Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình điều hành của Chính phủ về

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 64)

54

Việt Nam thành công trong việc điều chỉnh tỷ giá ngân hàng công bố và tỷ giá trên thị trƣờng tự do gần sát nhau và thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt với biên độ đƣợc điều chỉnh trong từng thời kỳ.

Tuy nhiên việc lên giá thực của VND trong một thời gian dài đã góp phần làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu trên thị trƣờng thế giới. Điều này đƣợc chứng minh bằng một thực tế là tình trạng thâm hụt thƣơng mại lớn và kéo dài của Việt Nam kể từ đầu thập kỷ 90 đến 2012, đặc biệt năm 2008 nhập siêu tăng vọt 18 tỷ USD. Nhập siêu tăng trong khi các nguồn thu ngoại tệ chính nhƣ xuất khẩu, đầu tƣ nƣớc ngoài, kiều hối và du lịch đều giảm sút mạnh do khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 - 2008; và cùng với việc doanh nghiệp và ngƣời dân chuyển sang nắm USD và vàng đã làm cho cán cân thanh toán của Việt Nam thâm hụt nặng. Tình hình nhập siêu gắn kết chặt chẽ với biến động của tỷ giá thực. Giai đoạn 1992- 1996 tuy tỷ giá danh nghĩa đƣợc giữ tƣơng đối ổn định nhƣng do lạm phát của Việt Nam cao hơn lạm phát ở Mỹ nên VND lên giá thực tế làm gia tăng thâm hụt thƣơng mại. Giai đoạn 1997-2003 VND mất giá danh nghĩa và do lạm phát ở Việt Nam thấp, VND cũng mất giá thực tế nên thâm hụt thƣơng mại ở mức thấp. Từ 2003 đến nay việc lên giá thực của VND do tỷ giá danh nghĩa đƣợc giữ tƣơng đối cứng nhắc làm cho mức nhập siêu càng lớn và kéo dài. Nhu cầu ngoại tệ tăng cao hơn so với sự mất giá của nội tệ khiến thị trƣờng ngoại hối căng thẳng, giảm sút niềm tin vào tiền đồng và gây ra tâm lý đầu cơ ngoại tệ.

Nhƣ vậy, nếu không điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa một cách hợp lý sẽ không có lợi cho cán cân thƣong mại của Việt Nam. Chính sách tỷ giá hối đoái hiện nay nặng về quản lý tỷ giá hối đoái danh nghĩa, thiếu các phân tích và đánh giá thƣờng xuyên về tỷ giá hối đoái thực và mức độ tác động đến lạm phát, xuất khẩu… để có chính sách điều chỉnh thích hợp.

Thâm hụt cán cân vãng lai lớn trong khi cán cân vốn không đủ bù đắp đã ảnh hƣởng xấu đến dự trữ ngoại hối và đặc biệt làm cho tỷ giá thiếu cơ sở để ổn định. Hiện tại cán cân vãng lai của Việt Nam chủ yếu bao gồm cán cân thƣơng mại, cán cân chuyển khoản và dịch vụ, riêng dịch vụ có mức thu nhập nhỏ, chuyển khoản giảm

55

mạnh trong những năm gần đây, do đó thâm hụt cán cân vãng lai trong những năm qua gia tăng chủ yếu do thâm hụt thƣơng mại lớn. Từ khi Việt Nam thực hiện cải cách kinh tế và hội nhập quốc tế sâu rộng, việc tự do hóa các giao dịch thƣơng mại quốc tế đã làm cho thâm hụt thƣơng mại tăng lên.

