Mô hình nghiên cứu về tác động của TGHĐ đối với CCTM

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 28)

1.5.1 Một số lý thuyết về tác động của TGHĐ đối với CCTM 1.5.1.1Hiệu ứng đƣờng cong J

Khi tỷ giá tăng (phá giá), giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ, giá nhập khẩu tính theo đồng nội tệ tăng đƣợc gọi là hiệu ứng giá cả. Khi tỷ giá giảm làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối lƣợng xuất khẩu trong khi hạn chế khối lƣợng nhập khẩu. Hiện tƣợng này gọi là hiệu ứng khối lƣợng. CCTM xấu đi hay đƣợc cải thiện tùy thuộc vào hiệu ứng giá cả và hiệu ứng số lƣợng cái nào trội hơn.

Trong ngắn hạn, khi tỷ giá tăng trong lúc giá cả và tiền lƣơng trong nƣớc tƣơng đối cứng nhắc sẽ làm giá hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, nhập khẩu trở nên đắt hơn: các hợp đồng xuất khẩu đã đƣợc ký kết với tỷ giá cũ, các doanh nghiệp trong nƣớc chƣa huy động đủ nguồn lực để sẳn sàng tiến hành sản xuất nhiều hơn trƣớc nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tăng lên, cũng nhƣ nhu cầu trong nƣớc tăng lên. Ngoài ra, trong ngắn hạn, cầu hàng nhập khẩu không nhanh chóng giảm còn do tâm lý ngƣời

18

tiêu dùng. Khi phá giá, giá hàng nhập khẩu tăng lên, tuy nhiên, ngƣời tiêu dùng có thể lo ngại về chất lƣợng hàng nội hay trong nƣớc chƣa có hàng thay thế xứng đáng hàng nhập làm cho cầu hàng nhập khẩu chƣa thể giảm ngay.

Do đó, số lƣợng hàng xuất khẩu trong ngắn hạn không tăng lên nhanh chóng và số lƣợng hàng nhập cũng không giảm mạnh. Vì vậy, trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lƣợng làm cho cán cân thƣơng mại xấu đi.

Trong dài hạn, giá hàng nội địa giảm đã kích thích sản xuất trong nƣớc và ngƣời tiêu dùng trong nƣớc cũng đủ thời gian tiếp cận và so sánh chất lƣợng hàng trong nƣớc với hàng nhập. Mặt khác, trong dài hạn, doanh nghiệp có thời gian tập hợp đủ các nguồn lực để tăng khối lƣợng sản xuất. Lúc này sản lƣợng bắt đầu co giãn, hiệu ứng số lƣợng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm CCTM đƣợc cải thiện.

Đƣờng cong J là một đƣờng mô tả hiện tƣợng cán cân vãng lai bị xấu đi trong ngắn hạn và chỉ cải thiện trong dài hạn. Đƣờng biểu diễn hiện tƣợng này giống hình chữ J. Theo kết quả nghiên cứu của Krugman (1991), ngƣời đã tìm ra hiệu ứng đƣờng cong J khi phân tích cuộc phá giá đô la Mỹ trong thời gian 1985 – 1987, thì ban đầu cán cân vãng lai xấu đi, sau đó khoảng hai năm cán cân vãng lai đã đƣợc cải thiện.

Hình 1.2: Hiệu ứng đƣờng cong chữ J

Nguyên nhân xuất hiện đƣờng cong J là do trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có tính trội hơn hiệu ứng số lƣợng nên làm xấu đi cán cân thƣơng mại, ngƣợc lại trong dài, hiệu ứng số lƣợng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả làm CCTM đƣợc cải thiện.

