Cây chè xuất hiện ở Việt Nam ước tính khoảng gần một ngàn năm, hiện trên các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Yên Bái vẫn lưu giữ
những quần thể chè cổ có tuổi đời cao. Cây chè Việt Nam đứng chân chủ
yếu tại các tỉnh miền núi, trung du phía bắc.
Theo Hiệp hội chè Việt Nam: đến năm 2015, cả nước phấn đấu đạt 130.000 ha chè, sản lượng chè búp khô đạt 260.000 tấn. Hiện tại, có khoảng 2 triệu lao động vùng miền núi, trung du, vùng sâu vùng xa sống chủ yếu bằng nghề trà. Thế nhưng giá trị xuất khẩu của sản phẩm chè Việt mới chỉ bằng 60% giá bình quân trên thế giới. Phát huy lợi thế, tiềm năng để
Việt Nam trở thành quốc gia sản xuất chè lớn, xuất khẩu nhiều với giá trị
cao… nhiều bài toán đặt ra cần tìm lời giải trong hiện tại và tương lai [17]. Thực trạng trồng và chế biến chè Việt Nam cho thấy đa phần là năng suất lao động thấp, diện tích manh mún nhỏ lẻ, năng suất thu hoạch thấp khiến thu nhập của người trồng chè chưa đảm bảo cuộc sống và khó có cơ hội tái
đầu tư. Mặt khác cũng cần nhìn nhận là việc tranh mua tranh bán (cả nước có trên 455 cơ sở chế biến chè) mặc dù chỉ là giá thấp vẫn xảy ra nên còn hiện tượng nhiều vùng sản xuất chè phơi, chè chất lượng thấp, không tuân thủ quy trình quy định đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…làm ảnh hưởng tới uy tín xuất khẩu.
Trên thực tế, cây chè được coi là cây có hiệu quả kinh tế cao so với các cây trồng khác, đóng vai trò xoá đói giảm nghèo và góp phần quan trọng để làm giàu cho địa phương song hiện tại cây chè Việt chưa khẳng
định đúng vị thế so với cây chè các nước có điều kiện kinh tế - xã hội tương tự như: Kenya, Srilanca, Ấn Độ, Trung Quốc, Đài Loan… Theo ông
Đoàn Trọng Phương – Phó Chủ tịch Hiệp hội chè Việt Nam: Đơn cử như
so sánh với Kenya (số liệu năm 2009) cho thấy sự chênh lệch về giá trị xuất khẩu rất cao. Kenya có 110.000 ha chè bằng 85% diện tích chè Việt Nam
(129.400 ha chè) nhưng năng suất chè Kenya (đạt 13 tấn) bằng 178%, tổng sản lượng sản phẩm bằng 206,6%, sản lượng chè xuất khẩu bằng 269,3%, giá xuất khẩu bình quân bằng 198,5%, số nhân khẩu sống nhờ ngành chè (3 triệu) bằng 150% so với Việt Nam. Kenya chỉ có 100 cơ sở chế biến chè song kim ngạch xuất khẩu bình quân của 1 cơ sở chế biến gấp 2.411 lần so với 1 cơ sở chế biến của Việt Nam và kim ngạch xuất khẩu bình quân trên 1 ha chè hơn 6 lần 1 ha chè của nước ta. Hàng năm, Kenya xuất khẩu chè thu về gần 1,1 tỉ USD, chiếm gần 23% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản. Sản phẩm chè Việt Nam xuất khẩu chủ yếu chè thô và giá trị cũng kém xa Kenya, Banglades, Indonesia. Ở các quốc gia này, người ta sử dụng thương hiệu ngành là chất lượng sản phẩm và phương thức bán hàng qua sàn đấu giá nên vừa tránh được hiện tượng ép giá, lại vừa phát huy được giá trị mà không cần làm công tác thương hiệu sản phẩm. Hiện ở Việt Nam cũng có nhiều cơ sở chế biến lớn nhưng nếu xét theo toàn ngành thì rất phân tán, đa số nhà máy quy mô nhỏ, số nhà máy có quy mô lớn không nhiều. Bên cạnh
đó, hệ thống tổ chức còn yếu kém và chế độ chế tài về sản xuất, chế biến, thương mại còn quá lỏng lẻo, thương mại chè bị phụ thuộc và ép giá bởi khách hàng trung gian nước ngoài. Do có quá nhiều công ty tham gia xuất khẩu chè, trong đó nhiều công ty xuất khẩu tổng hợp không chuyên về chè nên không gắn với cây chè mà chỉ kinh doanh thuần tuý có lãi thì sẵn sàng chào bán các loại chè chất lượng thấp. Đây là một trong những nguyên nhân để các cơ sở sản xuất chè tiếp tục sản xuất chè chất lượng thấp, giá rẻ, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành [18].
