Bài học kinh nghiệm về loại hình du lịch MICE

Một phần của tài liệu Giới thiệu tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh Khánh hóa và vai trò của phát triển MICE đối với khánh hòa (Trang 26)

1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore

Khi nhắc đến loại hình du lịch MICE, có thể nói Singapore được xem là lựa chọn hàng đầu trên thế giới. Nằm ở trung tâm của Châu Á, Singapore là nơi lý tưởng cho du khách có nền văn hoá, lĩnh vực khác nhau đến cùng nhau hội họp, chia sẻ. Là trụ sở của của nhiều công ty đa quốc gia lớn nhất trên thế giới, Singapore được đánh giá là trung tâm cho kinh doanh quốc tế với những cơ sở hạ tầng tầm cỡ phục vụ cho khách MICE (Ministry of Foreign Affairs Singapore, 2012).

Vị trí chiến lược, cơ sở hạ tầng hoàn hảo đã tạo điều kiện cho Singapore trở thành trung tâm giao thương quan trọng của khu vực, trở thành thị trường du lịch

MICE lớn nhất Đông Nam Á. Để đạt được kết quả này, ngành công nghiệp MICE của Singapore đã phải thực hiện việc hoàn thiện nhiều yếu tố.

- Hoàn thiện cơ sở hạ tầng và phát triển nhiều sản phẩm du lịch: Chính phủ

Singapore đã bỏ ra hàng tỷ SGD để xây dựng thêm những trung tâm tổ chức hội nghị hội thảo và các khu du lịch sang trọng nhằm thu hút ngày càng nhiều những đoàn khách MICE tới đảo quốc này. Marina Bay Sands với diện tích hơn 100.000m2 phục vụ cho các đoàn du lịch MICE có số lượng khách đến hàng chục ngàn người. Trong đó, 89.000m2 dành cho tổ chức triển lãm và phòng hội họp, 9.200m2 dành cho sinh hoạt giải trí có sức chứa tới 7.500 người. Ngoài ra, Singapore cũng đầu tư hơn 6 tỷ SGD (gần 4 tỷ USD)để xây dựng khu nghỉ dưỡng với diện tích khoảng 49ha trên hòn đảo du lịch Sentosa không ngoài mục đích thu hút khách du lịch MICE từ khắp nơi trên thế giới. Khu nghỉ dưỡng quốc tế này có khả năng đón tiếp những đoàn khách MICE với số lượng lên đến 12.000 người bất cứ lúc nào. Đối với những hội nghị lớn, Singapore đem đến nhiều sự lựa chọn về địa điểm tổ chức như: Trung tâm Hội nghị và Triển lãm quốc tế Suntec Singapore, Singapore Expo, Trung tâm hội thảo Raffles City và Trung tâm Hội nghị

HarbourFront. Tất cả đều nằm rất gần với các khu vực lưu trú và ăn uống. Với một sân bay đẳng cấp có đường bay tới 180 thành phố trên thế giới, hàng nghìn khách sạn 4 và 5 sao, quả đúng Singapore là một nơi lý tưởng cho mọi người ở khắp nơi trên thế giới gặp gỡ, trao đổi.

Có thế mạnh độc đáo của một quốc gia đa văn hóa và sắc tộc, nền kinh tế tiên tiến, Singapore đem lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời về sự giao hòa trong văn hóa, nghệ thuật, giải trí, mua sắm và ẩm thực giữa Đông và Tây. Hiện nay, có thể nói Singapore đứng đầu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương và đứng thứ 3 trên thế giới về thị du lịch MICE. Singapore đã tổ chức thành công nhiều sự kiện có uy tín nhất trên thế giới nhờ những điều sau:

- Xây dựng thương hiệu du lịch MICE và quảng bá hiệu quả: Trong những

năm qua, Singapore đã nhận được nhiều giải thưởng quan trọng, điều này không những chứng tỏ đươc danh tiếng của họ mà còn góp phần quảng bá thêm cho Singapore như một nơi đầy uy tín và chất lượng cho các sự kiện thương mại và

MICE như:

+ Phòng tổ chức hội nghị/ văn phòng du lịch quốc gia tốt nhất và vị trí thứ ba trong các thành phố tốt nhất cho các sự kiện MICE (Giải Lựa chọn của độc giả theo Khảo sát Công nghiệp thường niên của CEI châu Á Thái Bình Dương năm 2008).

+ Thành phố hội nghị tốt nhất châu Á lần thứ 9/ vị trí thứ ba trong TOP các thành phố hội nghị của thế giới (Đánh giá toàn cầu ICCA 2007).

