Nhóm giải pháp do Chính phủ thực hiện

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 78)

3.2.3.1Xác định vai trò quan trọng trong dự báo diễn biến của tỷ giá hối đoái thích ứng với diễn biến của thị trƣờng:

Theo nghị quyết phiên họp thƣờng kỳ tháng 08/2013 thì tình hình kinh tế - xã hội có những chuyển biến tích cực. Các ngành, lĩnh vực đều đạt đƣợc những kết quả đáng khích lệ, tiếp tục tạo điều kiện tăng trƣởng cho các tháng cuối năm 2013 và năm 2014.

68

Kinh tế vĩ mô tƣơng đối ổn định, lãi suất tín dụng giảm, tăng trƣởng tín dụng đã có những chuyển biến khả quan, lĩnh vực dịch vụ phát triển khá, xuất khẩu duy trì ở tốc độ tăng trƣởng cao so với kế hoạch, nhập khẩu máy móc, trang thiết bị phục vụ sản xuất đƣợc cải thiện, tỷ lệ nhập siêu thấp. Cán cân thanh toán quốc tế tiếp tục có kết dƣ, bảo đảm nguồn cung ngoại tệ. Giải ngân vốn ODA đạt khá, vốn FDI đăng ký và thực hiện cao hơn so với cùng kỳ năm 2012. Các chính sách về an sinh, phúc lợi xã hội tiếp tục đƣợc bảo đảm, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.

Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội vẫn còn khó khăn, thách thức, nền kinh tế phục hồi chậm so với mục tiêu đề ra. Kinh tế vĩ mô chƣa thực sự vững chắc. Lạm phát tuy đã đƣợc kiềm chế nhƣng vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ tăng trở lại. Nợ xấu chƣa đƣợc giải quyết cơ bản. Tiến độ thu ngân sách nhà nƣớc đạt thấp so với dự toán năm. Thị trƣờng và sức mua tuy có chuyển biến nhƣng vẫn còn yếu. Tổng số vốn đăng ký, quy mô vốn bình quân của các doanh nghiệp thành lập mới vẫn có xu hƣớng giảm so với cùng kỳ.

Theo kế hoạch do Bộ trƣởng Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ trình, Chính phủ quyết nghị: Trên cơ sở tình hình thực hiện tháng 8 và 8 tháng đầu năm, ƣớc thực hiện 9 tháng đầu năm và cả năm 2013 dự báo tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc, một số chỉ tiêu kế hoạch chủ yếu của năm 2014 cần phấn đấu đạt mức tăng tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP) khoảng 5,8% chỉ số giá tiêu dùng (CPI) khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khoảng 10% so với năm 2013.

Điều chỉnh bội chi ngân sách ở mức hợp lý, kết hợp rà soát, tính toán mức độ an toàn nợ công, nợ Chính phủ để báo cáo Quốc hội cho phép phát hành thêm trái phiếu Chính phủ so với tổng mức đã đƣợc phê duyệt cho giai đoạn 2011 - 2015 để thực hiện một số mục tiêu cụ thể nhƣ: các dự án đang đƣợc đầu tƣ từ nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 - 2015 nhƣng còn thiếu vốn bổ sung vốn đối ứng các dự án ODA, bố trí vốn đầu tƣ cho một số dự án trọng điểm nhƣ các dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14 (đƣờng Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên).

69

Để đạt đƣợc các mục tiêu trên cần có sự điều hành kiên quyết và kịp thời của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc cũng nhƣ các Bộ, ngành, cơ quan NHNN đã điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để tiếp tục ngăn chặn suy giảm kinh tế, kiềm chế lạm phát và ổn định thị trƣờng tài chính tiền tệ thông qua kiểm soát dƣ nợ, tổng phƣơng tiện thanh toán, bảo đảm khả năng thanh khoản, giảm dần lãi suất cho vay, điều hành tỷ giá phù hợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng nhằm thúc đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu.

Việc dự báo kinh tế Việt Nam trong thời gian tới là rất khó khăn, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh thƣờng xuyên với diễn biến của thực tế. Do vậy, trong công tác quản lý Nhà nƣớc, Chính phủ cần phải thƣờng xuyên có sự điều chỉnh linh hoạt các chính sách đƣợc đƣa ra, theo sát với thực tiễn để các chính sách mang lại hiệu quả cao nhất đối với nền kinh tế có độ mở lớn với bên ngoài nhƣ Việt Nam.

