Kết quả marketing tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp phát triển Marketing tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 60)

Bên cạnh lợi thế về sản phẩm ngoại hối, Eximbank còn đưa ra nhiều sản phẩm mới như: Tiết kiệm online, Bảo hiểm tử kỳ dư nợ tín dụng cá nhân, Tài trợ xuất khẩu

bằng VNĐ với lãi suất ngoại tệ hay Chương trình tài trợ sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, cá nhân bằng VNĐ với lãi suất 7%/năm,… đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, góp phần gia tăng mức độ thâm nhập thị trường, thị phần huy động vốn và cho vay của Eximbank ngày càng tăng.

Bảng 2.6: Thị phần huy động vốn và cho vay của Eximbank từ 2009-2012

Năm 2009 2010 2011 2012

Thị phần Huy động vốn 1,89% 2% 2,06% 3% Thị phần Cho vay 1,75% 1,97% 2% 2%

Nguồn: Báo cáo tài chính Eximbank và website Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nhằm thay đổi quan điểm của khách hàng về một ngân hàng bị động, tạo lập văn hóa bán hàng năng động chuyên nghiệp, Eximbank từng bước hình thành và đào tạo chuyên sâu đội ngũ bán hàng và chuyên viên tư vấn để có thể phục vụ tốt nhất cho khách hàng, gia tăng doanh số bán hàng. Một loạt các hoạt động marketing ấn tượng của Eximbank trong thời gian qua cho thấy các sản phẩm của ngân hàng ngày càng

được chú trọng và phát triển, chứng tỏ ngân hàng đã không ngừng nổ lực tìm kiếm mở

rộng các mối quan hệ kinh tế, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Biểu đồ 2.2: Quy mô khách hàng tại Eximbank từ 2009-2012

Với nhiều nổ lực trong hoạt động marketing, quy mô khách hàng của Eximbank không ngừng tăng lên qua thời gian: năm 2009 toàn hệ thống Eximbank có

307.506 khách hàng, năm 2010 là 425.969 khách hàng. Trong đó, khách hàng cá nhân chiếm 94% trong tổng khách hàng của hệ thống năm 2009 và 2010. Năm 2011, tổng số lượng khách hàng Eximbank là 558.009 khách hàng và năm 2012 là 683.841 khách hàng. Số lượng khách hàng cá nhân tăng lên chiếm 95% trong tổng khách hàng của hệ

thống năm 2011 và 2012. Cùng với kết quả khách hàng tham gia sử dụng sản phẩm ngân hàng ngày càng tăng, khách hàng đã thay đổi cách tiếp cận với dịch vụ của ngân hàng Eximbank kết quả là lợi nhuận ngân hàng ngày càng tăng.

Biểu đồ 2.3: Lợi nhuận trước thuế tại Eximbank từ 2009-2012 (tỷđồng)

Kết quả lợi nhuận trước thuế tại Eximbank tăng liên tục từ năm 2009-2011. Trong đó, năm 2011 đạt được lợi nhuận cao nhất 4.056 tỷ đồng. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế năm 2012 gặp nhiều khó khăn nên lợi nhuận Eximbank giảm mạnh 2.851 tỷđồng.

Qua các công tác quảng bá thương hiệu trong những năm qua, thương hiệu Eximbank dần khẳng định được trên thị trường và đã đạt được kết quả nhất định. Về định vị thương hiệu, thương hiệu Eximbank được xuất hiện trên khắp mọi nơi là thế

mạnh của Eximbank, khẳng định đẳng cấp đã ăn sâu vào tiềm thức của khách hàng Eximbank nói riêng và khách hàng tiềm năng, công chúng nói chung. Đặc biệt, thông qua việc tài trợ các chương trình văn hóa, thể dục thể thao và hỗ trợ các chương trình

cộng động xã hội, ca nhạc,… khẳng định thương hiệu bền vững, có uy tín. Có thể nói thương hiệu Eximbank dần đã được nhiều người biết đến.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp phát triển Marketing tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 60)