Ngoài ra, nguyên nhân thâm hụt thƣơng mại của Việt Nam gia tăng trong những năm gần đây là có sự bất cập mang tính chất cơ cấu dẫn đến sự mất cân đối thƣơng mại của Việt Nam, làm hạn chế khả năng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu. Theo tính toán tỷ lệ nhập khẩu trong xuất khẩu còn rất cao, chiếm khoảng 2/3 giá xuất xƣởng. Tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu ở mức cao dẫn tới thực tế là nếu muốn tăng xuất khẩu thì nhất thiết phải tăng nhập khẩu. Nguyên nhân là do đầu tƣ quá ít vào các lĩnh vực hỗ trợ phát triển các ngành phụ trợ hoặc dây chuyền sản xuất trong nƣớc. Thực tế cho thấy Việt Nam chỉ là nơi thực hiện lắp ráp cho các tập đoàn đa quốc gia, chƣa trở thành cơ sở sản xuất với giá trị gia tăng cao. Ngoài ra còn do chính sách giảm thuế nhập khẩu thực hiện theo các cam kết trong thỏa thuận thƣơng mại khu vực và quốc tế. Do khủng hoảng tài chính toàn cầu và suy thoái kinh tế làm thu hẹp nhu cầu của thế giới đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam…

56

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 giới thiệu về quá trình hình thành tỷ giá hối đoái cũng nhƣ thực trạng về nâng cao vai trò của tỷ giá hối đoái đối với cán cân thƣơng mại của Việt Nam từ trƣớc thời kỳ đổi mới 1986 đến cuối năm 2012. Trong giai đoạn này Việt Nam đã trải qua hai cuộc khủng hoảng lớn của thế giới đó là: khủng hoảng tài chính các nƣớc Đông Nam Á 1997 và khủng hoảng tài chính tòan cầu 2008.

Việt Nam thành công trong việc điều chỉnh tỷ giá ngân hàng công bố và tỷ giá trên thị trƣờng tự do gần sát nhau và thực hiện cơ chế tỷ giá linh hoạt với biên độ đƣợc điều chỉnh trong từng thời kỳ. Điều này làm cho thị trƣờng ngoại tệ Việt Nam sôi động hơn, mối tƣơng quan giữa cung cầu ngoại tệ thực sự quyết định mức tỷ giá, tạo nên tính ổn định của thị trƣờng, góp phần quan trọng đối với cải thiện cán cân thƣơng mại và quá trình phát triển kinh tế xã hội trong tiến trình “đổi mới”.

VN vẫn còn những hạn chế về quản lý TGHĐ đối với cán cân thƣơng mại. Nhu cầu ngoại tệ tăng cao hơn so với sự mất giá của nội tệ khiến thị trƣờng ngoại hối căng thẳng, giảm sút niềm tin vào tiền đồng và gây ra tâm lý đầu cơ ngoại tệ.

Nguyên nhân thâm hụt thƣơng mại của Việt Nam gia tăng trong những năm gần đây là có sự bất cập mang tính chất cơ cấu dẫn đến sự mất cân đối thƣơng mại của Việt Nam, làm hạn chế khả năng gia tăng xuất khẩu nhanh hơn so với nhập khẩu. Việt Nam đầu tƣ quá ít vào các lĩnh vực hỗ trợ phát triển các ngành phụ trợ hoặc dây chuyền sản xuất trong nƣớc. Ngoài ra còn do chính sách giảm thuế nhập khẩu thực hiện theo các cam kết trong thỏa thuận thƣơng mại khu vực và quốc tế.

Kết quả của mô hình nghiên cứu cho thấy: với phƣơng pháp OLS tác giả nhận thấy điều kiện Marshall – Lener đƣợc đáp ứng trong trƣờng hợp của Mỹ, còn ở Đức thì tuy không đáp ứng đƣợc điều kiện Marshall – Lener nhƣng REX lại tác động ngƣợc chiều lên CCTM. Khi dùng mô hình VECM tác giả không thấy có hiệu ứng đƣờng cong J trong ngắn hạn cũng nhƣ điều kiện Marshall – Lener không đƣợc đáp ứng trong dài hạn về ảnh hƣởng của tỷ giá thực song phƣơng lên cán cân thƣơng mại với các nƣớc trong trƣờng hợp của Việt Nam từ quý 1/2000 đến quý 4/2012.

57

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VỀ NÂNG CAO TÁC ĐỘNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI CÁN CÂN THƢƠNG MẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 64)