Thiết lập hệ thống số liệu cập nhật liên tục phản ánh kịp thời diễn biến tỷ giá là căn cứ để điều hành chính sách tỷ giá hiệu quả phù hợp với diễn biến thị trƣờng thông qua các chỉ số nhƣ CPI, kim ngạch xuất nhập khẩu, vốn đầu tƣ trực tiếp FDI, vốn đầu tƣ gián tiếp FII… Việc xây dựng hệ thống cung cấp thông tin, thu thập số liệu từ thị trƣờng là cơ sở để NHNN dự báo diễn biến TGHĐ trong tƣơng lai.

3.2.3.2Phối hợp đồng bộ chính sách tỷ giá với các chính sách KT vĩ mô khác.

Việt Nam đã thực hiện thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá từ tỷ giá cố định sang tỷ giá có điều chỉnh, tỷ giá công bố theo mức hình thành cuối ngày trên thị trƣờng. Để đảm bảo các mục tiêu chung, cần sự phối hợp hiệu quả giữa công tác điều hành tỷ giá và các công cụ của chính sách tiền tệ. Hiện nay, Ngân hàng Nhà nƣớc đang hƣớng tới việc xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt phù hợp với cung cầu ngoại tệ trên thị trƣờng và góp phần đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô, cân bằng cán cân thanh toán quốc tế.

Trong thời gian qua đã chứng minh rằng sự phối hợp giữa chính sách tiền tệ và tỷ giá có ảnh hƣởng đáng kể đến kết quả của công tác điều hành tỷ giá. Từ năm 2007 đến nay, nhập siêu của Việt Nam ở mức cao làm tăng thâm hụt cán cân vãng lai; dòng vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tăng mạnh, lạm phát có xu hƣớng tăng mạnh trong bối

70

cảnh kinh tế và thị trƣờng tài chính quốc tế có nhiều biến động khó lƣờng, gây sức ép đối với điều hành tỷ giá và việc kiểm soát tổng phƣơng tiện thanh toán cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Trong bối cảnh đó, NHNN đã điều hành chính sách tiền tệ theo hƣớng kiềm chế lạm phát, kiểm soát mức tăng tổng phƣơng tiện thanh toán và tăng trƣởng tín dụng thông qua nhóm giải pháp đồng bộ nhƣ sử dụng linh hoạt nghiệp vụ thị trƣờng mở, giữ nguyên các mức lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hạn chế tái cấp vốn thông qua cầm cồ các giấy tờ có giá. Việc kiểm soát tiền tệ theo hƣớng thắt chặt đã góp phần không nhỏ vào thành công của công tác điều hành tỷ giá. Mặc dù chịu sức ép giảm giá VND, tuy nhiên tỷ giá bình quân trên thị trƣờng liên ngân hàng vẫn đƣợc duy trì ở mức tƣơng đối ổn định. Về mặt nguyên lý, nếu chúng ta càng mong muốn thực hiện một chính sách tiền tệ độc lập thì tính linh hoạt của tỷ giá phải càng cao. Nếu lựa chọn một cơ chế tỷ giá theo kiểu dải băng, thì chiều rộng dự kiến của dải băng tùy thuộc vào mức độ độc lập của chính sách tiền tệ. Phạm vi tỷ giá lệch khỏi ngang giá trung tâm càng lớn, tức là khung càng rộng thì mức độ tự chủ trong chính sách tiền tệ của NHNN càng cao. Vấn đề đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam là chấp nhận tính độc lập của NHNN nói chung và chính sách tiền tệ nói riêng ở một mức độ nào? Trả lời câu hỏi này cũng phần nào xác định đƣợc chiều rộng của dải băng tỷ giá cho Việt Nam. Nói cách khác, chỉ cần nhìn vào chiều rộng của dải băng tỷ giá nhƣ hiện nay, chúng ta cũng có thể xác định đƣợc mức độ độc lập của NHNN và chính sách tiền tệ của Việt Nam hiện nay là “độc lập” tới cỡ nào! Việc điều hành tỷ giá tƣơng đối linh hoạt phải dựa trên việc quản lý tƣơng đối chặt chẽ chính sách tiền tệ. Thời gian tới, các chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá cần đƣợc phối hợp nhịp nhàng, đảm bảo mục tiêu kiểm soát lạm phát, hạn chế nhập siêu cũng nhƣ giảm thiểu sức hấp dẫn của việc găm giữ bằng ngoại tệ.

