Trƣớc thời kỳ đổi mới (1986) đến tháng 03/1989

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 40)

Trƣớc hết, cần phải thừa nhận rằng, tất cả các loại tiền giấy của VN từ đồng tiền tài chính (do Bộ Tài chính phát hành) ra đời đầu tiên trong kháng chiến năm 1946 đến đồng tiền Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ 1951 đến 1961 và đồng tiền Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam từ tháng 10/1961 đến nay chƣa bao giờ đƣợc quy định hàm lƣợng vàng hoặc bạc một cách chính thức. Năm 1955 khi VN bắt đầu có quan hệ ngoại thƣơng với Trung Quốc, các nhà kinh tế đã lựa chọn phƣơng pháp xác định tỷ giá trên cơ sở ngang giá sức mua giữa 2 đồng tiền và sau đó đƣợc quy định trong các Hiệp định thanh toán. Cụ thể, tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ (CNY) với VND đƣợc xác định bằng cách chọn ra 34 đơn vị hàng hóa cùng loại, thông dụng nhất, tại cùng một thời điểm ở thủ đô 2 nƣớc và có tham khảo thêm giá cả ở một số tỉnh khác để quy đổi ra tổng giá cả của 34 mặt hàng đó theo 2 loại tiền của 2 nƣớc, kết quả tỷ giá vào ngày 25/11/1955 là 1 CNY = 1470 VND. Đến 1956, khi VN bắt đầu có quan hệ ngoại thƣơng với Liên Xô thì tỷ giá giữa VND với đồng Rúp Liên Xô (SUR) đƣợc tính chéo nhờ tỷ giá giữa đồng CNY với đồng SUR đã có sẵn từ trƣớc là 1 SUR= 0,5 CNY, suy ra 1 SUR= 735 VND. Tỷ giá trong thời gian này thƣờng đƣợc cố định trong một thời gian dài và chúng đƣợc điều chỉnh từng đợt theo sự thay đổi về năng suất lao động giữa 2 nƣớc.

Năm 1959, VN tiến hành cải cách giá tiền tệ thông qua cuộc đổi tiền 2/59 với tỷ lệ 1 đồng tiền mới có giá trị bằng 1000 đồng tiền cũ, theo đó quan hệ tỷ giá cũng tăng lên tƣơng ứng 1000 lần so với đồng SUR và đồng CNY, tức là: 1VND = 0,68CNY=

30

1,36SUR. Đến đầu năm 1961, tỷ giá giữa VND và SUR đƣợc điều chỉnh lại là 1SUR= 3,27VND do hàm lƣợng vàng của SUR đƣợc điều chỉnh tăng lên 4,44 lần. Trong suốt thời kỳ dài từ 1955 đến 1989, nói chung nền KT nƣớc ta nằm trong tình trạng thời chiến, tự cấp tự túc, kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo. Nền KT vận hành theo cơ chế chỉ huy, quan liêu bao cấp nặng nề, lạc hậu, sức mua rất thấp và tự phát, phân hóa thành 2 khu vực KT là khu vực mậu dịch quốc doanh (phƣơng thức hoạt động chủ yếu là cung cấp, phân phối theo định lƣợng tem phiếu) và khu vực thị trƣờng tự do (hoạt động chủ yếu dƣới hình thức ngầm). Hiện tƣợng cửa quyền, hách dịch, chủ nghĩa giấy tờ nặng nề, nạn đầu cơ tích trữ, nạn khan hiếm hàng hóa luôn chi phối thị trƣờng. Một lƣợng tiền phát hành đƣợc sử dụng để cấp phát và chủ yếu lƣu thông ngoài hệ thống ngân hàng làm cho hệ thống ngân hàng thiếu tiền mặt nghiêm trọng, trong khi ngoài thị trƣờng tự do nạn cho vay nặng lãi trở thành hiện tƣợng KT phổ biến, mà đậm nét nhất là thời kỳ từ 1977-1989.

Bức tranh tổng thể nói trên chi phối trực tiếp đến quan hệ KT nói chung và chính sách tỷ giá của VN nói riêng trong suốt giai đoạn từ 1955 đến 1989. Tỷ giá đƣợc chia làm 2 khu vực, bao gồm:

Tỷ giá khu vực I: tỷ giá trong phe XHCN

Trong thời gian này, VN có quan hệ thƣơng mại chủ yếu với các nƣớc XHCN. Hình thức buôn bán phổ biến là hàng đổi hàng theo 1 tỷ giá cố định đƣợc quy định trong các hiệp định song phƣơng và đa phƣơng. Tỷ giá đƣợc chia thành nhiều nhóm tƣơng thích với từng mục đích quan hệ KT khác nhau, bao gồm: Tỷ giá mậu dịch, tỷ giá phi mậu dịch, tỷ giá kết toán nội bộ, tỷ giá kiều hối.

Tỷ giá khu vực II: tỷ giá ngoài phe XHCN

Thời kỳ này Ngân hàng VN dựa vào quan hệ tỷ giá giữa VND với đồng đô la Hong Kong và tính chéo ra tỷ giá với các đồng ngoại tệ khác. Chính sách xuyên suốt về tỷ giá đối với các nƣớc ngoài phe XHCN là ngay từ đầu VN chỉ áp dụng một loại tỷ giá chính thức, không phân biệt theo các loại quan hệ mậu dịch hay phi mậu dịch. Hậu quả của một cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá mang tính áp là tỷ giá chính thức ngày càng chênh lệch xa tỷ giá thị trƣờng (năm 1985, tỷ giá chính thức VND/USD

31

là 15, trong khi tỷ giá thị trƣờng tự do là 115), làm cho hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn, cán cân thƣơng mại bị thâm hụt nặng. Đối với các DN, đặc biệt là doanh nghiệp SX hàng xuất khẩu, đã rơi vào tình trạng khó khăn thua lỗ, tuy có chế độ thu bù chênh lệch ngoại thƣơng (lỗ thì ngân sách cấp bù, còn lãi thì nộp ngân sách) nhƣng dù sao cũng triệt tiêu động lực phát triển xa hơn.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VỚI CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM.PDF (Trang 40)