã chứng minh khả năng hồi phục khá nhanh; hội nghị, triển lãm là những kế hoạch dài hạn và được tổ chức thường xuyên nên sẽ không có bất kỳ sự thay đổi lớn nào ở lĩnh vực này (Hospitalite Việt Nam, 2012).

3.1.2. Xu hướng phát triển du lịch MICE tại Đông Nam Á

Nằm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương phát triển năng động và cạnh tranh, trong những năm gần đây, khu vực Đông Nam Á luôn được đánh giá là điểm đến an toàn, thân thiện và thu hút đối với du khách quốc tế của mọi loại hình. Nhận thức được giá trị của du lịch MICE quốc tế, khu vực này đã có nhiều đầu tư đáng kể vào loại hình du lịch kết hợp hội nghị, khen thưởng, hội thảo và triển lãm này nhằm đẩy mạnh phát triển. Các điểm đến như Singapore, Bangkok, Jakarta, Kuala Lumpur,...

đã trở nên quá quen thuộc với đối tượng du khách MICE quốc tế. Đặc biệt, phải kể đến hai quốc gia Thái Lan và Singapore đã có nhiều thành tựu đáng kể trong thời gian qua.

Singapore tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng hoàn hảo, những dự án lớn để phát triển du lịch và những điểm tham quan thu hút du khách. Đến nay, tại nước này đã có rất nhiều địa điểm để tổ chức cho các đoàn khách MICE lên đến hàng ngàn người như Trung tâm Hội nghị và Triển lãm Quốc tế Suntec Singapore, Trung tâm Thương mại Quốc tế (WTC), Singapore Expo, Marina Bay, đảo du lịch Sentosa.

Theo thống kê của STB, hàng năm khách làm ăn kinh doanh và khách MICE chiếm khoảng 28% tổng lượt khách đến Singapore, và đem lại gần 35% doanh thu của toàn ngành du lịch (khoảng 4 tỷ SGD). Đến nay, Singapore được đánh giá là trung tâm thu hút MICE lớn nhất Đông Nam Á. (Ministry of Foreign Affairs Singapore, 2012) Thái Lan đang có những kế hoạch táo bạo trong việc thu hút các cuộc hội thảo, hội nghị, triển lãm về nước này với ngày càng nhiều văn phòng marketing được khai trương trên thế giới, phấn đấu trở thành địa điểm tổ chức ngành công nghiệp MICE được yêu thích ở khu vực ASEAN và trên toàn cầu theo tầm nhìn dài hạn (Báo Doanh nhân Sài Gòn, 2010). Hiện nay, nước này đã có 5 trung tâm hội nghị lớn đạt tiêu chuẩn quốc tế và 2 trung tâm khác đang trong quá trình xây dựng.

Hiện nay, khu vực Đông Nam Á được đánh giá tiềm năng phát triển du lịch MICE cao nhờ cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên thuộc hàng kỳ quan thế giới, bãi biển đẹp, hệ thống khách sạn, resort phát triển,... Hơn nữa, trong bối cảnh tình hình thế giới đang diễn ra phức tạp, mất ổn định tại nhiều quốc gia và khu vực, thì Đông Nam Á được thế giới công nhận như là một điểm đến thân thiện và an toàn, trở thành khu vực phát triển MICE năng động và có mức độ cạnh tranh cao.

3.1.3. Xu hướng phát triển ở Việt Nam

Trong vài năm gần đây, Việt Nam được đánh giá là “Ngôi sao đang lên”, một điểm đến mới hấp dẫn khách du lịch MICE từ khắp nơi trên thế giới, một điểm đến an toàn, thân thiện và là thị trường đầu tư hấp dẫn. Với tiến trình hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang tham gia ngày càng sâu rộng vào các sự kiện quốc tế, vì vậy lượng

khách MICE đến với Việt Nam cũng không ngừng tăng nhanh. Thời gian vừa qua, Việt Nam tự hào với sự thành công rực rỡ của các sự kiện mang tầm cỡ khu vực và quốc tế diễn ra tại đây như ASEM 5, APEC 2006, cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế tại Đà Nẵng, cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Trái Đất 2010 tại Khánh Hòa,... đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên thị trường du lịch quốc tế, quảng bá tiềm năng du lịch MICE của Việt Nam.

Từ năm 2011, Chính phủ đã đưa ra những chính sách trực tiếp hỗ trợ ngành Du lịch Việt Nam theo 4 trọng tâm (Báo Lao động, 2011):

- Chiến lược phát triển sản phẩm – thị trường: Xây dựng các dòng sản phẩm du lịch đặc trưng (du lịch mạo hiểm, du lịch thiên nhiên, du lịch văn hóa theo dòng lịch sử), tập trung vào thị trường khách cao cấp với những sản phẩm mới như: du lịch MICE, du lịch chữa bệnh và làm đẹp,...

- Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: Liên kết và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch từ Trung ương đến địa phương trong việc đào tạo cũng như tăng cường kiểm tra, thanh tra các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực ngành du lịch theo nhu cầu xã hội.

- Chiến lược xúc tiến quảng bá: Thay đổi phương thức, lấy sản phẩm du lịch và thương hiệu du lịch làm trọng tâm nội dung xúc tiến quảng bá. Ngoài việc duy trì và khai thác các thị trường khách truyền thống cần tăng cường xúc tiến quảng bá tại thị một số thị trường khách tiềm năng (Ấn Độ, Nam Phi, Trung Đông,...).

- Chiến lược đầu tư và nâng cấp cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông thiếu và kém là rào cản trực tiếp đến sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam. Tăng cường đầu tư hơn nữa vào cơ sở hạ tầng (giao thông, lưu trú), phải có quy hoạch và quản lý phù hợp với hiện trạng và phát triển của từng địa phương. Đặc biệt, cần chú trọng đến việc nâng cấp hạ tầng cho du lịch tàu biển khi hầu hết các cảng đón khách hiện nay đều là cảng công nghiệp. Chọn và nâng cấp nhằm phục vụ riêng cho đối tượng khách tàu biển tại một số khu vực trọng điểm.

Được sự hỗ trợ của chính phủ và nhận thấy loại hình du lịch MICE thu được nhiều lợi ích đáng kể hơn các loại hình thông thường, các công ty du lịch của Việt

Một phần của tài liệu Giới thiệu tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh Khánh hóa và vai trò của phát triển MICE đối với khánh hòa (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w