Để bù đắp tình trạng thâm hụt ngân sách, chính phủ cần có một quy hoạch cụ thể để xây dựng mối tƣơng quan giữa vốn trong nƣớc và vốn nƣớc ngoài, giữa huy động vốn, sử dụng vốn và kế hoạch trả nợ. Điều này hoàn toàn phù hợp với quan điểm hiện nay là phát huy nội lực vốn có từ nền kinh tế nội tại đóng vai trò quyết định,

71

còn vốn từ bên ngoài chỉ coi là quan trọng để đẩy nhanh phát triển nền kinh tế. Xuất phát từ đặc điểm kinh tế hiện tại của đất nƣớc xu hƣớng vận động của nội tệ, quan hệ cung - cầu ngoại tệ, để đảm bảo không ảnh hƣởng đến mục tiêu kinh tế vĩ mô khác hoặc ảnh hƣởng ở mức thấp, thì việc điều chỉnh tỷ giá cần có sự phối hợp hiệu quả giữa các chính sách tiền tệ, tài chính, thu nhập, ngoại thƣơng…Ví dụ, để ngăn ngừa xu hƣớng lên giá của nội tệ, cần điều chỉnh cơ cấu thu-chi, thu hẹp thâm hụt ngân sách, nhất là nợ nƣớc ngoài, hoặc để khuyến khích xuất khẩu cần phải phối hợp tỷ giá với các giải pháp về thuế, tín dụng…

Việc phối hợp các chính sách là việc cần chú trọng song hành với vấn đề can thiệp điều chỉnh tỷ giá. Đây là đòi hỏi tất yếu để vấn đề can thiệp điều chỉnh tỷ giá có thể đạt kết quả tốt nhất, đồng thời hạn chế đến mức tối thiểu cái giá phải trả do việc can thiệp điều chỉnh tỷ giá gây ra. Việc phối hợp các chính sách ở đây có thể đƣợc nói một cách cụ thể là việc điều hành một cách hài hòa chính sách tài chính – tiền tệ. Phối hợp chặt chẽ chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, đảm bảo sự hài hòa giữa các chính sách và tránh gây áp lực lên cầu ngoại tệ trên thị trƣờng.

Để góp phần vào việc thực hiện tốt khả năng phối hợp giữa các chính sách đi kèm với vấn đề điều chỉnh tỷ giá, tác giả đề xuất giải pháp liên quan đến chính sách tài chính – tiền tệ trên một số điểm sau:

 Thứ nhất, phân định rõ mối quan hệ giữa chính sách tài khóa và chính sách

tiền tệ: Việc xác định và tác động vào các mục tiêu kinh tế vĩ mô đƣợc thực hiện là một chính sách quan trọng và đƣợc xác định là một bộ phận trong chính sách tài khóa của Chính phủ, điều này là hoàn toàn hợp lý. Từ khi nền kinh tế nƣớc ta chuyển sang kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, dần dần chúng ta cũng đã thấy rõ đƣợc vai trò của hệ thống ngân hàng và vấn đề tiền tệ của nền kinh tế. Chính sách tiền tệ đƣợc xác định là một trong những chính sách quan trọng, điều này cũng thể hiện rõ qua luật “Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam”.

 Thứ hai: đối với chính sách tiền tệ, không ngừng chú trọng hoàn thiện công

cụ nghiệp vụ thị trƣờng mở nội tệ, công cụ chủ chốt trong việc phối hợp chính sách. Tốc độ và hiệu quả thực tế của những phối hợp về chính sách phụ thuộc chính vào

72

sức mạnh của các công cụ trong chính sách. Chính vì vậy, việc chú trọng hoàn thiện các công cụ trong chính sách mà trƣớc hết là các công cụ trong chính sách tiền tệ quốc gia là trọng tâm trong việc đẩy mạnh khả năng phối hợp của các chính sách. Nếu chính sách tài khóa là không thay thể thay đổi. Trong những trƣờng hợp bắt buộc, chính sách tỷ giá linh hoạt thích hợp hơn để ngăn chặn những nguy cơ của các cú sốc. Trong điều kiện chính sách tài khoá bị giới hạn khá nghiêm ngặt và chúng ta cũng phải thƣờng xuyên đối phó với các cú sốc thực thì chính sách tiền tệ phải thật linh hoạt. Mức “giới hạn trần tài khoá” này đòi hỏi chúng ta phải để cho tỷ giá thay đổi theo những xu thế của chênh lệch lạm phát trong nƣớc và thế giới với mục đích giữ cho hàng hoá nội địa tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.

Khi có những thay đổi mạnh trong lãi suất trên thị trƣờng tiền tệ quốc tế hoặc trong nƣớc tạo sức ép lên tỷ giá. Thử hình dung ra một kịch bản giống nhƣ giai đoạn 1998-2000, lúc đó lãi suất chiết khấu USD tại Mỹ tăng mạnh tác động lên đến USD do các NHTM công bố, trong trƣờng hợp này, có hai khả năng để lựa chọn:

 Không can thiệp trên thị trƣờng tiền tệ và mặc nhiên để cho tỷ giá

USD/VND tăng lên (VND mất giá) trong biên độ cho phép.