19

Một số nhân tố ảnh hƣởng đến thời gian tác động lên cán cân thƣơng mại trong lý thuyết hiệu ứng đƣờng cong J:

- Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế nhập khẩu: Đối với các nền kinh tế đang

phát triển, có một số hàng hóa các nền kinh tế này không thể sản xuất đƣợc hay có sản xuất đƣợc đi nữa thì chất lƣợng không tốt bằng hoặc giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá nhập khẩu có đắt hơn, ngƣời tiêu dùng cũng không thể lựa chọn hàng trong nƣớc. Điều này làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả.

- Tỷ trọng hàng hóa đủ tiêu chuẩn xuất khẩu: Đối với các nƣớc phát triển tỷ lệ

hàng hóa đủ chuẩn tham gia thƣơng mại quốc tế cao nên hiệu ứng giá cả có thời gian tác động lên cán cân thƣơng mại thƣờng là thấp. Ngƣợc lại, các nƣớc đang phát triển tỷ trọng loại hàng hóa này nhỏ, cho nên một sự phá giá tiền tệ làm cho khối lƣợng xuất khẩu tăng chậm hơn. Điều này làm cho hiệu ứng khối lƣợng ít có tác động đến cán cân thƣơng mại hơn ở các nƣớc đang phát triển. Vì vậy, tác động cải thiện cán cân thƣơng mại của phá giá ở các nƣớc phát triển thƣờng mạnh hơn ở các nƣớc đang phát triển.

- Tỷ trọng hàng nhập khẩu trong giá thành hàng sản xuất trong nƣớc: Nếu tỷ

trọng này cao, giá thành sản xuất của hàng hóa trong nƣớc sẽ tăng lên khi hàng nhập khẩu tăng giá. Điều này làm triệt tiêu lợi thế giá rẻ của hàng xuất khẩu khi phá giá. Cho nên, phá giá tiền tệ chƣa hẳn đã làm tăng khối lƣợng hàng xuất khẩu.

- Mức độ linh hoạt của tiền lƣơng: Động thái phá giá tiền tệ thƣờng làm chỉ số

giá hàng tiêu dùng tăng lên. Nếu tiền lƣơng linh hoạt, nó sẽ tăng theo chỉ số giá. Điều này làm tăng chi phí sản xuất, từ đó làm cho giá hàng trong nƣớc giảm bớt lợi thế có đƣợc từ phá giá tiền tệ.

- Tâm lý ngƣời tiêu dùng và thƣơng hiệu quốc gia của hàng hóa trong nƣớc:

Nếu ngƣời tiêu dùng trong nƣớc có tâm lý sính hàng ngoại, thì một sự đắt lên của hàng nhập và sự rẻ đi của hàng trong nƣớc có tác động đến hành vi tiêu dùng của họ, họ sẽ tiếp tục sử dụng hàng nhập mặc dù giá có đắt hơn. Tiếp theo, mức độ gia tăng số lƣợng hàng xuất khẩu phụ thuộc vào sự tin tƣởng và ƣa chuộng hàng hóa xuất khẩu của ngƣời tiêu dùng nƣớc ngoài.

20

1.5.1.2Điều kiện Marshall – Lener

Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng, để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của xuất khẩu và độ co dãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn 1. Điều kiện này đặt theo tên của hai học giả kinh tế đã phát hiện ra nó, đó là Alfred Marshall và Abba Lerner.

Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất khẩu định danh bằng ngoại tệ, do đó nhu cầu đối với hàng xuất khẩu (ngoại nhu) tăng lên. Đồng thời, giá hàng nhập khẩu định danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu.

Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thanh toán tùy thuộc vào các độ co dãn theo giá. Nếu hàng xuất khẩu co dãn theo giá, thì tỷ lệ tăng lƣợng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá; do đó, kim ngạch xuất khẩu sẽ tăng. Tƣơng tự, nếu hàng nhập khẩu co dãn theo giá, thì chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm. Cả hai điều này đều góp phần cải thiện cán cân thanh toán.