+ Thành phố MICE tốt nhất cho du khách doanh nhân (Giải thưởng Du lịch TTG 2007).

Thêm vào đó, Singapore đã tập trung mạnh vào quảng bá nét đẹp văn hóa và bản sắc thuần túy của dân tộc mình, cũng như tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi lớn như “Hãy tự xây dựng chuyến đi của mình”, “Các sự kiện kinh doanh tại Singapore”, “2009 lý do để hội họp tại Singapore”,... thu hút sự quan tâm của hàng ngàn khách quốc tế, đưa tỷ lệ các hội nghị lớn ở Singapore từ 10% lên đến 30%.

- Hỗ trợ tối đa và thành lập cơ quan chuyên trách cho du lịch MICE: Với mục

đích tiếp tục xây dựng Singapore thành một thành phố toàn cầu năng động, Tổng cục Du lịch Singapore đã trích 170 triệu SGD, trên tổng số 2 tỷ SGD từ Quỹ

Phát triển Du lịch, để đầu tư cho chương trình “Các Sự kiện Kinh doanh tại

Singapore” trong vòng 5 năm từ 2005 đến 2010. Đây là chương trình khuyến khích phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của du lịch MICE.

Được sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực du lịch MICE, chương trình này hỗ trợ việc tổ chức các sự kiện kinh doanh mới tại Singapore cũng như khuyến khích các sự kiện sẵn có tại đây phát triển hơn. Tổng cục Du lịch Singapore không những cung cấp hỗ trợ tài chính và phi tài chính cho các doanh nghiệp tổ chức các sự kiện MICE tại quốc đảo này mà còn có một số ưu đãi cho chính các du khách. Theo đó, ngoài các việc hỗ trợ làm thủ tục hải quan, miễn phí các chương trình biểu diễn nghệ thuật, thông điệp chào mừng,... các đoàn khách MICE còn có thể được hỗ trợ đến 30% kinh phí tổ chức sự kiện tại đảo quốc này. Một ưu đãi thật tuyệt vời để ngành du lịch MICE phát triển.

Là một cơ quan chuyên trách được thành lập phục vụ cho loại hình du lịch MICE, Văn phòng Hội nghị và Triển lãm Singapore (Singapore Convention Bureau) đóng vai trò tích cực trong việc phát triển du lịch MICE:

+ Cung cấp thông tin toàn diện về các cơ sở vật chất, các địa điểm tổ chức và dịch vụ ở Singapore.

+ Phối hợp với các nhà tổ chức và các cơ quan chính phủ khác để đảm bảo các buổi họp và các sự kiện được tổ chức thành công. + Phối hợp với các nhà tổ chức kiểm tra địa điểm.

+ Sắp xếp và tạo thuận lợi các cuộc gặp gỡ với các thành viên tham gia. + Dàn dựng đề cương quảng cáo cho các thông báo sơ bộ của các cuộc họp. + Cung cấp tài liệu và thông tin quảng cáo cho các cuộc họp.

Mục tiêu của Singapore là thu hút khoảng 17 triệu lượt khách vào năm 2015, đem về nguồn thu khoảng 30 tỷ SGD. Tổng cục Du lịch Singapore dự kiến sẽ tăng doanh thu từ loại hình du lịch kinh doanh và du lịch MICE lên khoảng 10 tỷ SGD vào năm 2015. Với những chiến lược trên, việc đạt được mục tiêu của du lịch MICE Singapore là không quá khó khăn.

1.3.2. Kinh nghiệm của Thành phố Hồ Chí Minh

Ở nước ta hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những trung tâm tổ chức du lịch MICE thuộc loại lớn và có tiếng trong cả nước. Du lịch MICE được xác định là một trong 4 loại hình du lịch chính cần hướng đến phát triển tốt trong tương lai cùng với du lịch mua sắm, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa tại TP.HCM. Các công ty lữ hành của thành phố đã từng tổ chức được nhiều tour phục vụ cho khách MICE. Tại TP.HCM có các công ty có tiếng và cũng khá thành công trong lĩnh vực du lịch MICE này như: Bến Thành tourist, Saigontourist, Viettravel, Fiditour,... cũng đã đạt được nhiều thành công đáng kề. Để đạt được những thành công này, du lịch MICE TP.HCM đã có được những yếu tố sau:

- Sự hỗ trợ của chính quyền thành phố: chính quyền thành phố tạo điều kiện

Năm qua, UBND thành phố đã đồng ý cho phép Saigontourist đầu tư xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc tế tại quận 7 với diện tích khoảng 12ha, và kinh phí khoảng 52 triệu USD nhằm thu hút khách MICE đến thành phố.

