7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
2.3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KINH DOANH
2.3.1. Hoạt động cung ứng
Hoạt động cung ứng phụ thuộc vào tình trạng lao động và nhóm nghề. Với Nhóm nghề may công nghiệp có 15 cơ sở, 450 lao động.
Nhóm nghề Đan thủ công có 35 cơ sở, 1100 lao động.
Hệ thống cung ứng hàng hóa do phòng sản xuất và kinh doanh thực hiện, bộ phận vận chuyển thực hiện phân phối hàng hóa. Các cơ sở đảm nhận vai trò sản xuất, kiểm tra chất lượng hàng hóa, đóng gói và cung cấp sản phẩm.
Thông qua hoạt động cung ứng, công ty phát triển hệ thống cơ sở sản xuất tại địa phương, đảm bảo nguồn lao động ổn định trong điều kiện cung ứng hàng hóa và quản lý hiệu quả.
Đầu vào
Đầu ra
2.3.2. Hoạt động sản xuất, gia công
Hoạt động sản xuất được thực hiện tại các cơ sở sản xuất. Mỗi cơ sở sản xuất có vai trò quản lý, kiểm tra chất lượng và đóng gói hoàn thiện sản phẩm. Cơ sở sản xuất chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa.
Mỗi cơ sở sản xuất đóng vai trò là một tổ hợp sản xuất độc lập, tự chủ quản lý lao động và phân phối kinh tế.
Đơn vị sản xuất được tính số lượng sản phẩm và tính giá gia công theo định mức hàng hóa. Trong điều kiện sản xuất hiện nay, mỗi ngày làm việc, công ty sản xuất 600- 700 sản phẩm thủ công (bàn ghế sofa dây nhựa), 20.000 sản phẩm may công nghiệp (bao tay).
2.3.3. Tình hình tiêu thụ
Tình hình tiêu thụ hàng hóa ngày càng ổn định. Số lượng đơn đặt hàng của khách hàng tăng. Hàng hóa sản xuất và gia công chiếm hơn 80% xuất khẩu. Riêng hàng hóa đan thủ công, có khoảng 5% được sản xuất tiêu thụ bán hàng nội địa. Thị trường tiêu thụ nội địa chủ yếu do khách hàng đặt hàng.
Tình hình tiêu thụ hàng hóa qua các năm như sau:
Bảng II. 1: Tình hình tiêu thụ hàng hóa công ty
Nguồn: Công ty TNHH MTV Phúc Toàn Đức. 2013
Ngoài ra, công ty còn có hệ thống phân phối hàng hóa qua mạng trên trang web của công ty. Tuy vậy, lượng hàng hóa tiêu thụ này nhỏ lẻ, không đều.
2.3.4. Cơ sở hạ tầng
Trụ sở công ty điều phối toàn bộ hệ thống sản xuất kinh doanh. Ở bên dưới, các cơ sở sản xuất hoạt động độc lập. Mỗi cơ sở sản xuất là một nhà xưởng có 30-50 lao động trực tiếp sản xuất. Đặc thù mô hình sản xuất của công ty là liên kết với địa phương để giải quyết việc làm cho người lao động, cho nên hệ thống nhà xưởng tận dụng các công trình xây dựng công ích nhàn rỗi.
Tổng diện tích công ty là : 40.000 m 2 Diện tích sử dụng : 19.200 m 2. Trong đó: Văn phòng làm việc : 4.000 m 2 Trưng bày sản phẩm : 3.000 m 2 Hệ thống nhà xưởng : 12.000 m 2
Hàng hóa Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
8 đơn hàng 12 đơn hàng 25 đơn hàng 25 đơn hàng May công nghiệp 12.000 90.000 210.000 260.000 6 đơn hàng 25 đơn hàng 40 đơn hàng 40 đơn hàng Đơn hàng/sản phẩm Đan thủ công 60.000 300.000 400.000 420.000
Hệ thống nhà xưởng gồm hệ thống các dây chuyền sản xuất nghề may, hệ thống sản xuất nguyên liệu, khung đan, khu sản xuất và khu đóng gói sản phẩm.
Tổng chi phí đầu tư hệ thống cơ sở vật chất ban đầu hơn 1 tỷ đồng.
2.3.5. Nguồn lực
Lao động đóng vai trò quan trọng. Nguồn lực công ty chủ yếu là lao động độ tuổi 17-30 trong nghề may, độ tuổi 15-50 trong nghề đan thủ công. Đây là hai nhóm lao động hiện diện số lượng lớn tại khu vực nông thôn.