Hàng hóa thƣờng không co dãn theo giá cả trong ngắn hạn, bởi vì thói quen tiêu dùng của ngƣời ta không thể thay đổi dễ dàng. Do đó, điều kiện Marshall-Lerner không đƣợc đáp ứng, dẫn tới việc phá giá tiền tệ sẽ chỉ làm cho cán cân thanh toán trong ngắn hạn xấu đi. Tuy nhiên trong dài hạn, khi ngƣời tiêu dùng đã điều chỉnh đƣợc thói quen tiêu dùng của mình theo mức giá mới, cán cân thanh toán mới sẽ đƣợc cải thiện.

Phƣơng trình tính toán cán cân thanh toán có dạng nhƣ sau: B=Xp - M

Trong đó B là cán cân thanh toán, X là khối lƣợng xuất khẩu, M là chi tiêu cho nhập khẩu, và p là mức giá quốc tế.

Phá giá tiền tệ sẽ cải thiện cán cân thanh toán khi: dB 0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

dp

Giả định rằng độ và độ co dãn của nhập khẩu Em theo giá cả không đổi, bất đẳng

thức trên có thể viết thành: 1 Ex Em M 0

pX

  

21

1 + Ex - Em<0  ExEm 1

Chú ý là trong quá trình tính toán trên, chúng ta luôn giả định rằng thu nhập khả dụng của ngƣời tiêu dùng không thay đổi theo giá cả.

1.5.2 Một số nghiên cứu về hiệu ứng đƣờng cong J và điều kiện Marshall - Lener Lener

- Theo nghiên cứu của Onafowora (2003): tác giả nghiên cứu về ảnh hƣởng

trong ngắn hạn và dài hạn về sự thay đổi của tỷ giá hối đoái thực tới cán cân thƣơng mại thực song phƣơng giữa Thái Lan, Malaisia, Indonesia với Mỹ và Nhật Bản. Sử dụng mô hình hiệu chỉnh sai số (VECM) để xem xét tất cả các biến trong mô hình nhƣ là biến nội sinh, tác giả đã ƣớc lƣợng hàm phản ứng tổng quát để tìm ra những cú sốc của tỷ giá hối đoái có thể ảnh hƣởng tới cán cân thƣơng mại. Trong tất cả các trƣờng hợp, phân tích đồng liên kết đã chỉ ra rằng có một trạng thái ổn định lâu dài giữa tỷ giá hối đoái thực, cán cân thƣơng mại thực, thu nhập thực trong nƣớc, thu nhập thực nƣớc ngoài. Tác giả đã tìm thấy hiệu ứng đƣờng cong J trong ngắn hạn giữa Indonesia, Malaisia với cả Mỹ và Nhật Bản; và giữa Thái Lan với Mỹ. Với một sự phá giá thực về tỷ giá ban đầu sẽ làm cho cán cân thƣơng mại xấu đi cho đến hết quý 4 và cán cân thƣơng mại sẽ đƣợc cải thiện trong dài hạn. Tác giả cũng đã tìm thấy bằng chứng về điều kiện Marshall – Lener giữa Thái Lan, Malaisia, Indonesia với Mỹ và Nhật Bản.

- Theo nghiên cứu của Bahmani Oskooee và Kantipong (2001): Tác giả đã sử

dụng dữ liệu song phƣơng giữa Thái Lan với 5 đối tác thƣơng mại lớn nhất (Đức, Nhật Bản, Singapore, Anh, và Hoa Kỳ cho giai đoạn 1973 đến 1997) để xác định sự ảnh hƣởng ngắn hạn và dài hạn của sự phá giá tiền tệ lân cán cân thƣơng mại. Phƣơng pháp nghiên cứu dựa trên kỹ thuật phân tích đồng liên kết đƣợc đề nghị bởi Pesaran và Shin (1995) và Pesaran và các cộng sự (1996), hay còn gọi là phƣơng pháp phân phối tự hồi quy độ trễ - ARDL. Họ chỉ tìm thấy bằng chứng của đƣờng cong J trong thƣơng mại song phƣơng giữa Thái Lan với các quốc gia là Mỹ và Nhật Bản.