 Nếu tỷ giá vƣợt quá biên độ cho phép, NHNN sẽ can thiệp bằng cách hoặc là

tăng lãi suất lên để đảm bảo thế ngang giá lãi suất và kéo dải băng về biên độ cho phép. Hoặc là NHNN sẽ can thiệp trên thị trƣờng ngoại hối thông qua việc bán USD và mua vào VND. Bằng phƣơng thức can thiệp này NHNN mong muốn VND sẽ tăng giá trở lại vùng ngang giá.

Vấn đề chính là ở chỗ cơ quan quản lý tiền tệ có rất ít lựa chọn trong phƣơng thức can thiệp trên thị trƣờng ngoại hối do dự trữ ngoại tệ hiện nay chƣa cao. Giải pháp cho kịch bản này trong dài hạn là chẳng những phải kiên trì theo đuổi chiến lƣợc tăng trƣởng hƣớng về xuất khẩu nhằm tăng dự trữ ngoại tệ mà còn phải đối phó với một thách thức trƣớc việc mở rộng biên độ trong dải băng tỷ giá nhằm giảm sức ép lên dự trữ ngoại tệ quốc gia.

Chính sách tài khóa và chi tiêu của Chính phủ: Cơ sở thực hiện một chính sách tỷ giá hối đoái ổn định, duy trì cân đối bên trong và bên ngoài của nền kinh tế còn phụ

73

thuộc rất lớn vào chính sách tài khóa và chi tiêu của Chính phủ. Việc thâm hụt và cân bằng ngân sách là một trong những nguyên nhân quan trọng tác động đến lạm phát, do đó tác động đến việc duy trì một tỷ giá hối đoái ổn định.

Do đó, cân bằng ngân sách là vấn đề rất quan trọng hiện nay. Mặc dù chúng ta đã cố gắng không dựa vào nguồn phát hành để chi tiêu thăng bằng ngân sách, nhƣng biện pháp vay trong và ngoài nƣớc nhƣ hiện nay chỉ là đẩy lùi vấn đề qua năm sau có thể với mức độ trầm trọng hơn, chứ không phải là giải quyết hết vấn đề. Nhƣ chúng ta đã biết, phát hành tiền của NHNN phải có những đối khoản nhất định. Đồng thời, trong điều kiện thâm hụt ngân sách trầm trọng, Chính phủ thƣờng vay vốn nƣớc ngoài để bù đắp thâm hụt, và chuyển số ngoại tệ này sang VND để chi tiêu. Chính điều này đã gây ra lạm phát cao, đi ngƣợc lại hoàn toàn mục tiêu bảo đảm và ổn định sức mua của đồng bản tệ đã đề ra.

Đối với chính sách tài khóa, nguồn vốn trong nƣớc là giải pháp khả dĩ cho việc bù đắp thiếu hụt ngân sách. Khả năng thu hẹp thâm hụt ngân sách Nhà nƣớc trong những năm sắp tới là rất khó khăn do nhu cầu đầu tƣ phát triển từ ngân sách Nhà nƣớc còn quá lớn, thực trạng thâm hụt ngân sách sẽ làm giảm tính tự chủ trong sử dụng chính sách tài khóa trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế từ đó tất yếu sẽ hạn chế sự phối hợp các chính sách. Đây là điều không thể tránh khỏi trong một thời gian dài trƣớc mắt. Do đó, những giải pháp nhằm hạn chế và từng bƣớc thu hẹp thâm hụt ngân sách là cần thiết ngay cả trên góc độ phối hợp các chính sách. Bản thân mỗi phƣơng án bù đắp cho thâm hụt ngân sách đều có hiệu ứng khác nhau với tỷ giá. Nếu bù đắp bằng giải pháp vay nợ nƣớc ngoài, tất yếu sẽ có tác động trực tiếp ngay đến tình hình cung cầu ngoại tệ và có thể dẫn đến những biến động lớn về tỷ giá. Hơn nữa nếu quy mô thâm hụt quá lớn mà tài trợ bằng phƣơng án này sẽ là một gánh nặng của nền kinh tế trong tƣơng lai và có thể dẫn đến khủng hoảng nợ. Chính vì vậy, phƣơng án tốt nhất vẫn là “phát huy nội lực”, thực hiện bù đắp thâm hụt

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)