*Tình hình sản xuất
Chè tại Việt Nam được sản xuất chủ yếu là trên quy mô thương mại và công nghiệp, có khoảng 174.900 tấn chè được sản xuất mỗi năm có giá trị 204.018.000 USD trên thị trường quốc tế. Giá chè xuất khẩu bình quân từ Việt Nam là 1.340 USD/tấn, đạt mức cao so với các nước khác. Tuy nhiên, chè của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 61 quốc gia khác trên thế
giới, trong đó có một số lượng nhỏ là được xuất khẩu sang châu Âu và Mĩ.
Đài Loan và Pakistan là hai quốc gia nhập khẩu gần như toàn bộ các nguồn cung cấp chè từ Việt Nam [15].
Năm 2013 sẽ là năm khởi đầu cho mục tiêu sản xuất sạch và phát triển bền nhiều nhất thế giới, song ngành chè VN lại không có một dấu ấn gì nổi trội trên trường quốc tế. Theo báo cáo của Hiệp hội chè Việt Nam trong năm 2012, ngành chè Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu xuất khẩu đạt 135.000 tấn, giá trị 220 triệu USD và đến năm 2015, sản lượng chè búp tươi đạt 1,2 triệu tấn, sản lượng chè búp khô đạt 260.000 tấn, trong đó xuất khẩu 200.000 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu 440 triệu USD, giá xuất khẩu bằng với giá bình quân của thế giới (2.200 USD/tấn) [20].
Trên thực tế Việt Nam cũng có nhiều cơ sở chế biến lớn nhưng nếu xét theo toàn ngành thì rất phân tán, đa số nhà máy quy mô nhỏ, số nhà máy có quy mô lớn không nhiều. Bên cạnh đó, hệ thống tổ chức còn yếu kém và chế độ chế tài về sản xuất, chế biến, thương mại còn quá lỏng lẻo, thương mại chè bị phụ thuộc và ép giá bởi khách hàng trung gian nước ngoài. Do có quá nhiều công ty tham gia xuất khẩu chè, trong đó nhiều công ty xuất khẩu tổng hợp không chuyên về chè nên không gắn với cây chè mà chỉ kinh doanh thuần tuý có lãi thì sẵn sàng chào bán các loại chè chất lượng thấp. Đây là một trong những nguyên nhân để các cơ sở sản xuất chè tiếp tục sản xuất chè chất lượng thấp, giá rẻ, làm ảnh hưởng đến uy tín của ngành chè VN [17].
Thời gian qua Việt Nam cũng đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh vào lĩnh vực nông nghiệp, trong đó có ngành chè. Tuy nhiên, dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực này vẫn còn hạn chế. Thêm vào đó, diện tích các giống chè năng suất và chất cao còn ít, người trồng chè vẫn mang ý thức sản xuất thủ công manh mún, chưa có khả năng cung ứng nguyên liệu ổn định cho các cơ sở
chế biến; thiếu sự liên kết với doanh nghiệp, chưa triển khai tốt việc quảng bá, xây dựng thương hiệu sản phẩm [20].
Để sản phẩm chè thực sự đứng vững trên thị trường phải bắt đầu từ
chất lượng. Theo các chuyên gia kinh tế, cùng với việc quảng bá thương hiệu, chất lượng chè phải được đặt lên hàng đầu. Do vậy, cùng với việc áp dụng nhiều hơn nữa các biện pháp khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là về cơ cấu giống mới, thu hái, sơ chế bảo đảm chất lượng, các doanh nghiệp
sản xuất chè phải tăng cường sản xuất, đảm bảo về mặt chất lượng, tiến tới đầu tưđể sản xuất ra những loại chè đạt tiêu chuẩn “an toàn thực phẩm”.
Ngoài ra, VN cần loại bỏ hẳn tình trạng một số công ty thu mua chè chỉ theo mùa vụ, làm ăn không có uy tín. Họ là những công ty không gắn với cây chè, chỉ kinh doanh với mục đích thuần túy nên sẵn sàng chào bán các loại chè chất lượng thấp. Đặc biệt, theo ông Tuấn (chủ tịch hiệp hội chè Việt Nam), cần phải tổ chức một sàn giao dịch chè để các đơn vị giới thiệu và bán sản phẩm một cách minh bạch, công bằng, tạo tiền đề cho sự ra đời trung tâm đấu giá chè sau này. Việc làm này không những giúp các doanh nghiệp chè nâng cao thương hiệu mà còn hạn chế được khâu bán hàng qua trung gian, triệt tiêu được những thủ đoạn làm ăn không đàng hoàng của các thương lái. Bên cạnh đó, các đơn vị sản xuất, chế biến chè tích cực tìm thị trường trong và ngoài nước để có chiến lược phát triển phù hợp đáp ứng thị trường nước bạn [17].
* Tình hình tiêu thụ
Chè là thức uống truyền thống, không những bổ dưỡng cho sức khỏe mà còn mang đậm nét văn hóa giao tiếp của người Việt. Cây chè trồng một lần, có thể cho thu hoạch từ 30-40 năm hoặc lâu hơn nữa.