Tình hình lao động qua các năm như sau:
Bảng II. 2: Lao động công ty trong những năm qua
Nguồn: Công ty TNHH MTV Phúc Toàn Đức. 2013
Để đánh giá trình độ nguồn lực của công ty, nghiên cứu đã tiến hành khảo sát để ghi nhận các chỉ số làm cơ sở hoạch định tài chính, trong đó tìm ra điều kiện và nhu cầu đào tạo nhân lực bổ sung cho hoạt động quản lý và sản xuất của các cơ sở.
2.3.6. Tình hình tài chính
Tình hình tài chính hiện nay của Công ty TNNH Phúc Toàn Đức tương đối ổn định và nằm trong vùng an toàn. Tuy nhiên việc sử dụng vốn chưa hiệu quả. Vấn đề tài chính là vấn để quan trọng để hoạch định chiến lược tài chính nên sẽ được trình bày rõ hơn ở mục 2.5.
2.4. KHẢO SÁT YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV PHÚC TOÀN ĐỨC DOANH TẠI CÔNG TY TNHH MTV PHÚC TOÀN ĐỨC
2.4.1. Giới thiệu sơ lược về cuộc nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát nhằm đánh giá các điều kiện ảnh hưởng hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm cải tiến có lợi và mang lại hiệu quả hoạt động. Căn cứ vào tình hình thực tiễn, người nghiên cứu lựa chọn công cụ thu thập dữ liệu nghiên cứu thông qua các bảng hỏi (questionaire) cho các nhóm đối tượng theo hai mẫu khảo sát.
Khảo sát 1: Đối tượng khảo sát của bảng hỏi là người lao động tại các cơ sở sản xuất gia công.
Khảo sát 2: Đối tượng khảo sát của bảng hỏi là người quản lý tại công ty và các cơ sở sản xuất gia công.
Các bảng hỏi được thiết kế theo các tiêu chí và chỉ số được đưa ra. Các câu hỏi được sử dụng khảo sát trực tiếp để lấy kết quả. Một số câu hỏi dùng kiểm tra chéo để thẩm định nội dung khảo sát.
Chi tiết các bảng hỏi có thể tham khảo trong phần phụ lục 2.
Hàng hóa 2009 2010 2011 2012 2013 May công nghiệp - 300 360 450 540 Lao động bình quân Đan thủ công 450 690 840 900 1000
2.4.2.Chọn mẫu Khảo sát 1:
Khảo sát được thực hiện tại 45 cơ sở gia công, trong đó 30 cơ sở đan thủ
công, 15 cơ sở may công nghiệp.
Mẫu khảo sát 317 người. Mỗi cơ sở chọn 7-10 mẫu đại diện.
Danh sách các đơn vị khảo sát xem ở phần phụ lục.
Bảng II. 3: Phân bố mẫu khảo sát với người lao động
Stt Vùng khảo sát Tần số (f) % 1. Đồng Nai 77 24.29 2. Bà Rịa - Vũng Tàu 54 17.03 3. Bình Dương 57 17.98 4. Kiên Giang 63 19.87 5. Bình thuận 66 20.82 Tổng cộng: 317 100 Khảo sát 2:
Đối tượng khảo sát là người quản lý tại công ty và các cơ sở sản xuất gia
công.
Mẫu khảo sát 200 người, gồm cán bộ quản lý công ty và mỗi cơ sở 4-5 người.
Các số liệu thu được đều hợp lệ, được mã hóa và nhập liệu, xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel.
2.4.3. Kết quả nghiên cứu
2.4.3.1. Kết quả khảo sát người lao động (Khảo sát 01)
Đánh giá của người lao động tại các cơ sở sản xuất được thực hiện với công cụ là một bảng hỏi có 5 thang đo với 16 mục (mỗi thang 4 mục hỏi). Các nội dung đánh giá là: Điều kiện máy móc, quy trình làm việc, đào tạo tay nghề, môi trường làm việc, phân công lao động, tính ổn định công việc, các chính sách, thu nhập của người lao động. Bộ khảo sát sử dụng thang Likert với 5 mức đánh giá: 1 –kém; 2 – không tốt; 3 – trung bình, 4 – tốt; 5 – rất tốt.
