Tình hình hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp phát triển Marketing tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 43)

Xác định công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt, do đó Eximbank luôn chủ động kịp thời, linh hoạt trong các chính sách huy động vốn, tuân thủ các quy định về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, tăng cường chính sách chăm sóc khách hàng, đa dạng hóa kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Cụ thể, bên cạnh việc không ngừng cải tiến, gia tăng tiện ích sản phẩm truyền thống, Eximbank đã triển khai nhiều sản phẩm mới như: Tiết kiệm Online, Tiết kiệm gửi góp, Tiết kiệm Phúc Bảo An,…

Hoạt động tín dụng ngân hàng trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn và thách thức, suy thoái kinh tế khiến người dân thắt chặt chi tiêu cá nhân, hàng tồn kho tăng dẫn đến nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng sụt giảm mạnh. Eximbank đã đề ra biện pháp khắc phục khó khăn, đồng thời triển khai các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi để tăng trưởng dư nợ và thu hút khách hàng. Eximbank tiếp tục phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng phục vụ hầu hết các đối tượng khách hàng, đặc biệt là cán bộ nhân viên, người lao động, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ để phục vụ tốt hơn cho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Trong năm 2012, Eximbank tiếp tục triển khai thành công các chương trình tài trợ xuất khẩu vốn là thế mạnh của Eximbank bao gồm: chương trình tài trợ xuất khẩu bằng ngoại tệ với lãi suất ưu đãi, tài trợ xuất nhập khẩu bằng VNĐ với lãi suất ngoại tệ, chương trình tài trợ sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp, cá nhân bằng VNĐ

Để có thể áp dụng mức lãi suất huy động và cho vay linh hoạt đối với từng Chi nhánh/Phòng giao dịch, từng khách hàng, Eximbank dần hoàn thiện cơ chế mua bán vốn nội bộ (FTP), triển khai và đưa cơ chế FTP đi vào vận hành, hỗ trợ tích cực cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bên cạnh đó, Eximbank cũng tăng cường gia nhập các hệ thống thanh toán trong nước (hệ thống thanh toán qua thẻ), mở rộng quan hệđại lý với các ngân hàng đối tác. Tính đến cuối năm 2012, Eximbank đã có quan hệ

với 864 mã Swift với các ngân hàng/chi nhánh ngân hàng tại 84 quốc gia trên toàn thế

giới. Đối với dịch vụ chi trả kiều hối và chuyển tiền đi nước ngoài, với tiêu chí Nhanh chóng – An toàn – Tiện lợi Eximbank đã thực hiện chính sách phí cạnh tranh, tiếp tục mở rộng quan hệđại lý với các ngân hàng trên khắp thế giới.

Đối với hoạt động phát hành và thanh toán thẻ, Eximbank đã triển khai nhiều dự án, sản phẩm mới nhằm gia tăng tiện ích cho khách hàng và nâng cao chất lượng thẻ Eximbank, nổi bật như sản phẩm thẻ trả trước quốc tế Visa Prepaid, dịch vụ nạp tiền, thanh toán hóa đơn dịch vụ bằng thẻ nội địa tại POS Eximbank, dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ Union Pay,… Đặc biệt, Eximbank là ngân hàng dẫn đầu triển khai phát hành và thanh toán thẻ quốc tế không tiếp xúc MasterCard Paypass tại Việt Nam, tạo sự thuận lợi và rút ngắn thời gian giao dịch cho chủ thẻ và đơn vị chấp nhận thẻ.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank từ năm 2009-2012

Đơn vị tính: tỷđồng

Năm 2009 2010 2011 2012

Tổng tài sản 65.448 131.111 183.567 170.156

Vốn chủ sở hữu 13.353 13.511 16.303 15.812 Lợi nhuận trước thuế 1.533 2.378 4.056 2.851

ROE 8,65% 13,51% 20,39% 13,3%

ROA 1,93% 1,85% 1,99% 1,2%

Nhìn vào bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Eximbank 2009-2012 ta thấy quy mô tổng tài sản tăng từ 2009-2011, riêng năm 2012 đạt 170.156 tỷđồng, giảm 7% so với năm 2011, hoàn thành 81% kế hoạch.

Kết quả hoạt động tăng từ 2009-2011, trong đó tăng cao nhất là năm 2011. Riêng năm 2012, Eximbank đạt lợi nhuận trước thuế là 2.851 tỷ đồng, chỉ hoàn thành 62% kế hoạch là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn.

Về đảm bảo thanh khoản và an toàn hoạt động, mặc dù trong năm 2012 tình hình thị trường tài chính có nhiều biến động nhưng Eximbank vẫn đảm bảo thanh khoản an toàn tuyệt đối. Cụ thể khả năng chi trả qua các năm trên mức 100%, nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung và dài hạn thấp hơn so với mức cho phép của Ngân hàng Nhà nước (40%). Điều này cho thấy Eximbank không những quan tâm đến hiệu quả kinh doanh mà luôn thận trọng trong việc sử dụng nguồn vốn của cổđông và khách hàng. Tính đến ngày 31/12/2012, tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn hợp nhất đạt 16,38%, cao hơn quy định 9% của Ngân hàng Nhà nước. Các tỷ lệ về khả năng chi trả, giới hạn tín dụng, giới hạn góp vốn, mua cổ phần, tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử

dụng cho vay trung dài hạn,… đều tuân thủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Với kết quả lợi nhuận đạt được trong năm 2012, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (ROA) của Eximbank đạt 1,2%, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) đạt 13,3%. Về quyền lợi dành cho cổ đông, Eximbank đã thực hiện chi trả cổ tức năm 2011 bằng tiền mặt cho cổ đông là 14%/mệnh giá vào tháng 02/2012 và 5,3%/mệnh giá vào tháng 6/2012, thực hiện tạm

ứng cổ tức năm 2013 bằng tiền mặt 8%/mệnh giá vào tháng 01/2013.

Nhìn chung, kết quả kinh doanh tại Eximbank từ 2009-2012 tăng liên tục. Trong đó, hiệu quả kinh doanh đạt tốt nhất là vào năm 2011. Năm 2012, do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên lợi nhuận ngân hàng giảm đáng kể.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ kinh tế Giải pháp phát triển Marketing tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)