Kêu gọi chính sách tiêu dùng hàng nội địa của ngƣời dân

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 85)

Sự ƣu tiên tiêu dùng hàng nội địa không phải là một vấn đề mới mẻ gì trên thế giới. Các nƣớc đã kêu gọi thành công trên thế giới nhƣ: Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thụy Sỹ, Thái Lan… là những bài học về ý thức dân tộc, ý thức về tầm quan trọng trong cách tiêu dùng của mỗi ngƣời dân góp phần ổn định, phát triển nền kinh tế của đất nƣớc. Ở Việt Nam chúng ta thƣờng thấy tâm lý chuộng hàng ngoại và đó

75

là cách để thể hiện bản thân. Tuy nhiên, chúng ta không thể đổ lỗi cho bất kỳ một tổ chức hay một cá nhân nào cả mà cần phải có sự kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng, các nhà sản xuất trong nƣớc và mỗi ngƣời dân phải hiểu đƣợc vai trò, trách nhiệm của mình.

- Về phía Chính phủ: thƣờng xuyên có những hoạt động tuyên truyền, những

chính sách kêu gọi, những ƣu đãi, những hành động biểu dƣơng thiết thực hơn cho mỗi ngƣời dân, hộ gia đình, tổ chức khi họ sử dụng hàng hóa đƣợc sản xuất trong nƣớc, giúp cho mọi ngƣời nhận thức và hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của họ trong việc sử dụng hàng Việt.

- Về phía doanh nghiệp: phải tạo ra những sản phẩm chất lƣợng, đáng tin cậy,

giá thành hợp lý. Các doanh nghiệp phải hiểu rằng năm 2012 Việt Nam có hơn 88 triệu dân và dự kiến đến hết năm 2013 dân số sẽ là 90 triệu dân ( theo Tổng cục dân số) nên có mức độ tiêu dùng đƣợc các nƣớc trên thế giới đánh giá là có tiềm năng rất lớn.

- Về phía ngƣời dân: cần phải ý thức nhiều hơn nữa trong hành vi tiêu dùng của mình, ƣu tiên sử dụng hàng Việt để cùng nhau góp sức mình vào công cuộc phát triển kinh tế đất nƣớc.

3.2.4.2Khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

Khi Việt Nam tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế thì việc giao thƣơng quốc tế là điều diễn ra thƣờng xuyên và những rủi ro về tỷ giá là không thể tránh khỏi. Vì vậy, Chính phủ cần phải tạo điều kiện hoàn thiện thị trƣờng các sản phẩm phái sinh nhƣ quyền chọn ngoại tệ, hoán đổi, kỳ hạn, tỷ giá giao sau… Hiện nay các sản phẩm này do các ngân hàng thƣơng mại cung cấp trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng. Vì dung lƣợng thị trƣờng rất nhỏ bé, lại hoạt động phi tập trung không chuyên nghiệp, thiếu các cơ sở pháp lý và đặc biệt tỷ giá đƣợc kiểm soát quá chặt chẽ… nên nó hạn chế nhu cầu của khách hàng.

Minh bạch thông tin, cải thiện mức độ hiệu quả của thị trƣờng, tạo điều kiện cho tất cả các nhà đầu tƣ đƣợc tiếp cận với thông tin nhanh chóng và chính xác nhƣ nhau

76

mà những thông tin này có tác động và ảnh hƣởng đến sự biến động của tỷ giá. Quá trình minh bạch này gắn liền với sự hình thành các công ty phân tích và dự báo tỷ giá chuyên cung cấp thông tin liên quan đến sự thay đổi của tiền tệ. Nhà đầu tƣ sẽ trả phí để đƣợc cung cấp và nhận đƣợc sự tƣ vấn.

Xây dựng hệ thống giám sát tài chính hiệu quả, thƣờng xuyên giám sát các hoạt động trên thị trƣờng tiền tệ để kịp thời ngăn chặn các hành vi lũng đoạn thị trƣờng, đầu cơ… và cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ để kịp thời ứng phó. Phải xây dựng một cơ chế quản lý tỷ giá linh hoạt để hoạt động trong điều kiện bình thƣờng và một cơ chế đƣợc sử dụng khi có các cú số từ bên ngoài hay khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra.

77

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, tác giả có nêu ra định hƣớng nhằm nâng cao tác động của TGHĐ đối với CCTM của VN từ nay đến giai đoạn 2015-2020. Cùng với đó là các mục tiêu cụ thể trong việc quản lý TGHĐ để cải thiện cán cân thƣơng mại của Việt Nam nhƣ: Đảm bảo khả năng cạnh tranh của hàng hóa; Ổn định sức mua đối nội và đối ngoại của tiền đồng; ổn định giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trƣờng; bảo đảm có thể kiểm soát đƣợc nợ công; ngăn ngừa khủng hoảng tiền tệ …

Bên cạnh đó tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm đạt đƣợc các mục tiêu cụ thể trên.