22

Bảng 1.1: Ƣớc lƣợng hệ số hồi quy dài hạn của mô hình cân bằng cán cân thƣơng mại

- Theo nghiên của của Hooper và các cộng sự (2000, trang 8-9) đã đánh giá độ

co giãn về giá của xuất khẩu và nhập khẩu cho nhóm các nƣớc G7.

Bảng 1.2: Độ co giãn về giá của xuất khẩu - nhập khẩu cho các nƣớc G7

Quốc Gia

Co giãn về giá xuất khẩu trong ngắn hạn Co giãn về giá nhập khẩu trong ngắn hạn Co giãn về giá xuất khẩu trong dài hạn Co giãn về giá xuất khẩu trong dài hạn Canada -0,5* -0,1 -0,9* -0,9* Pháp -0,1 -0,1 -0,2 -0,4* Đức -0,1 -0,2* -0,3 -0,06* Ý -0,3* 0 -0,9* -0,4* Nhật Bản -0,5* -0,1 -1,0* -0,3* Anh -0,2* 0 -1,6* -0,6 Mỹ -0,5* -0,6 -1,5* -0,3* * mức ý nghĩa 5%

Dựa vào độ co giãn dài hạn, ta thấy điều kiện Marshall – Lener đƣợc đáp ứng trong hầu hết các nƣớc G7, ngoại trừ Pháp và Đức. Tuy nhiên, trong ngắn hạn độ co giãn rất nhỏ và không đáp ứng điều kiện Marshall – Lener. Sự khác biệt giữa độ co giãn ngắn hạn và dài hạn rõ ràng và nó đƣợc hƣớng tới nhƣ là hiện tƣợng đƣờng cong J.

- Theo nghiên cứu của Mohammad và Hussain (2010): nghiên cứu về vai trò

23

Hình 1. 3 Hàm phản ứng của REER tới cán cân thƣơng mại

Kết quả của hàm phản ứng cho điều kiện Marshall – Lener đƣợc đáp ứng trong trƣờng hợp ở Pakistan. Kết quả chỉ ra rằng, sự phá giá đồng nội tệ sẽ dẫn tới sự sụt giảm không mong đợi của xuất khẩu. Cán cân thƣơng mại âm trong 2 năm, nhƣng sau 2 năm nó bắt đầu đƣợc cải thiện và hƣớng tới sự cân bằng trong 4 năm. Mohammad và Hussain (2010) cũng chứng minh đƣợc kết quả tƣơng tự đối với các nƣớc ASEAN là: Thái Lan, Indonesia, Malaisia.

Bài nghiên cứu chỉ ra rằng sự phá giá thực của tỷ giá hối đoái là có tác động tích cực lên cán cân thƣơng mại. Sự phá giá này ủng hộ cho xuất khẩu của Pakistan. Nhƣng những ngƣời làm chính sách và những nhà kinh tế học không sẵn lòng phá giá nội tệ, bởi vì nó có thể ảnh hƣởng bất lợi tới các yếu tố kinh tế vĩ mô khác nhƣ: tỷ giá, lạm phát… Hơn nữa tình trạng hoàn hảo của nƣớc thƣơng mại là nhân tố quan trọng để xác định luồng thƣơng mại. Thị trƣờng tỷ giá hối đoái ở Pakistan là mở dƣới hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do, một thị trƣờng chính thức mạnh hơn để ngăn những kẻ đầu cơ có thể làm tan rã thị trƣờng tỷ giá hối đoái và làm suy yếu tỷ giá. Từ đó phá hủy chính sách tỷ giá hối đoái của Pakistan.

