Giai đoạn từ tháng 3/1989 đến 7/1997 khi xảy ra khủng hoảng tài chính các

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 42)

2.1.2.1.1 Thời kỳ từ 1989 đến 1992

Trong giai đoạn này, tỷ giá hối đoái USD/VND biến động mạnh theo xu hƣớng tăng liên tục kèm theo các cơn “sốt”, các đợt đột biến. Từ năm 1989 đến 1992 khoảng cách giữa tỷ giá chính thức của Nhà nƣớc với tỷ giá hình thành trên thị trƣờng tự do là khá lớn và cả hai tỷ giá này có xu hƣớng tăng nhanh chóng.

Ngoại tệ vốn đã khan hiếm lại không đƣợc dùng cho hoạt động xuất khẩu mà bị buôn bán lòng vòng giữa các tổ chức trong nƣớc. Ngân hàng không kiểm soát đƣợc lƣu thông ngoại tệ. Dự trữ ngoại tệ mà ngân hàng nắm đƣợc trong các năm 1991 – 1992 chỉ đủ cho 7 ngày nhập khẩu.

Nhƣ vậy, mặc dù trên danh nghĩa Nhà nƣớc thi hành cơ chế quản lý chặt chẽ đối với lƣu thông ngoại tệ nói chung, tỷ giá hối đoái nói riêng, nhƣng trên thực tế tỷ giá hối đoái đã bị thả nổi ngoài ý muốn của Chính phủ. Nguyên nhân do cơ chế quản lý ngoại tệ chậm đƣợc sửa đổi, không theo kịp bƣớc chuyển của kinh tế theo hƣớng thị trƣờng, cán cân ngân sách, cán cân thanh toán quốc tế thâm hụt.

32

Những năm 1990 trở về trƣớc phần nhập siêu với Liên Xô thƣờng đƣợc chuyển thành nợ với lãi suất thấp (một dạng của ODA) thậm chí xóa đƣợc nợ hay chuyển thành viện trợ không hoàn lại. Đó là một nguồn vốn bù đắp quan trọng cho thâm hụt mậu dịch của Việt Nam. Việc từ năm 1991 trở đi bị giảm mất nguồn “nhập siêu” đó rõ ràng là nguyên nhân quan trọng của tình trạng thiếu ngoại tệ khiến cho nhiều đơn vị xuất khẩu phải áp dụng hình thức “nhập trả chậm”, tức nhập hàng trƣớc, trả tiền sau, tất nhiên điều này chịu lãi suất cao hơn. Tình trạng mua vét USD để trả nợ đến hạn đã dẫn đến các cơn “sốt” USD theo chu kỳ vào cuối quý, cuối năm.

Bảng 2.1: Cán cân thƣơng mại Việt Nam từ 1986-1992

Đơn vị tính: triệu USD

Năm 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992

Xuất khẩu 789,1 854,2 1.038,4 2.472,2 2.524,6 2.188,9 2.917,7 Nhập Khẩu 2.155,1 2.455,1 2.756,7 3.032,1 2.842,1 2.482,9 3.027,3 Cân Đối -1.366 -1.600,9 -1.718,2 -559,9 -317,5 -294,0 -109,6 Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế - IFS của IMF Tình trạng leo thang giá USD đã thúc đẩy lạm phát do đồng Việt Nam bị mất giá mạnh và do giá hàng nhập khẩu tăng nhanh. Trƣớc tình hình đó, từ năm 1992 chính phủ đã chọn con đƣờng thay đổi cách quản lý ngoại tệ và đổi mới về chính sách và cơ chế nêu trên là:

- Thay thế bằng biện pháp hành chính: bắt buộc các đơn vị quốc doanh có ngoại tệ phải bán cho ngân hàng theo tỷ giá ấn định; bằng biện pháp kinh tế: mở trung tâm giao dịch ngoại tệ để cho các doanh nghiệp và ngân hàng trao đổi, mua bán ngoại tệ với nhau theo thỏa thuận. Trung tâm giao dịch ngoại tệ tại TPHCM đƣợc mở từ tháng 8/1991.

- Bãi bỏ hình thức quy định tỷ giá nhóm hàng trong thanh toán ngoại thƣơng

giữa ngân sách với các tổ chức KT tham gia xuất nhập khẩu. Dựa trên cơ sở tỷ giá hình thành tại các phiên giao dịch ngoại tệ, NHNN công bố tỷ giá chính thức.

- Cơ chế hình thành và quản lý tỷ giá hối đoái mềm dẻo nhƣ trên cộng với sự

can thiệp điều tiết của NHNN đối với lƣợng ngoại tệ mua bán tại các phiên giao dịch đã xóa đƣợc tâm lý đầu cơ ngoại tệ và ngăn đƣợc xu hƣớng tăng giá USD trên

33

thị trƣờng. Tỷ giá USD bắt đầu giảm từ 14.500 vào cuối năm 1991, nhƣng đến tháng 3/1992 chỉ còn 11.550 và tiếp tục giảm cho đến cuối năm 1992.

2.1.2.1.2 Quá trình đi tới một chính sách TGHĐ tự chủ theo cơ chế thị trƣờng từ 1993 đến 7/1997 khi xảy ra khủng hoảng tài chính các nƣớc Đông Nam Á

Trong giai đoạn này nhà nƣớc chủ trƣơng đổi mới quan hệ đối ngoại và chính sách tỷ giá, từng bƣớc xóa bỏ cơ chế độc quyền ngoại thƣơng, cho phép các tổ chức kinh tế đƣợc phép xuất nhập khẩu trực tiếp với nƣớc ngoài.