- Công tác chuẩn bị của các công ty: đa dạng hóa sản phẩm du lịch nhằm đáp

ứng nhu cầu thưởng thức sự khác biệt về văn hoá, ẩm thực và khám phá các điểm du lịch là một điều không thề thiếu trong công việc tổ chức du lịch MICE. Có lẽ đây là yếu tố quyết định trong thành công của việc tổ chức MICE. Các công ty cũng chú trọng rất nhiều trong công tác chuẩn bị cho tour. Thường thời gian thiết kế xong một chương trình cũng phải mất từ 6 tháng đến một năm do sai sót là điều tối kị đối với các công ty lữ hành. Tất cả đều phải hoàn hảo trước đối tượng khách MICE khó tính và cao cấp.

- Sự liên kết hợp tác: giữa các công ty lữ hành và các cơ sở lưu trú. Đi đầu

trong việc này là công ty Bến Thành tourist với việc thành lập Trung tâm Tổ chức Hội thảo, Sự kiện và Du lịch (CUTE), và theo sau đó là Saigontourist với Trung tâm Hội nghị quốc tế tại quận 7. Ngoài ra, đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ hỗ trợ (tổ chức trò chơi dân gian, tham quan cảnh miền quê, nấu các món ăn dân giã,...), các công ty đòi hỏi phải có sự cam kết trong việc cung cấp dịch vụ có chất lượng. Sự liên kết hợp tác chặt chẽ giữa những đơn vị kinh doanh du lịch kể trên đem đến những dịch vụ đầy đủ và hoàn thiện nhất cho du khách MICE đến TP.HCM.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, thành phố đã thu hút khoảng 1,5 triệu lượt khách quốc tế, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng doanh thu du lịch TP.HCM trong 6 tháng đầu năm 2010 đạt 18.500 tỷ đồng, tăng 16%, đây cũng chính là điều kiện thuận lợi tạo đà cho MICE phát triển (Sở VH,TT&DL TP,HCM, 2011).

1.3.3. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Khánh Hòa

Nếu so sánh với các địa danh như Singapore hay TP.HCM, tỉnh Khánh Hòa cũng hội tụ nhiều yếu tố để có thể phát triển thành công loại hình du lịch MICE. Tuy vậy, Khánh Hòa chỉ mới định hướng phát triển du lịch MICE trong vài năm gần đây nên cần phải học hỏi nhiều kinh nghiệm từ các địa phương đã đi trước để có thể khai thác hết tiềm năng và thế mạnh du lịch của mình.

Thứ nhất, tỉnh Khánh Hòa cần phải có định hướng phát triển cụ thể và rõ

ràng để đầu tư hiệu quả. Loại hình du lịch MICE đòi hỏi phải đầu tư một số vốn

lớn vào cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, nếu không có những định hướng cụ thể, Khánh Hòa không thể điều hòa nguồn ngân sách đầu tư sao cho hợp lý. Hệ thống cơ sở hạ tầng, đường sá, giao thông hiện đại, hệ thống khách sạn 4-5 sao với các trang thiết bị hội nghị, hội thảo đạt chuẩn quốc tế là những điều kiện không thể thiếu để phát triển loại hình du lịch MICE. Thêm vào đó là những trung tâm hội họp đủ tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện hội nghị, hội thảo, triển lãm có sức chứa từ vài nghìn người trở lên, mang tầm vóc quốc tế. Đặc biệt là không thể thiếu những trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí,... để phục vụ cho khách du lịch MICE – những du khách có yêu cầu và chi tiêu cao. Vì thế, Khánh Hòa phải xác định rõ du lịch MICE là định hướng mũi nhọn để tránh lãng phí trong đầu tư, đầu tư được tập trung, đồng bộ, chuyên sâu, khai thác thế mạnh, tạo nên một điểm tựa thúc đẩy sự phát triển chung của toàn ngành du lịch và đạt hiệu quả tốt nhất.