Sản phẩm của chè có thị trường rộng, ổn định cả trong và ngoài nước. Chè Việt Nam đã được xuất khẩu sang 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, với giá trị kim ngạch khoảng 200 triệu USD/năm.
Tuy năng suất chè Việt Nam đã đạt mức bình quân của thế giới, nhưng giá bán chỉ bằng 60-70% giá bình quân trên thế giới. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm chè của Việt Nam còn nghèo nàn về chủng loại; chất lượng, mẫu mã chưa hấp dẫn; chưa gắn kết giữa chế biến và sản xuất nguyên liệu. Trong khi đó, yêu cầu của các nước nhập khẩu về tiêu chuẩn chất lượng, mẫu mã ngày càng tăng cao [19].
Các kênh phân phối chưa mang tính chuyên biệt, chưa có nhiều chương trình quảng bá thúc đẩy nhu cầu sử dụng chè xanh trong nước. Sản xuất chè chủ yếu mang tính chất hộ gia đình nhỏ lẻ, thiếu tính đồng nhất, ý thức người dân chưa cao, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có nơi chưa
được chú trọng. Thông tin thị trường trong nước thiếu hụt khiến người sản xuất và người tiêu dùng khó nắm bắt được giá thực tế của sản phẩm.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chín tháng đầu năm 2013, xuất khẩu chè đạt 103.000 tấn, giá trị 150 triệu USD. Tốp 10 thị trường xuất khẩu chè của Việt Nam từ đầu năm đến nay là Đài Loan (Trung Quốc), Pakistan, Trung Quốc, Indonesia, Nga, Afganistan, Hoa Kỳ, Iran, Ba Lan và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE). Điều này cho thấy, ngành chè Việt Nam đã từng bước nâng cao được giá trị gia tăng và hiệu quả sản xuất.
Trong khi nhiều ngành sản xuất mũi nhọn của Việt Nam còn đang lúng túng với vấn đề bảo hộ thương hiệu trên thị trường quốc tế, thì thương hiệu chè Việt Nam đã được đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trường khác nhau như Nga, Đức, Trung, Pakistan...[19].
Theo số liệu thống kê, trong tháng 9/2013, xuất khẩu chè của Việt Nam đạt 13.595 tấn, trị giá 22.769.074 USD, giảm 6,5% về lượng và giảm 4,3% về trị giá. Tính chung 9 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu chè đạt 102.245 tấn, trị giá 163.473.710 USD, giảm 3,5% về lượng, nhưng tăng 1,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước [15].
Pakistan vẫn là thị trường xuất khẩu chè lớn nhất của Việt Nam, trong 9 tháng năm 2013, Việt Nam xuất sang thị trường này 14.550 tấn chè các loại, với trị giá 29.230.330 USD, giảm 21% về lượng và giảm 32% về
trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam chủ yếu xuất sang thị trường này các loại chè xanh BT, chè đen OP.
Đài Loan với vị trí thứ 2, Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này 17.564 tấn chè các loại, trị giá 29.230.330 USD, tăng 6% về lượng và tăng 9,6% về trị giá; đứng thứ 3 là thị trường Nga, kim ngạch xuất khẩu chè đạt 8.830 tấn, trị giá 14.198.708 USD, giảm 23% về lượng và giảm 8% về trị
giá so với cùng kỳ năm trước. Ba thị trường trên chiếm 41% tổng giá trị
xuất khẩu chè của cả nước.
Đáng chú ý, trong 9 tháng năm 2013, thị trường Ấn Độ mặc dù là thị
trường xuất khẩu nhỏ với lượng xuất 885 tấn chè, thu về 1.107.206 USD, nhưng tăng 51,7% về lượng và tăng 67,3% về trị giá so với cùng kỳ năm trước [15].
Bảng 2.2: Số liệu xuất khẩu chè tháng 9 và 9 tháng năm 2013 Thị trường Tháng 9/2013 Tháng 1- 9/2013 Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Lượng (Tấn) Trị giá (USD) Tổng 13.325 22.769.074 102.245 163.473.710 Pakistan 2.281 5.175.462 14.550 29.230.330 Đài Loan 2.147 2.671.823 17.564 23.746.319 Nga 1.210 1.967.121 8.830 14.198.708 Trung Quốc 1.091 1.434.317 10.067 13.869.598 Indonêsia 1.161 1.399.782 9.967 10.547.469 Hoa Kỳ 863 1.058.454 7.029 8.215.545 Tiểu VQAR thống nhất 431 867.913 2.559 5.394.162 Ba Lan 371 562.443 2.839 3.720.293 Đức 221 393.807 1.875 3.361.297 Arập xêút 330 826.069 1.189 2.933.906 Malaysia 415 403.786 2.584 2.550.625 Cô oét 51 94.738 1.069 2.014.763 Philippin 82 214.425 554 1.458.224 Ucraina 80 128.409 889 1.440.143 Thổ nhĩ kì 95 200.318 648 1.280.016 Ấn Độ 51 66.203 885 1.107.206 (Nguồn: http://iasvn.org)