Bảng kết quả số liệu khảo sát:
Bảng II. 4: Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng hiệu quả sản xuất kinh doanh của người lao động
Thang đánh giá Stt Nội dung, tiêu chí đánh giá
Kém (%) Không tốt (%) Trung bình (%) Tốt (%) Rất tốt (%) 1. Điều kiện máy móc, thiết bị đáp
Thang đánh giá Stt Nội dung, tiêu chí đánh giá
Kém (%) Không tốt (%) Trung bình (%) Tốt (%) Rất tốt (%) 2. Sử dụng máy móc thiết bị hợp lý 6.71% 11.41% 22.48% 41.61% 17.79% 3. Cơ sở vật chất đầy đủ 0.67% 10.40% 32.89% 46.98% 9.06% 4. Quy trình làm việc hợp lý 4.03% 41.95% 8.05% 41.28% 4.70% 5. Đào tạo nghề trước khi làm việc 1.34% 14.09% 43.29% 22.82% 18.46% 6. Thường xuyên được hướng dẫn
quy trình mới 0.00% 0.00% 71.48% 20.47% 8.05% 7. Môi trường làm việc thuận lợi 1.68% 15.10% 56.38% 17.45% 9.40% 8. Thời gian làm việc phù hợp 14.43% 46.31% 25.50% 11.41% 2.35% 9. Phân công sản xuất phù hợp 1.01% 26.17% 18.79% 47.65% 6.38% 10. Việc làm ổn định thường xuyên 15.44% 26.17% 32.21% 18.79% 7.38% 11. Rủi ro về ổn định việc làm 25.50% 14.43% 49.66% 5.37% 5.03% 12. Biến động về lao động, nghỉ việc
nhiều 7.72% 20.81% 56.38% 12.75% 2.35%
13. Thu nhập bình quân ổn định 22.48% 48.99% 12.42% 8.72% 7.38% 14. Cần cải tiến chế độ tiền lương 8.05% 15.10% 28.86% 32.89% 15.10% 15. Chế độ chính sách lao động đầy đủ 4.36% 11.41% 20.81% 53.02% 10.40% 16. Chi trả lương đúng kỳ hạn 7.72% 14.43% 47.99% 19.80% 10.07%
Kinh nghiệm làm việc của người lao động
Hình II. 3: Kinh nghiệm làm việc của người lao động
Kết quả khảo sát từ đồ thị cho thấy các chỉ số về kinh nghiệm làm việc của người lao động. Trong đó lao động có kinh nghiệm làm việc 1-2 năm chiếm tỷ lệ lớn nhất (51.01%), kế đến là lao động có kinh nghiệm dưới 1 năm (29.87%), lao động trên 2 năm thấp nhất (7.38%), chỉ số quan tâm nhiều nhất là số lao động mới (11.74%). Điều đó cho thấy số lao động có kinh nghiệm lâu năm chiếm tỷ lệ thấp, trong khi đó lao động mới chiếm tỷ lệ khá lớn, chứng tỏ lao động tại các cơ sở sản xuất không đồng đều về số lượng và trình độ tay nghề. Các chỉ số đánh giá này có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các chỉ số đánh giá cho thấy cần phải củng cố phát triển hoạt nào trong hệ thống quản lý sản xuất, từ đó có thể hoạch định chiến lược sản xuất nhằm phân bổ nguồn vốn sản xuất hợp lý và mang lại hiệu quả nhất.
Đánh giá người lao động về máy móc thiết, quy trình làm việc
Hình II. 4: Đánh giá người lao động về máy móc thiết, quy trình làm việc
Kết quả khảo sát đối với người lao động cho thấy phần lớn máy móc thiết bị đáp ứng công việc ở mức trung bình (47.32%) và ở mức tốt (27.18%) và rất tốt (15.10%), một số máy móc chưa đáp ứng công việc, đánh giá ở mức kém và không tốt (2.35% và 8.05%). Mặc dù chỉ số đánh giá thấp, nhưng chỉ số này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Đánh giá về sử dụng máy móc thiết bị, người lao động có khả năng sử dụng tốt hơn (41.61%), tuy nhiên có bộ phận chưa sử dụng được máy móc thiết bị và con số này có trị số khá lớn (6.71% và 6.71%). So sánh với lực lượng lao động, cho thấy tương đồng với kinh nghiệm làm việc của người lao động, có thể đây là số lao động mới chưa tiếp cận với điều kiện máy móc thiết bị hoặc chưa có khả năng sử dụng thành thạo.
Khảo sát cũng cho thấy người lao động đánh giá một phần cơ sở vật chất chưa đáp ứng so với điều kiện làm việc, đáng kế là người lao động đánh giá phần lớn cơ sở vật chất không tốt (10.40%). Chỉ số đánh giá này đòi hỏi phải có sự cải thiện môi trường vật chất cho người lao động làm việc.
Theo số liệu thể hiện trên hình khảo sát, người lao động đánh giá quy trình làm
việc tập trung ở hai mức không tốt (41.95%) và tốt (41.28%), chỉ số đánh giá ở mức
kém, trung bình và rất tốt gần bằng nhau và ở mức thấp. Điều này chứng tỏ quy trình làm việc phân thành hai nhóm tương phản rõ rệt, nhóm quy trình làm việc hợp lý và nhóm quy trình làm việc chưa hiệu quả. Có thể lý giải vấn đề này dựa trên kinh nghiệm và trình độ làm việc của người lao động cùng với năng lực quản lý sản xuất của cán bộ quản lý.
