Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành sản xuất chè cành trên địa bàn xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 82)

Nhà nước cũng như chính quyền cơ sở cần phát triển các hoạt động tài chính tín dụng ở nông thôn thông qua các chương trình, dự án cụ thể, ưu tiên tập trung cho phát triển cây Chè cành. Tăng cường khuyến nông,

khuyến lâm phát triển kinh tế trang trại và khai thác các tài nguyên khác của vùng một cách hợp lý.

Cần có một cơ chế cho các nông hộ vay vốn phù hợp với điều kiện thực tế của xã, cụ thể phải là:

Cho vay đúng đối tượng: Đó là những đối tượng phải có nhu cầu thực sự để phát triển sản xuất, kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả, đặc biệt ưu tiên cho các hộ nghèo đói, tập trung chủ yếu ở các thôn trồng nhiều chè

Áp dụng những hình thức thế chấp và lãi suất phù hợp, sử dụng hình thức cho vay thông qua các cơ sở quần chúng như hội Phụ nữ, hội Nông dân... và cần có sự ưu đãi về lãi suất cho các hộ nông dân trồng chè

Tăng nguồn vốn cho vay: Phát triển mạnh mẽ hơn nữa quy trình cho vay đối với các hộ nông dân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Củng cố và phát triển các hợp tác xã tín dụng, tăng cường vốn vay dài hạn và trung hạn thông qua các chương trình phát triển kinh tế.

Cần có sự hướng dẫn và giúp đỡ các nông hộ sử dụng vốn vay có hiệu quả, với một mức vốn vay cụ thể đối với từng loại hộ mới mang lại hiệu quả tối ưu.

Phải ưu tiên vốn cho phát triển một cách có trọng điểm, căn cứ vào đặc

điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và kế hoạch dài hạn của địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành sản xuất chè cành trên địa bàn xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 82)