 Nhóm giải pháp do với NHNN thực hiện: (1) Neo đồng tiền vào một rổ tiền

tệ; (2) Sử dụng REER nhƣ dụng cụ đo lƣờng mức độ định giá của tỷ giá hiện tại; (3) Xây dựng kênh thông tin minh bạch về tỷ giá; (4) Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia; (5) Không tiến hành phá giá mạnh đồng nội tệ; (6) Tiếp tục lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát - cần tăng cƣờng nồng độ cho tỷ giá linh hoạt hơn.

 Nhóm giải pháp do Bộ Công thƣơng thực hiện: (1) Nâng cao năng lực cạnh

tranh của hàng hóa xuất khẩu; (2) Phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ.

 Nhóm giải pháp do Chính phủ thực hiện: (1) Xác định vai trò quan trọng trong dự báo diễn biến của tỷ giá hối đoái thích ứng với diễn biến của thị trƣờng; (2) Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách KT vĩ mô khác.

 Các giải pháp khác: (1) Kêu gọi chính sách tiêu dùng hàng nội địa; (2) Khuyến khích các doanh nghiệp xuất nhập khẩu sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá.

78

KẾT LUẬN

Trong luận văn tác giả có nêu các khái niệm, vai trò về tỷ giá hối đoái - cán cân thƣơng mại cũng nhƣ mối quan hệ qua lại giữa chúng. Ngoài ra, tác giả còn nêu kinh nghiệm thực tiễn trong việc quản lý tỷ giá hối đoái nhằm cải thiện cán cân thƣơng mại ở một số nƣớc trên thế giới, từ đó rút ra những bài học cho Việt Nam. Bên cạnh đó tác giả còn giới thiệu về quá trình hình thành thành và quản lý thực tiễn về tỷ giá hối đoái của Việt Nam từ trƣớc thời kỳ đổi mới đến cuối năm 2012. Với phƣơng pháp OLS tác giả nhận thấy điều kiện Marshall – Lener đƣợc đáp ứng trong trƣờng hợp của Mỹ, còn ở Đức thì tuy không đáp ứng đƣợc điều kiện Marshall – Lener nhƣng REX lại tác động ngƣợc chiều lên CCTM. Khi dùng mô hình VECM tác giả không thấy có hiệu ứng đƣờng cong J trong ngắn hạn cũng nhƣ điều kiện Marshall – Lener không đƣợc đáp ứng trong dài hạn về ảnh hƣởng của tỷ giá thực song phƣơng lên cán cân thƣơng mại với các nƣớc trong trƣờng hợp của Việt Nam từ quý 1/2000 đến quý 4/2012.

Tác giả còn đề xuất một số giải pháp hƣớng đến mục tiêu là nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hóa, ổn định môi trƣờng vĩ mô trong nƣớc, cân bằng cán cân thƣơng mại của Việt Nam. Các giải pháp này không có gì mới mẻ so với các nghiên cứu trƣớc đây, nhƣng để thực hiện đƣợc thì cần phải có quyết tâm, sự đồng thuận cao của các cơ quan nhà nƣớc cũng nhƣ cái tầm của các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Hạn chế của luận văn: khó khăn trong việc thu thập dữ liệu theo quý, kinh nghiệm và kiến thức trong việc chạy mô hình còn hạn chế, khoảng thời gian nghiên cứu và số lƣợng đối tác nghiên cứu còn hẹp.

Hƣớng nghiên cứu tiếp theo: kiểm định xem cán cân thƣơng mại song phƣơng có ảnh hƣởng tới sự thay đổi của tỷ giá thực giữa Việt Nam và các nƣớc hay không? Hoặc có thể mở rộng khoảng thời gian nghiên cứu với nhiều đối tác thƣơng mại hơn.

79

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Ái, 2012. Hiệu ứng của tỷ giá hối đoái lên cán cân thương mại

của Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

2. Từ Cao Ánh, 2010. Hiệu ứng đường cong J và cán cân thương mại của Việt

Nam với 5 đối tác lớn. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

3. Trầm Thị Xuân Hƣơng và các cộng sự, 2008. Thanh toán quốc tế. Tái bản

lần thứ 6. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

4. Nguyễn Thị Tuyết Nga, 2012. Các giải pháp nâng cao vai trò của tỷ giá hối

đoái trong quá trình hội nhập đối với nền kinh tế tại Việt Nam. Luận án tiến sỹ. Đại

học Ngân hàng thành phố Hồ Chí Minh.