Thứ hai, chính quyền tỉnh Khánh Hòa cần hỗ trợ tối đa và thành lập các

cơ quan chuyên trách cho loại hình du lịch MICE. Chính quyền nên có những

chính sách hỗ trợ trong thủ tục hải quan, thủ tục xin giấy phép tổ chức triển lãm, hội nghị,... một cách nhanh chóng và đơn giản nhất. Để phát triển du lịch MICE cần phải có các cơ quan chuyên trách về MICE thì hiệu quả mới cao, kết quả mới tốt nhất. Hầu hết các quốc gia khai thác lĩnh vực này đều có một cơ quan hay tổ chức xúc tiến du lịch MICE như một số quốc gia đã thành lập: Japan Congress and Convention Bureau, Singapore Convention Bureau, Malaysia Covention Bureau, HongKong Convention and Incentive Travel Bureau, Shanghai Convention Bureau, Thailand Incentive and Convention Bureau,... Khách hàng của MICE thường là những công ty, những tập đoàn đa quốc gia, những tổ chức quốc tế lớn trên thế giới nên cần phải có những nhà tổ chức chuyên nghiệp (Professional Convention

Organizer) đứng ra đảm nhiệm để cho việc tổ chức các sự kiện MICE được thành công.

Thứ ba, Khánh Hòa cần xây dựng riêng cho mình một thương hiệu du lịch

tiếng về ngành du lịch nhưng vẫn chưa thực sự xây dựng được một hình ảnh đặc biệt ấn tượng để quảng bá rộng khắp cho du khách mọi nơi biết đến. Chính vì thế việc xây dựng hình ảnh là rất cần thiết, cần liên kết với các trung tâm MICE nổi tiếng để học hỏi kinh nghiệm của những chuyên gia và có những chiến lược quảng bá hiệu quả sao cho để lại trong lòng du khách ấn tượng: Khánh Hòa là một điểm đến lý tưởng của loại hình du lịch MICE.

Thứ tư, cần phải có sự liên kết hợp tác giữa các tổ chức để cung cấp dịch

vụ toàn diện cho du khách MICE và đáp ứng được những tiêu chuẩn quốc tế. Một

hệ thống các phòng ban, đơn vị được phân chia rõ nhiệm vụ, chức năng và phối hợp hài hòa với nhau là điều mà du lịch Khánh Hòa đang còn thiếu. Nếu các công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú, các đơn vị giao thông, các trung tâm mua sắm, giải trí,... biết cách liên kết, kết hợp chặt chẽ với nhau trong việc phục vụ du khách MICE, thì hiệu quả của loại hình du lịch này sẽ ngày càng được nâng cao và toàn diện, đáp ứng nhanh chóng những yêu cầu mang tiêu chuẩn quốc tế của du khách MICE. Nhờ vậy, thương hiệu về loại hình du lịch MICE của tỉnh Khánh Hòa cũng được khẳng định và đứng vững hơn trên thị trường thế giới.

Sơ kết chương 1: Chương 1 được thực hiện nhằm mục đích tìm hiểu về việc phát

triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh Khánh Hòa, trong đó bao gồm các khái niệm, đặc điểm, cũng như điều kiện cần có để phát triển loại hình này. Qua đó, chương 1 cũng giới thiệu tổng quan về tiềm năng du lịch của tỉnh Khánh Hòa nói chung, tiềm năng phát triển du lịch MICE nói riêng, và những yếu tố khiến cho việc phát triển loại hình du lịch MICE tại địa phương này là có ý nghĩa và cấp thiết. Chương 1 cũng cung cấp thông tin về tình hình phát triển loại hình du lịch MICE tại một số địa phương khác nhằm đưa ra những bài học kinh nghiệm quý giá cho việc định hướng phát triển loại hình du lịch này tại tỉnh Khánh Hòa một cách hiệu quả. Đây là những tiền đề cơ bản nhất làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá tình hình khai thác và phát triển loại hình du lịch MICE quốc tế tại Khánh Hòa trong những năm qua, từ đó đưa ra được những giải pháp cụ thể nhằm phát triển loại hình này theo con đường đúng đắn và có giá trị.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KHAI THÁC VÀ PHÁT TRIỂN LOẠI HÌNH DU LỊCH MICE TẠI TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2005 – 2011 2.1. Tổng quan tình hình du lịch MICE Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011 2.1.1. Tình hình phát triển du lịch MICE quốc tế tại Khánh Hòa

2.1.1.1. Doanh thu từ loại hình du lịch MICE

Doanh thu từ loại hình du lịch MICE bao gồm các khoản thu từ chi phí lưu trú, chi

phí tổ chức hội nghị, hội thảo, triển lãm, sự kiện, dịch vụ ăn uống, chi phí đi lại, tham quan, mua sắm,... của khách du lịch MICE quốc tế. Dưới đây là một số thống kê về doanh thu loại hình du lịch này tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2005 – 2011.

Một phần của tài liệu Giới thiệu tổng quan về tiềm năng phát triển du lịch MICE của tỉnh Khánh hóa và vai trò của phát triển MICE đối với khánh hòa (Trang 26)