Mô hình điều chỉnh một phần (PAM)

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA NHỮNG CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 36)

Xây dựng mô hình thực nghiệm này, bài nghiên cứu cũng sử dụng chỉ tiêu cổ tức trên mỗi cổ phần (D) và thu nhập trên mỗi cổ phần (E). Mô hình này giả định rằng, vào bất kỳ năm nào, cổ tức mục tiêu D∗ của công ty thứ i vào năm t liên quan đến lợi nhuậnE thông qua tỷ lệ chi trả cổ tức r, mối liên hệ này có thể được giả thích bằng phương trình sau:

∗ = (2)

Trong đó:

D∗: Cổ tức mục tiêu của công ty i trong năm t

r:Tỷ lệ chi trả cổ tức như là phần trăm cổ tức vàlợi nhuận công ty i, giá trị của nó sẽ dao động từ0 đến 1 do công ty sẽ không thể chi trả cổ tức nhiều hơn lợi nhuận có được E : Lợi nhuận trên mỗi cổ phần của công ty i ởtrong năm t

Vào bất kỳnăm nào, mối quan hệ giữa thay đổi cổ tức với chênh lệch trong cổ tức mục tiêu và cổ tức chi trả trong năm trước được thể hiện trong phương trình:

− ( ) = + ∗ − ( ) + (Mô hình Lintner, 1956) (3)

Trong đó α là một hằng số thể hiện điểm kháng cự của nhà quản lý trong việc giảm cổ tức, c là hệ số điều chỉnh đại diện cho mức độ mà nhà quản lý mong muốn đạt được “ độ an toàn” trong chi trả cổ tức.

Thếphương trình (2), phương trình (3) được viết lại như sau:

− ( ) = + - ( ) (3)

Trong mô hình điều chỉnh một phần này, tương tác giả được xây dựng bằng cách nhân biến giảD vàD với thu nhập trên mỗi cổ phầnE . Việc thêm vào biến tương tác giả của sở hữu quản lý và sở hữu tổ chức; và những biến kiểm soát, phương trình (3) được điều chỉnh lại như sau:

− ( ) = + + ∗ + ∗ − ( ) + +

+ + + (B)

Trong đó:

D : Cổ tức trên cổ phần của công ty ivào năm t

D( ): Cổ tức trên cổ phần của công ty i vào năm t-1 E : Thu nhập trên cổ phần của công ty i vào năm t

D : là biến giả, nhận giá trị 1 nếu công ty có tỷ lệ sở hữu tổ chức lớn hơn 5% và bằng 0 nếu ngược lại.

E ∗D : Tương tác giả của sở hữu tổ chức

D : là biến giả, nhận giá trị 1 nếu công ty có sở hữu quản lý lớn hơn tỷ lệ sở hữu quản lý trung bình của mẫu và bằng 0 nếu ngược lại

E ∗D : Tương tác giả của sở hữu quản lý Size: Logarit cơ số tự nhiên của tổng tài sản

LEV:Đòn bẩy tài chính, được đo lường bằng tổng nợ chia cho tổng vốn cổ phần

MTBV:Cơ hội tăng trưởng trong tương lai, được đo lường bằng tỷ số của giá trị thị trường vốn cổ phần và giá trị sổ sách

FCF: Dòng tiền tự do, được đo lường bằng tổng thu nhập ròng, khấu hao và chi phí trả lãi vay của công ty

µ : Sai số

α : Hệ sốđược ước tính

Tương tựnhư mô hình điều chỉnh đầy đủ, mô hình này cũng kiểm định giả thuyết rằng sở hữu tổ chức có mối liên kết dương với tỷ lệ chi trả cổ tức, trong khi sở hữu quản lý được kỳ vọng và có mối liên kết âm với tỷ lệ chi trả cổ tức. Vì vậy, hệ số α được kỳ vọng dương và có ý nghĩa thống kê; hệ sốα được kỳ vọng là âm và có ý nghĩa thống kê.

Một phần của tài liệu KIỂM ĐỊNH MỐI QUAN HỆ GIỮA CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ CHÍNH SÁCH CHI TRẢ CỔ TỨC CỦA NHỮNG CÔNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM.PDF (Trang 36)