1.5.3 Mô hình nghiên cứu của luận văn

Trong hầu hết các nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đó nhằm đánh giá tác động của việc giảm giá đồng nội tệ đối với cán cân thƣơng mại đƣợc mô hình hóa bằng cách

24

đo lƣờng mối quan hệ giữa cán cân thƣơng mại với GDP thực trong nƣớc, GDP thực nƣớc ngoài và tỷ giá thực (các biến này đƣợc lấy log). Mô hình sử dụng trong luận văn này đƣợc đề xuất bởi Bahmani-Oskooee và Brooks (1999) nhƣ sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ln TBjt = a + bLnYVN,t + cLnYj,t + dLnREXj,t + jt (1)

1.5.3.1Chọn năm cơ sở

Năm cơ sở là năm đƣợc sử dụng làm năm gốc cho việc tính toán tỷ giá thực song phƣơng. Việc lựa chọn năm cơ sở này rất quan trọng vì tƣơng ứng với mốc thời gian khác nhau sẽ cho ra kết quả tính tỷ giá thực song phƣơng khác nhau. Năm cơ sở tốt nhất là không quá xa, vì nếu thời gian phân tích quá xa sẽ không sát với thực tế. Tác giả nhận thấy năm 2005 là năm mà Việt Nam có mức tăng trƣởng GDP ở mức cao 8,4%; vốn đầu tƣ FDI đạt mức khá cao 5,8 tỷ USD. Đây cũng là mốc thời gian mà các tổ chức quốc tế nhƣ IMF hay OECD sử dụng để làm năm cơ sở cho việc tính toán các chỉ số kinh tế của các quốc gia. Do đó, tác giả đã chọn năm 2005 là năm cơ sở cho việc tính toán.

1.5.3.2Chọn đối tác thƣơng mại chính của Việt Nam

Đồng tiền của các đối tác thƣơng mại đƣợc tham gia để tính toán sẽ căn cứ và ƣu tiên theo một số tiêu chí là những đối tác thƣơng mại truyền thống với Việt Nam có tỷ trọng thƣơng mại lớn, các đối tác có sự cạnh tranh trong xuất khẩu với Việt Nam, các đồng tiền mạnh, đại diện các đối tác tiềm năng trong tƣơng lai.

- Đô la Mỹ (USD) là đồng tiền đầu tiên có mặt trong rổ tiền vì đây là đồng tiền

mạnh nhất và có ảnh hƣởng nhất thế giới hiện nay.

- Đồng EURO (EUR) có mặt trong rổ tiền, vì nó là một trong những đồng tiền

mạnh nhất thế giới, khu vực sử dụng đồng EURO có giao thƣơng rất lớn với Việt Nam, với đại diện là nƣớc Đức.

- Đồng Yên Nhật (JPY) đại diện cho quốc gia phát triển châu Á cũng là một

lựa chọn hợp lý, do đây là các đối tác thƣơng mại lớn của Việt Nam.

- Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc (CND) không thể thiếu trong rổ tiền, vì

đây là quốc gia đông dân nhất thế giới, và hiện tại đang là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới. Đồng thời Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, trao đổi thƣơng mại

25

song phƣơng giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn có tỷ trọng rất lớn và Việt Nam luôn chịu cảnh nhập siêu với Trung Quốc.

- Đô la Singapore (SGD) đƣợc chọn vì đây là đối thủ cạnh tranh trong khu vực

Đông Nam Á của Việt Nam trong giao thƣơng quốc tế.

1.5.3.3Cách tính các biến và thu thập dữ liệu1

1.5.3.3.1 Tỷ giá danh nghĩa ( xem Phụ lục 3)

Lấy tỷ giá danh nghĩa vào cuối mỗi quý của đồng tiền các nƣớc (gồm Việt Nam và các đối tác thƣơng mại trong rổ tiền tệ ) so với đồng tiền USD từ IFS của IMF. Từ đó ta tính đƣợc tỷ giá danh nghĩa của VND so với đồng tiền của các đối tác thƣơng:

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 28)