5. Trần Hoàng Ngân và các cộng sự, 2003. Thanh toán quốc tế. Tái bản lần thứ

3. TpHCM: Nhà xuất bản Thống kê.

6. Phạm Hồng Phúc, 2009. Tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại của

Việt Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Hữu Thạnh, 2010. Tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại của Việt

Nam. Luận văn thạc sỹ. Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

8. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh

doanh. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

9. Tô Trung Thành, 2011. Đầu tƣ công lấn át đầu tƣu tƣ nhân? Góc nhìn từ mô

hình thực nghiệm VECM. Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội.

10. NHNN Việt Nam, 1999. Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN về việc công bố

tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam so với ngoại tệ. [online].

<http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh/Quyet-dinh-64-1999-QD-NHNN7- cong-bo-ty-gia-hoi-doai-dong-Viet-Nam-ngoai-te-vb45073t17.aspx>. [ Ngày truy cập 25/06/2013].

11. NHNN Việt Nam, 1999. Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 về việc quy

80

<http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-dinh-65-1999-QD-NHNN7-nguyen-tac-

xac-dinh-ty-gia-mua-ban-ngoai-te-to-chuc-tin-dung-duoc-phep-kinh-doanh-ngoai- te-vb57963.aspx>. [Ngày truy cập 25/06/2013].

12. NHNN Việt Nam. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng. [online].

<http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/qlnh/tygia/tgbq?_adf.

ctrl-state=gsveijpfl_129&_afrLoop=58056859896600>. [Ngày truy cập

25/05/2013].

13. NHNN Việt Nam. Tỷ giá giao dịch ngân hàng thương mại. [online].

<http://www.sbv.gov.vn/portal/faces/vi/vim/vipages_trangchu/qlnh/tygia/tygiavcb?

_adf.ctrl-state=gsveijpfl_129&_afrLoop=57851214756300>. [Ngày truy cập

25/05/2013].

14. Chính phủ Việt Nam, 1998. Quyết định số 37/1998/QĐ – TTg một số biện

pháp quản lý ngoại tệ. [online]. <[http://thuvienphapluat.vn/archive/Quyet-

dinh/Quyet-dinh-37-1998-QD-TTg-bien-phap-quan-ly-ngoai-te-vb41457t17.aspx>. [Ngày truy cập 25/06/2013].

15. Tổng cục thống kê VN. Số liệu thông tin thống kê hàng tháng.

<http://www.gso.gov.vn>. [Ngày truy cập: 15/08/2013].

16. Tổng cục thống kê VN. Số liệu chuyên đề. <http://www.gso.gov.vn>. [Ngày

truy cập: 15/08/2013].

Tài liệu tham khảo tiếng Anh

1. Dhasmana, 2012. India’s real exchange rate and trade balance: fresh

empirical evidence. Indian institute of management Bangalore. No 373.

2. Hoopeer et al, 2000. Trade elasticities for the G-7 countries. Princeton

studies in International Economics. No 87.

3. Mohammad and Hussain, 2010. The role of exchange rate on balance of

trade: emperical from Pakistan. European Journal of Social Sciences. No 1.

4. Onafowora, 2003. Exchange rate and trade balance in East Asea: is there a J-

81

5. Oskooee and Kantipong, 2001. Bilateral J-curve between Thailand and her

trading partners. Journal of economic development. No 2.

6. Yaya and Lu, 2012. The short-run relationship between real effective

exchange rate and balance of trade in China. International journal of Applied

economics. No 9.

7. IMF. International financial statistics. [online]. <http://elibrary-

data.imf.org/>. [Accessed 13 June 2013].

8. IMF. Direction of Trade statistic. [online]. <http://elibrary-data.imf.org/>. [Accessed 13 June 2013].

9. OECD. Quaterly national accounts. [online].

<http://stats.oecd.org/Index.aspx?QueryName=350>. [Accessed 13 June 2013].

10. Bank of Thailand. Economic indices. [online].

<http://www2.bot.or.th/statistics/ReportPage.aspx?reportID=407&language=eng>. [Accessed 08 June 2013] .

82

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: REER là thƣớc đo tổng hợp vị thế cạnh tranh thƣơng mại quốc tế không hoàn hảo:

Trong giới hạn của đề tài nghiên cứu, tác giả chỉ đánh giá mối liên hệ giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thƣơng mại. Thực tế có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng đến cán cân thƣơng mại, chẳng hạn nhƣ dòng vốn đầu tƣ, chính sách thƣơng mại, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự biến động của nền kinh tế trong ngắn hạn.

