So sánh giữa kỳ vọng và kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA NHỮNG CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 63)

Bảng 4.14 trình bày so sánh giữa kỳ vọng ban đầu của bài nghiên cứu về các mối quan hệ của biến trong mô hình đối với chính sách cổ tức và kết quả thực nghiệm thu thập được từ mô hình hồi quy.

Bảng 4.14: So sánh giữa kỳ vọng và kết quả thực nghiệm của hai mô hình

Biến nghiên cứu hMệ được kỳ ối quan

vọng Kết quả thực nghiệm Mô hình A (FAM) Mô hình B (PAM) Sở hữu tổ chức + + + Sở hữu quản lý - - -

Quy mô công ty +/- - +

Dòng tiền tự do + + +

Cơ hội tăng trưởng trong

tương lai - + +

Trước tiên, so sánh mối quan hệ kỳ vọng giữa cấu trúc vốn và chính sách cổ tức tại các công ty niêm yết trên thịtrường chứng khoán Việt Nam và mối quan hệđược tìm thấy từ thực nghiệm: mối quan hệ giữa sở hữu tổ chức và chính sách cổ tức ở cả hai mô hình đều cho kết quảdương như kỳ vọng, và tương tự thì sở hữu quản lý và chính sách cổ tức cũng có mối liên kết âm như giả thuyết ban đầu, kết quả này cho thấy những công ty có sở hữu tổ chức chiếm từ 5% trở lên thì sẽ duy trì được cổ tức mục tiêu và chi trả cổ tức nhiều hơn so với những công ty có tổ chức sở hữu vốn cổ phần thấp hơn 5%. Ngược lại, những công ty có nhà quản lý sở hữu cổ phần lớn hơn giá trị trung bình tỷ lệ sở hữu là 7.31% thì chi trả cổ tức thấp hơn những công ty có sở hữu quản lý thấp hơn.

Sở hữu quản lý và chính sách cổ tức cũng có mối liên kết âm như giả thuyết ban đầu, kết quả này cho thấy những công ty có sở hữu quản lý thấp hơn 7.31% thì sẽ chi trả cổ tức cao so với những công ty có nhà quản lý sở hữu vốn cổ phần cao hơn 7.31%. Ngược lại, những công ty có nhà quản lý sở hữu cổ phần lớn hơn giá trị trung bình tỷ lệ sở hữu là 7.31% thì chi trả cổ tức thấp hơn những công ty có sở hữu quản lý thấp hơn.

Đối với quy mô tổ chức thì vẫn chưa có một kỳ vọng rõ ràng từban đầu, kết quả thực nghiệm được tìm thấy quy mô công ty tác động âm đến chính sách chi trả cổ tức ở mô hình điều chỉnh đầy đủ trong khi mô hình điều chỉnh một phần lại tìm thấy kết quả là dương. Kết quả thực nghiệm ở cả hai mô hình đều cho thấy dòng tiền tự do tác động dương đến chính sách chi trả cổ tức của công ty đúng với kỳ vọng ban đầu của bài nghiên cứu. Từ đây ta có thể thấy các công ty niêm yết tại Việt Nam ưu tiên chi trả cổ tức khi dòng tiền tựdo tăng lên, dấu hiệu này cũng phù hợp với lý thuyết đại diện và lý thuyết tín hiệu, công ty chi trả cổ tức cao phát tín hiệu công ty có triển vọng về lợi nhuận, có tăng trưởng và tạo ra tiền, đồng thời khi công ty có dòng tiền mặt cao thì các cổđông cũng đòi hỏi tỷ lệ chi trả cổ tức cao nhằm giảm chi phí đại diện phát sinh.

Tuy nhiên, đối với mối quan hệ giữa cơ hội tăng trưởng trong tương lai và chính sách cổ tức thì cho kết quả ngược với kỳ vọng ban đầu, theo Fama và French (2001) những công ty có những cơ hội tăng trưởng cao dường như có xu hướng giữ tiền mặt cho đầu tư trong tương lai và vì thế một mối liên kết âm giữa tăng trưởng và cổ tức được kỳ vọng. Nhưng trong trường hợp những công ty niêm yết tại Việt Nam thì cơ hội tăng

trưởng trong tương lai tăng thì cổ tức cũng tăng theo, cơ hội tăng trưởng ở đây được đo lường bằng giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, chỉ số MTBV tăng cũng có thể đồng nghĩa với giá trị thị trường của cổ phiếu tăng lên. Kết quả thực nghiệm này phù hợp với kết quả thống kê ban đầu của biến cổ tức theo biến cơ hội tăng trưởng trong tương lai.

Cuối cùng, biến đòn bẩytài chính được tìm thấy là có quan hệ âm với chính sách cổ tức trong kết quả thực nghiệm và cũng đúng với kỳ vọng ban đầu, điều này chính tỏ những công ty có đòng bẩy tài chính càng cao, tức tỷ lệ nợ vay cao thì chi trả cổ tức sẽ thấp hơn những công ty không sử dụng đòn bẩy tài chính.

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA NHỮNG CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 63)