0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

CÁC MÔ HÌNH CHIếN LƯợC TÀI CHÍNH:

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN PHÚC TOÀN ĐỨC GIAI ĐOẠN 2013-2020 (Trang 26 -26 )

7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN

1.3. CÁC MÔ HÌNH CHIếN LƯợC TÀI CHÍNH:

1.3.1. Chiến lược tài chính của công ty:

Hoạch định chiến lược tài chính phải dựa trên một số nguyên tắc tài chính và mô hình tài chính cụ thể. Hoạch định tài chính nhằm phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu của chiến lược. Sử dụng các mô hình hoạch định tài chính giúp xác định rõ mục tiêu tài chính, mang tính phổ biến.

Các vấn đề tài chính là phần then chốt, sinh tử của chiến lược kinh doanh đối với các doanh nghiệp. Do đó, một số mô hình chiến lược kinh doanh hiệu quả đặt trọng tâm là vấn đề tài chính. Mô hình 5 quản: 5 QUẢN KẾ HOẠCH LAO ĐỘNG VẬT TƯ KỸ THUẬT TÀI CHÍNH

Hình I. 5: Mô hình 5 quản

Nguồn: Chiến lược tài chính trong quản Trị kinh doanh – TS Nguyễn Đình Quế. 2008

Mô hình 5 quản chú trọng đến 5 mặt quản lý cơ bản trong đơn vị kinh tế, được hình thành trong thời kỳ Liên Xô (cũ). Theo mô hình này, tài chính là yếu tố then chốt nên được xem xét như là khâu quan trọng của hoạch định chiến lược.

Mô hình POSCORBcủa Hoa Kỳ:

Hình I. 6: Mô hình POSCORB

Nguồn: Chiến lược tài chính trong quản Trị kinh doanh – TS Nguyễn Đình Quế. 2008

Mô hình POSCORB của Hoa kỳ. Theo mô hình POSCORB, Ngân sách thể hiện yếu tố tài chính là quan trọng.

Mô hình 6M của các nước NICs:

Hình I. 7: Mô hình 6M

Nguồn: Chiến lược tài chính trong quản Trị kinh doanh – TS Nguyễn Đình Quế. 2008

Mô hình 6M: TIỀN TỆ (Money) thể hiện yếu tố tài chính được đặt ở vị trí trung tâm, chi phối các yếu tố khác ở chung quanh. [11, tr55-57].

METHOD MATERIALS MARKETING MONEY MEN MACHINES Planning: Hoạch định O

Organizing: Tổ chức (cơ cấu) S

Staffing: Bố trí nhân sự CO

Coordinating: Phối hợp R

Reporting: Báo cáo (thông tin) B

Budgetting: ngân sách P

Các mô hình đều cho thấy tài chính là yếu tố quan trọng, giúp hoạch định chiến lược và phân bổ tài chính hợp lý nhất. Ở mô hình 5 quản và mô hình POSCORD tài chính được đặt ở vị trí cuối cùng, mô hình 6M tài chính đặt ở vị trí trung tâm, chi phối tất cả các hoạt động.

Hoạch định tài chính giúp cho người quản lý hiểu được sự cân bằng vốn có trong kế hoạch đầu tư và tài chính. Ví dụ bằng việc xây dựng một kế hoạch tài chính, nhà quản trị có khả năng hiểu sự điều hòa giữa việc có hàng tồn kho đủ để đáp ứng nhu cầu khách hàng và nhu cầu cấp vốn cho việc đầu tư vào hàng tồn kho. [7, tr156-157].

1.3.2. Chiến lược tiết kiệm vốn lưu động

Tiết kiệm vốn trong doanh nghiệp phải gắn liền với vấn đề hiệu quả hoạt động, giảm thiểu mức vốn sử dụng mà vẫn đảm bảo hiệu quả trong kinh doanh mới thực hiện được chiến lược tiết kiệm vốn.

Nguyên tắc chung:

Doanh nghiệp đẩy mạnh luân chuyển vốn (vòng quay vốn) khiến mức vốn lưu động giảm bớt mà vẫn bảo đảm quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh không thay đổi (tổng mức luân chuyển vẫn như cũ hoặc khiến mức vốn lưu động sử dụng vẫn như cũ mà vẫn mở rộng được hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng doanh thu (tăng tổng mức luân chuyển). [19, tr69-70].

1.3.3. Chiến lược tối đa hóa lợi nhuận

1.3.3.1. Nghiên cứu tương quan giữa giá cả và thị trường

Nghiên cứu giá cả và thị trường nhằm mục đích thăm dò, đánh giá hiệu quả đầu tư và quyết định doanh số, đồng thời xác định các thông tin cung cấp từ khách hàng, người tiêu dùng để đưa ra vấn đề hoạch định phù hợp. Đây là khâu quan trọng trong quá trình hoạch định chiến lược tài chính cũng như hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh.

Tổng hợp kết quả thăm dò kể trên lên bảng phân tích, sẽ giúp doanh nghiệp xác định chọn mẫu sản phẩm nào tung ra thị trường hoặc xác định mức giá bán nào có lợi nhiều nhất.

1.3.3.2. Ứng dụng kỹ thuật quy hoạch tuyến tính

Trong hoạt động quản trị kinh doanh, quy hoạch tuyến tính khá đắc dụng trong hoạch định hầu xác định giải pháp tối ưu: giải pháp để doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận tối đa hoặc giải pháp đạt cùng kết quả với vùng mức chi phí thấp nhất.

1.3.4. Chiến lược đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp

Hoạch định chiến lược đầu tư về tài sản cố định quan trọng ở điểm dự toán cần thiết về quy mô vốn đầu tư, dự toán phù hợp về đời sống kinh tế (econnomic life) của tài sản cố định và thời điểm đầu tư. Để tính toán đúng thời điểm đầu tư ta cần chú trọng hai yếu tố: Chu kỳ sống của sản phẩm, và tình hình xã hội và những biến động về thị hiếu của người tiêu dùng.

Để nắm được quy trình hoạch định thực hiện chiến lược đầu tư vào tài sản cố định ta cần có ý niệm về đòn cân định phí của doanh nghiệp (Operating leverage) và độ nghiêng của đòn cân định phí.

Đòn cân định phí thể hiện ảnh hưởng của mức định phí sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. [11, tr87-94].

Để đo lường ảnh hưởng kể trên, người ta sử dụng chỉ tiêu Độ nghiêng của đòn cân định phí. Độ nghiêng khác nhau khi mức định phí khác nhau. Mức định phí khác nhau do quy mô kinh phí đầu tư vào tài sản cố định khác nhau, dẫn đến công suất của tài sản cố định khác nhau, từ đó mức sản lượng sản xuất tiêu thụ khác nhau dẫn đến doanh thu cũng khác nhau. Do đó người ta đưa ra cánh tính về độ nghiêng đòn cân định phí như sau: [11, tr117-120].

1.3.5.Chiến lược sử dụng vốn hiệu quả

Chiến lược bao quát về hiệu quả sử dụng vốn bao gồm việc hệ thống hóa và phối hợp các định hướng để hành xử khôn ngoan, thông minh, các kỹ năng quản trị. Ở đây

chỉ nêu một số định hướng chủ yếu: LF

1.3.5.1. Nhận diện đúng phương án sản phẩm.

Phương án sản phẩm phải được xây dựng trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường, dự kiến được mức dao động của thị trường, … để từ đó quyết định quy mô, chủng loại, chất lượng và giá cả sản phẩm.

Ngoài ra, việc tìm hiểu thị trường còn phải bao gồm việc thu thập các thông tin về các doanh nghiệp cùng ngành và ngành kế cận, các đối thủ cạnh tranh nhằm kịp thời phương án sản phẩm, xác định các kênh tiêu thụ và chiến lược giá phù hợp.

1.3.5.2. Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn.

Việc huy động các nguồn vốn để đáp ứng các yêu cầu điều hòa và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng. Nếu cần bổ sung vốn lưu động thì doanh nghiệp cần huy động ngay các vốn tạm thời nhàn rỗi. Nếu nguồn vốn chưa đủ thì mới cần phải thực hiện vay ngân hàng hay các đối tượng khác. Nếu đầu tư tài sản cố định, máy móc thiết bị .v.v. để mở rộng doanh nghiệp thì trước hết nên sử dụng nguồn vốn trích từ lợi nhuận đem lại, từ quỹ khuyến khích phát triển sản xuất, kế tiếp là vay vốn. Nếu doanh nghiệp dư thừa vốn thì phải tính toán để lựa chọn khả năng sử dụng đem lại hiệu quả cao: liên doanh, cho vay.

Tổ chức quản lý tốt việc điều hành doanh nghiệp, nhà quản trị cần phải chú trọng việc nâng cao hiệu quả của từng thành phần vốn:

- Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản cố định đòi hỏi: tổ chức dây chuyền sản

xuất hợp lý, thanh lý tài sản không cần dùng để tăng hiệu quả sử dụng tài sản cố định.

- Nâng cao hiệu quả quản lý tài sản lưu động bằng cách tập trung vào nỗ lực

1.3.5.3. Ứng dụng nhạy bén khoa học kỹ thuật trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư đổi mới trang thiết bị đòi hỏi ngân khoản lớn. Và doanh nghiệp có thể cân nhắc giữa chi phí sử dụng vốn và hiệu quả đạt được. Vì tuy đầu tư đổi mới kỹ thuật làm tăng khối lượng vốn sử dụng, chi phí khấu hao trong giá thành sản phẩm tăng lên, nhưng nếu thiết bị và qui trình công nghệ mới dẫn đến việc tăng năng suất, tăng mạnh khối lượng sản phẩm đang có nhu cầu lớn trên thị trường, giảm chi phí nguyên liệu và tiền công lao động… với hiệu quả cuối cùng là phát triển được quy mô sản xuất kinh doanh, gia tăng doanh lợi, gia tăng lợi ích sử dụng vốn… thì cần thật nhanh chóng đưa ngay tiến bộ khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

1.3.6. Chiến lược nên vay vốn để kinh doanh hay không

Để quyết định nên vay vốn để kinh doanh hay không? Điều này tùy thuộc vào tình hình kinh tế hay diễn biến của môi trường kinh doanh mà quyết định việc nên đi vay vốn hay không vay vốn:

- Nếu tình hình kinh tế đang diễn biến ở mức khủng hoảng đến suy thoái:

Doanh nghiệp không nên đi vay vốn.

- Nếu tình hình kinh tế đang ở mức ổn định: Doanh nghiệp đi vay hay không

vay thêm vốn, tỷ suất sinh lời như nhau.

- Nếu tình hình kinh tế ở mức bình thường hoặc cực thịnh: Doanh nghiệp nên

đi vay thêm vốn để hoạt động. mức vay càng lớn càng đem lại lợi nhuận gia tăng to lớn. [11, tr138-120, 157-164].

1.3.7. Mô hình dự báo khả năng xảy ra phá sản (Mô hình chỉ số Z)

Phá sản được xem như dấu chấm hết đối với một doanh nghiệp. Làm thế nào để phát hiện sớm các dấu hiệu báo trước nguy cơ phá sản để có biện pháp kịp thời. Công cụ để phát hiện nguy cơ phá sản là chỉ số Z.

Chỉ số Z là công cụ được cả hai giới học thuật và thực hành công nhận, cũng như sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. Chỉ số này được phát minh bởi Giáo Sư Edward I. Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường Đại Học New York, dựa vào việc nghiên cứu khá công phu trên số lượng nhiều công ty khác nhau tại Mỹ. Mặc dù chỉ số Z này được phát minh tại Mỹ, nhưng hầu hết các nước, vẫn có thể sử dụng với độ tin cậy khá cao.

Chỉ số Z bao gồm 5 chỉ số x1, x2, x3, x4, x5:

x1 = Tỷ số vốn lưu động trên tổng tài sản.

x2 = Tỷ số Lợi nhuận giữ lại trên tổng tài sản.

x3 = Tỷ số Lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên Tổng tài sản.

x4 = Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu trên Giá trị sổ sách

của tổng nợ.

Từ một chỉ số Z ban đầu, Giáo Sư Edward I. Altman đã phát triển ra Z’ và Z’’ để có thể áp dụng theo từng loại hình và ngành của doanh nghiệp, như sau:

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z = 1.2x1 + 1.4x2 + 3.3x3 + 0.64x4 + 0.999x5

Nếu Z > 2.99 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy

cơ phá sản.

Nếu 1.8 < Z < 2.99 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có

nguy cơ phá sản

Nếu Z <1.8 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ

phá sản cao.

Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hoá, ngành sản suất:

Z’ = 0.717x1 + 0.847x2 + 3.107x3 + 0.42x4 + 0.998x5

Nếu Z’ > 2,99 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy

cơ phá sản.

Nếu 1,23 < Z’ < 2,9 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z’ <1,23 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ

phá sản cao. Đối với các doanh nghiệp khác:

Chỉ số Z’’ dưới đây có thể được dùng cho hầu hết các ngành, các loại hình doanh

nghiệp. Vì sự khác nhau khá lớn của x5 giữa các ngành, nên x5 đã được đưa ra. Công

thức tính chỉ số Z’’ được điều chỉnh như sau

Z’’ = 6.56x1 + 3.26x2 + 6.72x3 + 1.05x4

Nếu Z” > 2,6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy

cơ phá sản.

Nếu 1,2 < Z” < 2,6 : Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có

nguy cơ phá sản

Nếu Z” <1,1 : Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ

phá sản cao.

Tăng chỉ số Z để giảm thiểu khả năng phá sản:

Để tăng chỉ số Z chúng ta cần tăng từng tử số và giảm mẫu số của từng chỉ số x bên trên. Quan sát 5 chỉ số x, chúng ta có thể nhận thấy Tổng tài sản là mẫu số của 4

chỉ số x1, x2, x3, x5. Do đó nếu doanh nghiệp có thể giảm được tổng tài sản mà vẫn giữ

vững quy mô, hiệu quả hoạt động thì chắc chắn chỉ số Z sẽ tăng lên rõ rệt. Vì thế doanh nghiệp cần phải rà soát thật kỹ để tìm ra những tài sản không hoạt động, tức là những tài sản không góp phần trực tiếp hay gián tiếp tạo ra doanh số. Bán chúng đi, doanh nghiệp sẽ giảm được các mẫu số của 4 chỉ số x nói trên, và đồng thời tăng được tử số của một số chỉ số. Đối với những tài sản không có nợ hay nợ ít, khi bán đi doanh

nghiệp sẽ nhận được thêm tiền mặt, khi đó Vốn lưu động – tử số của x1 sẽ tăng lên. Bên cạnh đó chi phí khấu hao cũng sẽ giảm xuống, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận tăng, tức là tử số của x2, và x3 sẽ tăng theo.

Trong trường hợp tài sản đang bị nợ, khi bán chúng đi, vốn lưu động có thể sẽ

không tăng lên liền lúc đó, nhưng tổng nợ - mẫu số x4 - sẽ giảm xuống, chi phí lãi

suất, và khấu hao cũng giảm theo. Tỷ lệ lợi nhuận vì thế sẽ tăng lên, tử số của x2, x3 sẽ

tăng lên. Và nếu quản lý tốt, chúng ta sẽ có thêm tiền mặt. Tức là vốn lưu động sẽ tăng

lên theo. Tử số x1 cũng sẽ tăng lên theo sau đó. Có những tài sản khi bán đi, sẽ làm

ảnh hưởng lớn đến doanh số - tử số của chỉ số x5, và ảnh hưởng gián tiếp đến đến các

tử số của x2, x3. Khi đó lợi bất cập hại. Do đó doanh nghiệp rất phải cẩn thận trong

việc phân loại tài sản. Không phải cứ bị nguy hiểm là lo bán tài sản.

Để tăng tử số x2, x3 công ty cần phải tạo nhiều lợi nhuận hơn qua hoạt động kinh

doanh chính của mình, hay đôi khi là từ những “phi vụ” kinh doanh không thường xuyên. Làm sao bán được nhiều hàng hóa dịch vụ, với giá chấp nhận được, quay vòng vốn nhanh…đó là những việc làm có tính sống còn mà công ty phải thực hiện.

Để tăng x3 - Lợi nhuận giữ lại, doanh nghiệp cần phải để ý đến mức chia cổ tức

cho nhà đầu tư. Cổ tức chia ít đi thì Lợi nhuận giữ lại sẽ tăng lên. Tuy vậy, doanh nghiệp không thể giảm cổ tức đến mức quá thấp vì khi đó nhà đầu tư sẽ phản ứng, dẫn

đến giá cổ phiếu thấp, tất sẽ làm làm giảm tử số của x4 và vì thế tăng chỉ số Z.

Để làm tăng doanh số - tử số của x5, doanh nghiệp cần phải có tăng cường năng

lực hoạt động kinh doanh của mình. Một điều cần phải quan tâm là doanh nghiệp phải cân bằng giữa chi phí của việc tăng doanh số và biên độ tăng của doanh số. Nếu chi

phí tăng quá cao, thì tử số x1, x2, x3 sẽ giảm, khi đó việc tăng tử số x5 sẽ là vô nghĩa vì

không đủ sức bù đắp cho sự giảm của các chỉ số x1, x2, x3.

Cuối cùng, để tăng x4, chúng ta phải tăng giá trị thị trường của vốn chủ sỡ hữu,

bằng cách tăng trị giá cổ phiếu - đối với công ty đại chúng - hoặc tăng giá trị tài sản ròng - đối với công ty dạng khác. Tuy nhiên đây không phải là công việc dễ thực hiện. Có một cách đơn giản hơn là giảm bớt nợ. Doanh nghiệp có thể dùng tiền mặt để trả nợ, nhưng cần thận trọng nếu lựa chọn giải pháp này, vì khi đó vốn lưu động sẽ bị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC TÀI CHÍNH CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN PHÚC TOÀN ĐỨC GIAI ĐOẠN 2013-2020 (Trang 26 -26 )

×