Mô hình nghiên cứu của luận văn

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 34)

Trong hầu hết các nghiên cứu đã thực hiện trƣớc đó nhằm đánh giá tác động của việc giảm giá đồng nội tệ đối với cán cân thƣơng mại đƣợc mô hình hóa bằng cách

24

đo lƣờng mối quan hệ giữa cán cân thƣơng mại với GDP thực trong nƣớc, GDP thực nƣớc ngoài và tỷ giá thực (các biến này đƣợc lấy log). Mô hình sử dụng trong luận văn này đƣợc đề xuất bởi Bahmani-Oskooee và Brooks (1999) nhƣ sau:

Ln TBjt = a + bLnYVN,t + cLnYj,t + dLnREXj,t + jt (1)

1.5.3.1Chọn năm cơ sở

Năm cơ sở là năm đƣợc sử dụng làm năm gốc cho việc tính toán tỷ giá thực song phƣơng. Việc lựa chọn năm cơ sở này rất quan trọng vì tƣơng ứng với mốc thời gian khác nhau sẽ cho ra kết quả tính tỷ giá thực song phƣơng khác nhau. Năm cơ sở tốt nhất là không quá xa, vì nếu thời gian phân tích quá xa sẽ không sát với thực tế. Tác giả nhận thấy năm 2005 là năm mà Việt Nam có mức tăng trƣởng GDP ở mức cao 8,4%; vốn đầu tƣ FDI đạt mức khá cao 5,8 tỷ USD. Đây cũng là mốc thời gian mà các tổ chức quốc tế nhƣ IMF hay OECD sử dụng để làm năm cơ sở cho việc tính toán các chỉ số kinh tế của các quốc gia. Do đó, tác giả đã chọn năm 2005 là năm cơ sở cho việc tính toán.

1.5.3.2Chọn đối tác thƣơng mại chính của Việt Nam

Đồng tiền của các đối tác thƣơng mại đƣợc tham gia để tính toán sẽ căn cứ và ƣu tiên theo một số tiêu chí là những đối tác thƣơng mại truyền thống với Việt Nam có tỷ trọng thƣơng mại lớn, các đối tác có sự cạnh tranh trong xuất khẩu với Việt Nam, các đồng tiền mạnh, đại diện các đối tác tiềm năng trong tƣơng lai.

- Đô la Mỹ (USD) là đồng tiền đầu tiên có mặt trong rổ tiền vì đây là đồng tiền

mạnh nhất và có ảnh hƣởng nhất thế giới hiện nay.

- Đồng EURO (EUR) có mặt trong rổ tiền, vì nó là một trong những đồng tiền

mạnh nhất thế giới, khu vực sử dụng đồng EURO có giao thƣơng rất lớn với Việt Nam, với đại diện là nƣớc Đức.

- Đồng Yên Nhật (JPY) đại diện cho quốc gia phát triển châu Á cũng là một

lựa chọn hợp lý, do đây là các đối tác thƣơng mại lớn của Việt Nam.

- Đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc (CND) không thể thiếu trong rổ tiền, vì

đây là quốc gia đông dân nhất thế giới, và hiện tại đang là nền kinh tế đứng thứ 2 thế giới. Đồng thời Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh trực tiếp, trao đổi thƣơng mại

25

song phƣơng giữa Việt Nam và Trung Quốc luôn có tỷ trọng rất lớn và Việt Nam luôn chịu cảnh nhập siêu với Trung Quốc.

- Đô la Singapore (SGD) đƣợc chọn vì đây là đối thủ cạnh tranh trong khu vực

Đông Nam Á của Việt Nam trong giao thƣơng quốc tế.

1.5.3.3Cách tính các biến và thu thập dữ liệu1

1.5.3.3.1 Tỷ giá danh nghĩa ( xem Phụ lục 3)

Lấy tỷ giá danh nghĩa vào cuối mỗi quý của đồng tiền các nƣớc (gồm Việt Nam và các đối tác thƣơng mại trong rổ tiền tệ ) so với đồng tiền USD từ IFS của IMF. Từ đó ta tính đƣợc tỷ giá danh nghĩa của VND so với đồng tiền của các đối tác thƣơng:

Tỷ giá danh nghĩa VND so với USD

Tỷ giá danh nghĩa của đối tác thƣơng mại j so với USD EXVN,j =

Nƣớc Đức sẽ chọn tỷ giá VND so với đồng EURO từ Quý 1 năm 2000.

