Phân tích tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phúc Toàn Đức giai đoạn 2013-2020 (Trang 92)

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

3.2.6.Phân tích tốc độ tăng trưởng

Tỷ lệ tăng trưởng bền vững:

g= ROS×R×A×DFL Trong đó

ROS : Hệ số lãi ròng

R : Tỷ lệ lợi nhuận để lại

A : Vòng quay tài sản

Căn cứ vào số liệu dự phóng trên báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối dự phóng từ năm 2013 đến 2020 tính tốc độ tăng doanh thu và tỷ lệ tăng trưởng bền vững.

Bảng III. 9: Bảng tỷ lệ tăng trưởng bền vững

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Tốc độ tăng

doanh thu 20% 206% 18% 16% 6% 9% 9% 12%

Hệ số lãi ròng 1.55% 0.43% 1.81% 5.98% 8.24% 9.88% 10.99% 13.86% Lợi nhuận giữ lại 80% 80% 80% 80% 80% 80% 80% 80% Vòng quay tài sản 1.97 3.06 3.24 2.98 2.50 2.23 1.86 1.58 Đòn bẩy tài chính 1.565 2.282 1.272 1.084 1.000 1.000 1.000 1.000

g 4% 3% 6% 16% 17% 18% 16% 17% So sánh tốc độ tăng doanh thu và tốc độ tăng trưởng bền vững ta thấy có xu hướng ngược nhau:

Tốc độ tăng doanh thu qua các giai đoạn như sau: Từ năm 2013 đến năm 2014 tốc độ tăng doanh thu rất lớn từ 20% lên đến 206% là do doanh thu năm 2014, công ty đầu tư thêm cơ sở sản xuất khung đan, mở rộng sản xuất khung trong chiến lược hội nhập dọc của công ty, đồng thời giai đoạn này công ty cũng mở rộng thêm các cơ sở gia công đan và may nên doanh số tăng nhanh. Các năm sau từ năm 2014 đến 2015, 2016 doanh thu tăng với tốc độ tăng tương đối cao (18% - 16%).

Từ năm 2016 - 2017, giai đoạn này, các cơ sở mở rộng thêm đã bắt đầu đầu ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh nên tốc độ tăng doanh thu chậm lại từ 16% xuống còn 6% so với năm trước.

Từ năm 2017 đến 2020 tốc độ tăng doanh thu đều đặn 9 – 12%/ năm, đây là giai đoạn các cở sở gia công hoạt động ổn định và tăng năng suất lao động. Do đó tốc độ tăng doanh thu tăng dần.

Ngược với tốc độ tăng doanh thu, tốc độ tăng trưởng bền vững phụ thuộc vào hệ số lãi ròng trên doanh thu, lợi nhuận để lại, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính. Tất cả các chỉ tiêu này đều biến động qua các năm nhưng các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận giữ lại, vòng quay tài sản và đòn bẩy tài chính biến động rất ít. Nên sự biến động của tốc độ tăng trưởng bền vững phụ thuộc vào hệ số lãi ròng trên doanh thu.

Năm 2013 – 2015, đây là giai đoạn các mở rộng sản xuất kinh doanh như mở rộng thêm các cơ sở gia công đan và may. Do đó, giai đoạn này lợi nhuận tương đối thấp làm cho hệ số lãi ròng trên doanh thu tương đối thấp. Điều này làm cho tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này có tăng nhưng tương đối thấp (3% - 6% năm).

Từ năm 2016 – 2020 lợi nhuận các giai đoạn này năng nhanh và đều đặn, do đó là cho tốc độ tăng trưởng bền vững ổn định ở mức 16% - 18%.

Như vậy, để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty cần chú ý đến các chính sách làm tăng doanh thu, tăng năng suất hoạt động kinh doanh đồng thời cần quan tâm đến biến động chi phí và tìm ra các giải pháp giảm chi phí để giảm giá thành sản xuất và tăng doanh thu. Đây cũng là cơ sở cho dự án đầu tư phương tiện vận chuyển để tăng hiệu quả hoạt động đồng thời làm giảm chi phí sản xuất và bán hàng làm tăng lợi nhuận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoạch định chiến lược tài chính Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Phúc Toàn Đức giai đoạn 2013-2020 (Trang 92)