REER là tỷ giá thực hiệu lực đƣợc điều chỉnh theo lạm phát so với các đối tác thƣơng mại có tính đến trọng số thƣơng mại của các đối tác, nên có thể nói nó thích hợp hơn so với tỷ giá thực song phƣơng (chỉ tính chênh lệch lạm phát giữa hai đối tác thƣơng mại với nhau) trong vai trò là thƣớc đo mức độ cạnh tranh về giá cả của quốc gia, là một trong những cơ sở có thể chỉ ra đồng nội tệ bị định giá cao hay thấp so với đồng tiền của các đối tác.

Ngoài ra REER đặc biệt thích hợp với các nƣớc đang phát triển có nền kinh tế đang chuyển đổi và thị trƣờng tiền tệ kém phát triển. Nó thật sự hữu ích trong việc xác định mức tỷ giá mục tiêu cho chính sách tỷ giá hỗn hợp giữa thả nổi và cố định. (hiện tại cụm từ này có vẻ thích hợp hơn với trƣờng hợp Việt Nam so với sử dụng cụm từ “chính sách tỷ giá thả nổi có kiểm soát”).

Tuy nhiên, có một số vấn đề làm cho việc xác định REER trở nên không chắc chắn.

Các hạn chế về mặt kỹ thuật của REER

Trƣớc tiên, đó là việc lựa chọn năm cơ sở. Nhƣ đã xác định trong phần lựa chọn năm cơ sở cho việc tính REER, khi chọn năm cơ sở khác nhau sẽ cho kết quả tính REER khác nhau.

Thứ hai, vấn đề lựa chọn chỉ số giá. (có thể chọn chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất hay lấy mẫu giá…) mỗi chỉ số khác nhau cũng cho kết quả tính REER khác nhau.

Thứ ba, trọng số thƣơng mại. Số lƣợng các đối tác thƣơng mại khác nhau sẽ cũng cho REER khác nhau.

83

Thứ tƣ, là rổ hàng hóa tính chỉ số giá ở các nƣớc cũng có sự khác nhau làm ảnh hƣởng đến REER.

Thứ năm, vấn đề chất lƣợng nguồn dữ liệu, sự khó khăn trong việc tìm kiếm dữ liệu… có thể sẽ ảnh hƣởng đến chỉ số này.

Thứ sáu, ý định chủ quan của ngƣời nghiên cứu cũng tác động đến kết quả.

Sự mơ hồ trong việc áp dụng REER

Bên cạnh sự hạn chế về kỹ thuật, việc áp dụng REER còn bị tác động bởi tình trạng kinh tế. Vì Việt Nam là nƣớc đang phát triển có thu nhập thấp, cho nên về cấu trúc thƣơng mại, hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam tập trung chủ yếu là hàng thô (nông sản, thủy sản…), hàng sản xuất theo dây chuyền (dệt may, giày dép, thiết bị điện…) thị trƣờng chính của các sản phẩm này là Mỹ, EU, Nhật. Đối thủ cạnh tranh của Việt Nam không phải là các quốc gia này, mà là các nƣớc đang phát triển giống Việt Nam nhƣ ASEAN, Trung Quốc… Tuy nhiên, tỷ trọng thƣơng mại của Việt Nam với các đối thủ này có thể sẽ không đủ để đại diện cho tầm quan trọng của họ trong việc tính chỉ số REER.

Tiếp theo, Việt Nam là nƣớc bị đô la hóa rất cao, có nhiều hàng hóa ở Việt Nam thƣờng đƣợc định giá bằng USD dù rằng có thể giao dịch bằng tiền đồng. Ngoài ra, các hàng hóa thô và sản xuất dây chuyền nhƣ nói ở trên thƣờng đƣợc định danh bằng USD. Sức mạnh của đồng USD còn quá lớn, cho nên ảnh hƣởng thật sự của nó trong rổ tiền sẽ lớn hơn nhiều so với tỷ trọng thƣơng mại giữa Việt Nam và Mỹ. Ngoài ra, tỷ giá ngoài việc chịu ảnh hƣởng của lạm phát, nó còn phụ thuộc vào nhiều biến số vĩ mô khác của nền kinh tế nhƣ lãi suất, thu nhập, kỳ vọng, can thiệp của chính phủ, môi trƣờng kinh tế toàn cầu… Các nhân tố này tác động qua lại lẫn nhau vô cùng phức tạp góp phần tạo ra thêm sự mơ hồ của tỷ giá thực (trong phạm vi đã lựa chọn trƣớc tác giả không phân tích các nhân tố này). Do đó, vấn đề tỷ giá cân bằng là không rõ ràng.

Vì những lý do trên, tỷ giá đƣợc điều chỉnh ở một mức nào đó cũng sẽ ít có ý nghĩa hơn hay nói cách khác REER là một chỉ số không hoàn hảo của sự cạnh tranh.

84

Phụ lục 2: Cơ chế tỷ giá các nƣớc phân loại theo IMF

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 85)