1.5.3.3.2 Chỉ số CPI của đối tác thƣơng mại trong rổ tiền tệ CPIj, CPIVN ( xem Phụ lục 3)

Lấy theo từng quý từ IFS của IMF với năm gốc là năm 2005. Riêng chỉ số CPI của Trung Quốc đƣợc lấy từ Các tài khoản quốc gia theo quý OECD, với năm gốc là năm 2005.

1.5.3.3.3 Kim ngạch xuất nhập khẩu ( xem Phụ lục 4)

Lấy theo từng quý xuất nhập khẩu của Việt Nam với các đối tác thƣơng mại từ DOTS của IMF. Giá trị xuất nhập khẩu đƣợc quy đổi thành đơn vị triệu USD thống nhất cho các đối tác giao dịch với Việt Nam.

1.5.3.3.4 Chỉ số GDP thực của từng nƣớc trong rổ tiền tệ Yj ( xem Phụ lục 5)

Lấy theo quý từ IFS của IMF, với năm gốc là năm 2005.

1.5.3.3.5 Chỉ số GDP thực của Việt Nam YVN ( xem Phụ lục 5)

Kết hợp dữ liệu từ Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam; Niên giám thống kê của Diễn đàn thông tin phát triển Việt Nam và IFS của IMF ta có đƣợc số liệu GDP thực của Việt Nam theo giá so sánh 1994. Từ đó ta tính đƣợc chỉ số YVN,t tại thời kỳ t so với năm gốc là 2005 theo công thức:

26

GDP thực từng quý của Việt Nam

Trung bình GDP thực của 4 quý năm 2005 YVN,t =

1.5.3.3.6 Điều chỉnh chỉ số tỷ giá giữa VND với từng nƣớc về kỳ gốc

0 , 0 100 j t j j t E e x E

Với e0j t, : là chỉ số tỷ giá danh nghĩa điều chỉnh giữa VND với từng quốc gia j trong rổ tiền tệ tại thời kỳ t so với thời kỳ gốc.

j t

E : là tỷ giá danh nghĩa giữa VND với từng quốc gia j trong rổ tiền tệ thời kỳ t. 0

j

E : là tỷ giá danh nghĩa giữa VND với từng quốc gia j trong rổ tiền tệ thời kỳ gốc.

1.5.3.3.7 Tính tỷ giá thực song phƣơng của Việt Nam đồng với từng đồng tiền trong rổ tiền (xem Phụ lục 3)

CPIj,t0 CPIVN,t0

REXj,t0,r = ej,t0 x x100%

Với REXj,t

0,r: là chỉ số tỷ giá thực song phƣơng giữa Việt Nam đồng với từng đồng

tiền tại thời kỳ t so với kỳ gốc.

ej,t0: là chỉ số tỷ giá danh nghĩa điều chỉnh giữa VND với từng quốc gia j trong rổ tiền tệ tại thời kỳ t so với thời kỳ gốc.

CPIj,t0: là chỉ số CPI của đối tác thƣơng mại j tại thời kỳ t so với kỳ gốc. CPIVN,t0: là chỉ số CPI của Việt Nam tại thời kỳ t so với kỳ gốc.

1.5.3.4Ý nghĩa các biến và giá trị kỳ vọng về hệ số hồi quy của các biến trong mô hình nghiên cứu đƣợc giải thích Oskooee – Kantipong (2001)

1.5.3.4.1 Cán cân thƣơng mại TBj,t

Có 3 lý do mà các nghiên cứu đã xác định cán cân thƣơng mại theo tỷ lệ giữa xuất khẩu trên nhập khẩu:

- Đầu tiên, nó giúp cho các nhà nghiên cứu biểu diễn cán cân thƣơng mại theo

logarithm (Brada et al.(1997)) để biến sai phân đầu tiên phản ánh tỷ lệ thay đổi trong mỗi biến.

