Bảng 4.13 trình bày kết quả hồi quy từ Mô hình điều chỉnh đầy đủ và Mô hình điều chỉnh một phần, từ đó so sánh về mối quan hệ giữa chính sách chi trả cổ tức với sở hữu quản lý, sở hữu tổ chức, quy mô công ty, dòng tiền tựdo, cơ hội tăng trưởng trong tương lai và đòn bẩy tài chính mà hai mô hình này đem lại
Bảng 4.13: So sánh kết quả thực nghiệm của mô hình FAM và PAM
Mô hình FAM Mô hình PAM
D −D( ) Coef. D −D( ) Coef. E −E( ) 0.097** E 0.12*** (E −E( ))*Dinst 0.072* E *Dinst 0.02 (E −E( ))*Dman -0.089** E *Dman -0.009 D( ) -0.931*** SIZE -140.446 SIZE 42.194 LEV -93.919* LEV -20.317 MTBV 66.580** MTBV 57.911*** FCF 0.0005** FCF 0.0006*** cons 3682.445 cons -412.048
***, **, * tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 1%, 5%, 10%
Mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phần: Kết quả ở cả hai mô hình đều thể hiện đây là mối liên kết dương và có ý nghĩa thông kê. Đối với mô hình điều chỉnh đầy đủ thì hệ số hồi quy này còn là tỷ lệ chi trả cổ tức được kỳ vọng, thay đổi cổ tức của năm thứ t và năm trước đó bằng 9.7% thay đổi của thu nhập trên mỗi cổ phần năm thứ t và năm trước đó. Còn trong mô hình điều chỉnh một phần thì hệ số hồi quy của biến D( ) đại diện cho tỷ lệ điều chỉnh an toàn mà nhà quản lý muốn duy trì, hay nói cách khác thay đổi cổ tức của năm t và năm trước đó bằng 93% chênh lệch cổ tức mục tiêu năm t và cổ tức chi trảnăm trước đó. Từ đó suy ra tỷ lệ chi trả cổ tức mục tiêu được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa cổ tức và thu nhập trên mỗi cổ phần là 12.9%.
Mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và chính sách cổ tức: Mô hình điều chỉnh đầy đủ cho thấy, ởđây có mối quan hệdương và có ý nghĩa thống kê giữa sở hữu tổ chức và chính sách cổ tức, ngược lại ở đây có một mối quan hệ âm và có ý nghĩa thống kê giữa sở hữu quản lý và chính sách cổ tức. Kết quả này chấp nhận giả thuyết H1 và H2, những công ty niêm yết trên thịtrường chứng khoán Việt Nam có liên kết cùng chiều với chính cổ tức, nghĩa là tỷ lệ sở hữu tổ chức càng cao thì chi trả cổ tức càng cao; ngược lại sở hữu quản lý của những công ty này liên kết ngược chiều với chính sách cổ tức, khi mà tỷ lệ sở hữu quản lý càng cao thì cổ tức nhận được càng thấp. Mô hình điều chỉnh một phần cũng cho thấy mối quan hệ tương tự nhưng hệ số hồi quy không có ý nghĩa thống kê.
Mối quan hệ giữa quy mô công ty, cơ hội tăng trưởng trong tương lai, đòn bẩy tài chính và dòng tiền tự do với chính sách cổ tức: Cơ hội tăng trưởng trong tương lai được tìm thấy có mối quan hệ cùng chiều với chính sách cổ tức, và mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê ở cả hai mô hình. Kết quả này nói lên rằng tại Việt Nam các công ty càng có nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai thì chi trả cổ tức cao tương ứng. Dòng tiền mặt tự do có quan hệdương và có ý nghĩa thống kê với chính sách cổ tức, có nghĩa là các công ty Việt Nam sẽ chi trả cổ tức cao khi họ có dòng tiền mặt dư thừa. Đòn bẩy tài chính thì có quan hệ âm với chính sách cổ tức và có ý nghĩa thống kê ở mô hình điều chỉnh đầy đủ, cho thấy các công ty càng sử dụng đòn bẩy tài chính cao, càng vay nợ thì họ sẽ chi trả càng thấp hoặc không chi trả cổ tức. Quy mô công ty thì có mối quan hệ âm với chính sách cổ tức ở mô hình điều chỉnh đầy đủ và có mối quan hệdương ở mô hình điều chỉnh một phần, nhưng cả hai mô hình đều không có ý nghĩa thống kê, có thể thấy là quy mô của các công ty ở Việt Nam chưa tìm thấy mối quan hệ có ý nghĩa nào với chính sách cổ tức.