NHNN công bố tỷ giá chính thức và biên độ dao động nhƣng mang tính cố định và tăng cƣờng các biện pháp quản lý hành chính về tỷ giá nhƣ: Quy định biên độ dao động của tỷ giá so với tỷ giá chính thức đƣợc công bố mỗi ngày; buộc các đơn vị kinh tế có ngoại tệ phải bán ngoại tệ cho Ngân hàng theo tỷ giá ấn định; công khai hóa các chỉ số kinh tế quan trọng nhƣ tỷ giá thị trƣờng, chỉ số giá, giá vàng … Ngày 20/9/1994, Thống đốc NHNN VN đã ban hành quyết định số 203/QĐ–NH về việc thành lập thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng, là nền tảng ban đầu vô cùng quan trọng cho việc thiết lập thị trƣờng hối đoái hoàn chỉnh – một nhu cầu khách quan và vô cùng bức xúc của nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam.

Bảng 2.2 Tỷ giá USD/VND từ năm 1993 đến năm 1997

ĐVT: USD/VND

Năm 1993 1994 1995 1996 1997

Tỷ giá 10.842,5 11.051 11.015 11.149 12.292

Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế - IFS của IMF Sự ổn định của tỷ giá hối đoái trong các năm 1993, 1994, 1995 chứng tỏ sự hợp lý của chính sách tỷ giá hối đoái Việt Nam trong giai đoạn này và tạo điều kiện cho Việt Nam hoàn thành một cách toàn diện các kế hoạch sản xuất trong nƣớc và xuất khẩu. Tỷ lệ xuất nhập khẩu trong thời kỳ 1991 – 1995 là 1/1,2. Đầu năm 1996, mức dao động tỷ giá là ± 0,2% sau đó tăng nhanh trong các tháng cuối năm.

Năm 1996 chính sách tỷ giá của Việt Nam có những vấn đề sau:

34

- Hoạt động ngoại tệ trên thị trƣờng liên ngân hàng có lúc cung nhiều hơn cầu

hoặc ngƣợc lại mà không có ngƣời mua hoặc ngƣời bán.

- Luồng ngoại tệ đổ vào Việt Nam do lãi suất tiền gửi bản tệ cao (10 – 12%/năm), tỷ lệ lạm phát Việt Nam thấp so với các nƣớc trong khu vực đã kích thích ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, ngƣời trong nƣớc và ngƣời nƣớc ngoài bán USD để mua VND gửi vào các ngân hàng thƣơng mại hoặc mua cổ phần của các ngân hàng thƣơng mại để hƣởng lãi suất cao. Các doanh nghiệp đua nhau mở LC trả chậm và vay nợ nƣớc ngoài theo hình thức tự vay tự trả do lãi suất USD thấp. Ngoài ra các nguồn vốn ngoại tệ thu về từ xuất khẩu, vay nợ chính phủ, vốn ODA… cũng tăng lên nhƣng NHNN chƣa có biện pháp hữu hiệu để thu hút vốn và quản lý ngoại tệ đã tạo nên gánh nặng nợ nần sau này và làm cho VND lên giá quá cao so với tỷ giá hối đoái thực.

Bảng 2.3: Cán cân thƣơng mại Việt Nam từ 1993-1997 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đơn vị tính: triệu USD

Năm 1993 1994 1995 1996 1997

Xuất khẩu 2.985,16 4.054,27 5.621,44 7.463,24 9.484,39 Nhập Khẩu 3.923,95 5.825,81 8.358,52 11.284,93 11.875,40 Cân Đối -938.79 -1.771,54 -2.737,08 -3.821,69 -2.391,01

Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế - IFS của IMF Nhìn chung tốc độ lạm phát và động thái của tỷ giá danh nghĩa thời kỳ 1993-1997 cho thấy: giá của VND trên thị trƣờng ngoại hối tƣơng đối ổn định và có xu hƣớng lên giá. Đây không phải là kết quả đáng mừng, mà ẩn chứa nhiều vấn đề bất lợi cho nền kinh tế. VND bị định giá cao ngày càng gây những tổn hại đến năng lực cạnh tranh trong thƣơng mại quốc tế của hàng hoá và dịch vụ. Chúng không chỉ kìm hãm xuất khẩu, khuyến khích nhập khẩu mà còn gây sức ép rất lớn đối với các ngành sản xuất trong nƣớc, nhất là các ngành công nghiệp, nông nghiệp sản xuất xuất khẩu và sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp vẫn không nhận thấy hết tính nghiêm trọng của vấn đề vì sức ép không bộc lộ rõ trong điều kiện hệ thống tài chính tiền tệ của Việt Nam đang ở trong quá trình chuyển đổi, nhà nƣớc kiểm soát chặt chẽ các giao dịch ngoại hối và nền kinh tế vẫn còn đóng cửa. Đồng

35

thời, những thành công của công cuộc đổi mới và nền kinh tế đang đà tăng trƣởng cũng phần nào che khuất những vấn đề bất ổn mà quá trình tăng trƣởng nhanh tạo ra, trong đó có vấn đề cơ chế điều hành tỷ giá.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 42)