- Thứ hai, đơn vị tỷ lệ không phụ thuộc vào đơn vị đo lƣờng (Bahmani-

27

có thể bị ảnh hƣởng bởi đơn vị đo lƣờng ( xem bằng chứng về Miles (1979) với Himarios (1989)).

- Cuối cùng, đơn vị tỷ lệ phản ánh cán cân thƣơng mại trong điều kiện thực tế

hoặc danh nghĩa.

1.5.3.4.2 Chỉ số tăng trƣởng GDP thực YVN ; Yj

Nếu có sự gia tăng trong GDP thực của Việt Nam làm gia tăng nhập khẩu từ đối tác j, giá trị kỳ vọng của b là dấu âm. Tuy nhiên, nếu sự gia tăng GDP thực của Việt Nam là do gia tăng việc sản xuất hàng hóa thay thế hàng nhập khẩu thì có thể b sẽ là dấu dƣơng. Điều này sẽ càng đúng hơn trong trƣờng hợp một nƣớc giống Việt Nam nếu tăng trƣởng kinh tế là do xuất khẩu tăng.

Nếu thu nhập nƣớc ngoài tăng, xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng, giá trị kỳ vọng của c là dấu dƣơng. Tuy nhiên, nếu sự gia tăng thu nhập nƣớc ngoài là do gia tăng trong sản xuất hàng hóa thay thế cho hàng làm từ Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm, giá trị của c là dấu âm. Điều này ít xảy ra đối với các đối tác thƣơng mại trong rổ tiền tệ đƣợc nghiên cứu. Vì Việt Nam là một nƣớc có mức lƣơng thấp so với các đối tác thƣơng mại, sản xuất hàng hóa cần nhiều lao động chuyên sâu.

1.5.3.4.3 Chỉ số tỷ giá thực song phƣơng REXj,t

Tác giả kỳ vọng rằng d sẽ mang dấu dƣơng do kỳ vọng rằng việc giảm giá thực sẽ cải thiện cán cân thƣơng mại khi gia tăng xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, thỏa mãn điều kiện Marshall – Lener. Tuy nhiên, theo hiệu ứng đƣờng cong J thì giá trị kỳ vọng là d sẽ âm trong ngắn hạn và đổi dấu sau một vài độ trễ.

28

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chƣơng 1 giới thiệu định nghĩa về tỷ giá hối đoái, quá trình hình thành và các loại tỷ giá. Tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng trong việc điều tiết các hoạt động ngoại thƣơng, sự dịch chuyển các dòng vốn và tỷ giá là công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia.

Ngoài ra, tác giả còn giới thiệu về định nghĩa và cấu thành cán cân thƣơng mại. Cán cân thƣơng mại có tác động to lớn đối với nền kinh tế nhƣ: cung cấp thông tin liên quan đến việc thay đổi tỷ giá; phản ánh khả năng cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế; phản ánh tình trạng của tài khoản vãng lai; thể hiện mức tiết kiệm, đầu tƣ và thu nhập thực tế của một quốc gia.

Bên cạnh việc nêu ra tác động qua lại lẫn nhau giữa tỷ giá hối đoái và cán cân thƣơng mại, tác giả còn nêu ra thực trạng về tác động của tỷ giá hối đoái đối với cán cân thƣơng mại tại Hàn Quốc, Malaisia, Thái Lan. Và từ đó rút ra một số bài học cho Việt Nam.

Tác giả đã nêu cụ thể 2 lý thuyết kinh tế về ảnh hƣởng của tỷ giá hối đoái lên cán cân thƣơng mại là hiệu ứng đƣờng cong J và điều kiện Marshall – Lener, phƣơng pháp nghiên cứu đề tài, cũng nhƣ tóm tắt một số nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến 2 lý thuyết trên.

Trong phƣơng pháp nghiên cứu của mình tác giả đã nêu ra cách thu thập, xử lý số liệu để đƣa vào mô hình. Ngoài ra tác giả còn giải thích ý nghĩa cũng nhƣ về dấu kỳ vọng của các biến, cách thức chọn năm cơ sở cũng nhƣ cách chọn các đối tác thƣơng mại chính.

29

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐỐI VỚI CÁN CÂN THƢƠNG MẠI CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)