Đánh giá người lao động về đào tạo, môi trường và thời gian làm việc
Hình II. 5: Đánh giá người lao động về đào tạo, môi trường và thời gian làm việc
Yếu tố đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trình độ tay nghề cho người lao động. phần lớn khảo sát cho thấy hệ thống đào tạo được thực hiện khá thường xuyên, tuy nhiên người lao động vẫn cho thấy có các chỉ số đánh giá sự không phù hợp trong đào tạo ở mức kém và không tốt (1.34% và 14.09%). Trong khi đó việc hướng dẫn thường xuyên được đánh giá tốt hơn. Như vậy công ty quan tâm đến hướng dẫn thường xuyên hơn là đào tạo ban đầu. Điều này vừa cho thấy sự hợp lý về điều kiện sản xuất của công ty, đồng thời cũng cho thấy sự không phù hợp về năng lực làm việc của người lao động. Đối chiếu với các chỉ số đánh giá về trình độ, kinh nghiệm làm việc cho thấy các chỉ số đánh giá này khá hợp lý. Đây cũng chính là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh trong quá trình sản xuất
Đánh giá về môi trường làm việc thuận lợi, chỉ số đánh giá cao nhất ở mức trung bình (56.38%), một số cho rằng môi trường làm việc chưa thuận lợi, ở mức kém và
trung bình, chỉ số này khá lớn (1.68% và 15.10%).
Thời gian làm việc được đánh giá chưa thực sự phù hợp, tập trung phần lớn ở mức không tốt (46.31%) và kém (14.43%), chiếm tỷ lệ hơn 60% các chỉ số đánh giá. Điều này chứng tỏ ảnh hưởng của các yếu tố lên hiệu quả sản xuất kinh doanh khá rõ rệt. Chính thời gian làm việc tác động rất lớn đền quy trình làm việc, năng lực quản lý và tổ chức điều hành sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người lao động.
Đánh giá người lao động về việc làm
Hình II. 6: Đánh giá người lao động về việc làm
Người lao động quan tâm nhiều nhất về việc làm. Các chỉ số đánh giá cho thấy xu hướng đánh giá chỉ tập trung phần lớn ở các mức trung bình. Ở đây sự phân công sản xuất phù hợp được đánh giá tốt hơn, tuy nhiên tính ổn định việc làm, các khả năng rủi ro và biến động lao động là rất lớn. So sánh đối chiếu với kinh nghiệm làm việc của người lao động, cũng dễ nhận thấy số lao động mới và lao động đang đào tạo chiếm tỷ lệ lớn. Người lao động cho rằng khả năng rủi ro về lao động ở mức kém cao nhất (25.50%), trong khi đó các chỉ số đánh giá ở mức tốt và rất tốt thì rất thấp.
Khảo sát trong môi trường lao động thực tế, ngiên cứu đã đối chiếu với các điều kiện làm việc của người lao động. Do mô hình tổ chức tập trung tại chỗ tại các cơ sở ở khu vực nông thôn, nên sự cạnh tranh lao động là rất lớn, chủ yếu lao động tính thu nhập hàng ngày và chịu tác động bởi nhiều công việc liên quan, một bộ phận lớn lao động chỉ sử dụng thời gian nhàn rỗi để tận dụng cho công việc, do đó đánh giá năng lực sản xuất phải dựa trên cơ sở tổ chức sản xuất mang tính hệ thống và được sắp xếp bằng những quy định cụ thể.
Đánh giá người lao động về về chính sách chế độ, thu nhập
Theo kết quả đánh giá, người lao động có nhu cầu cải cách chế độ tiền lương, các chế độ chính sách lao động được thực hiện đầy đủ và đánh giá ở chỉ số cao. Tuy nhiên chỉ số người lao động quan tâm là thu nhập bình quân không ổn định, mức lương đánh giá không tốt chiếm tỷ lê rất cao (48.99%), điều này có thể kiểm chứng lại đánh giá là khá phù hợp. Các điều kiện về môi trường, việc làm, quy trình quản lý, kinh nghiệm làm việc và thời gian bố trí công việc không hợp lý, dẫn đến hiệu quả sản xuất kém, thu nhập bình quân người lao động không cao. Đây là một trong những yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất lên hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Đánh giá chung về kết quả khảo sát của người lao động:
Từ những đánh giá của người lao động, nghiên cứu kết luận như sau: