Theo phương pháp Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA NHỮNG CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 47)

Bảng 4.5 trình bày kết quả hồi quy của mô hình Mô hình điều chỉnh đầy đủ (FAM) bằng kỹ thuât phân tích mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model) cho dữ liệu bảng của 121 công ty qua 6 năm. Với R-bình phương hiệu chỉnh bằng 8.31% , p_value của kiểm định F-test bằng 0 cho thấy kết quả của mô hình có khả năng giải thích, nhưng ở mức độ thấp. Hệ số VIF trong mô hình này cũng giống hai mô hình trước, do đó mô hình này cũng không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi của Mô hình điều chỉnh đầy đủ (FAM), bằng

phương pháp kiểm định Breusch and Pagan LMta thấy mô hình cũng xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi và kết quả hồi quy sau khi khắc phục hiện tượng này được trình bày trong bảng 4.5

Bảng 4.5: Kết quả hồi quy của Mô hình điều chỉnh đầy đủ (FAM), sử dụng phương pháp Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (Random Effect Model)

(Biến phụ thuộc: Thay đổi trong cổ tức, )

Random-effects GLS regression

D −D( ) Coef. Std. Err. P>z Coef. Std. Err. P>|z|

Kết quả hồi quy ban đầu Kết quả sau khi khắc phục

phương sai thay đổi

E −E( ) 0.091 0.016 0 0.091 0.037 0.014 (E −E( ))*Dinst 0.060 0.030 0.047 0.060 0.039 0.126 (E −E( ))*Dman -0.072 0.029 0.014 -0.072 0.039 0.064 SIZE -21.475 34.748 0.537 -21.475 20.932 0.305 LEV -27.893 19.816 0.159 -27.893 11.825 0.018 MTBV 46.601 16.959 0.006 46.601 18.685 0.013 FCF 0.00015 0.00015 0.325 0.00015 0.00015 0.164 cons 496.581 906.980 0.584 496.581 535.005 0.353 Adj R-squared 0.0831 Prob > F 0.0000 Collinearity Diagnostics 1.46

Breusch and Pagan Lagrangian multiplier test for random effects 0.0000

Các biến được định nghĩa như bảng 4.3

Theo kết quả hồi quy, ta có thể viết lại phương trình (A) như sau:

− ( ) = . + . − ( ) + . − ( ) ∗ −

. − ( ) ∗ − . − . +

. + . + (2)

Kết quả hồi quy cho thấy giữa sở hữu tổ chức và chính sách cổ tức có mối liên kết dương nhưng không có ý nghĩa thống kê (p_value = 0.126).Tương tự như mô hình các ảnh hưởng cốđịnh, mô hình này cũng cho thấy một mối liên kết âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% giữa sở hữu quản lý và chính sách cổ tức (p_value = 0.064). Hệ số hồi quy bằng -0.072 cho biết nếu các điều kiện khác không đổi thì công ty có sở hữu quản lý

từ 7.31% trở lên có thay đổi cổ tức năm t và năm t-1 thấp hơn 0.072*(E −E( )) đồng so với công ty có tỷ lệ sở hữu quản lý thấp hơn 7.31%. Kết quả hồi quy này ủng hộ giả thuyết H2 cho rằng sở hữu quản lý liên kết âm với chính sách cổ tức.

Bảng 4.5 cho thấy có biến cơ hội tăng trưởng trong tương lai liên kết dương và có ý nghĩa ở mức 5% với chính sách cổ tức, đòn bẩy tài chính cũng cómối liên kết âm với chính sách cổ tức ở mức ý nghĩa 5%, các biến còn lại như quy mô công ty, dòng tiền tự do thì không có mối quan hệ có ý nghĩa thống kê nào với chính sách cổ tức.

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA NHỮNG CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)