- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi địa bàn xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Các thông tin phục vụ cho nghiên cứu này được thu thập từ năm 2010 – 2013, điều tra được tiến hành năm 2014.
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chính như: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ chè cành, chuỗi giá trị ngành hàng chè cành, các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị ngành hàng chè, đề xuất các giải pháp hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng chè cành trên
địa bàn xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
3.2. Nội dung nghiên cứu
Hệ thống hóa được lý luận và thực tiễn về phân tích chuỗi giá trị nói chung và chuỗi giá trị chè cành nói riêng, tìm hiểu về tình hình sản xuất chè cành của địa bàn nghiên cứu.
Lập và nghiên cứu sơđồ chuỗi giá trị chè cành.
Phân tích thực trạng hoạt động, chi phí, lợi nhuận và mối quan hệ
giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị ngành hàng chè cành trong thời gian qua.
Phát hiện những tồn tại và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chuỗi giá trị ngành chè của địa phương.
Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển ngành chè một cách có hiệu quả trong thời gian tiếp theo.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.3.1.1. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
- Chọn mẫu điều tra: Trong quá trình thực hiện đề tài tôi tiến hành
điều tra 30 hộ trong số các hộ chuyên sản xuất chè cành tại xã An Khánh để đảm bảo lấy được thông tin chính xác và đáng tin cậy nhất. Tôi tiến hành chọn 4 xóm điển hình về sản xuất chè cành là: Đồng Sầm, An Bình, Tân Tiến, Suối Nước và trong các xóm tôi lại chọn các hộđiển hình về sản xuất chè cành để điều tra. Ngoài ra còn tiến hành điều tra 20 tác nhân người bán buôn, người bán lẻ trong chuỗi giá trị ngành hàng chè cành.
- Phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây dựng trên cơ sở là tất cả
những câu hỏi, vấn đề liên quan đến chuỗi giá trị chè cành. Phiếu điều tra bao gồm 2 loại phiếu: Phiếu điều tra dành cho hộ sản xuất và phiếu điều tra dành cho trung gian thị trường. Sau khi xây dựng phiếu điều tra, tôi tiến hành điều tra thử sau đó chỉnh sửa lại cho chính xác và phù hợp với nội dung cần nghiên cứu.
- Tôi phỏng vấn các tác nhân trong ngành hàng bằng bộ câu hỏi thu thập thông tin cấu trúc và bán cấu trúc. Nguồn thông tin sơ cấp chủ yếu
được thu thập từ quá trình phỏng vấn các hộ dân sản xuất chè cành, tác nhân thương mại và người tiêu dùng.
3.3.1.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn hoặc từ các số liệu đã được công bố. Các thông tin này thường được thu thập từ các cơ quan, tổ chức, văn phòng, dự án, các tài liệu trên Internet…
Trong phạm vi đề tài này, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp sử
dụng để có được các số liệu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội của xã An Khánh, tình hình sản xuất chè của xã An Khánh và huyện Đại Từ, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên...
3.3.2. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Thông tin sau khi thu thập, được phân loại và sắp xếp theo các chủ đề
khác nhau. Trong trường hợp, lượng thông tin nhiều thì tóm tắt lại để đảm bảo không bỏ xót thông tin. Số liệu điều tra được xử lý bằng chương trình Excel.
3.3.3. Phương pháp phân tích số liệu
3.3.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Phân tổ các mẫu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản về tình hình sản xuất và hiệu quả kinh tế sản xuất của các hộ trồng chè. Từ đó là cơ sở để so sánh kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cây chè giữa các nhóm hộ và so sánh giữa giống chè trung du và chè giống mới, đồng thời rút ra những nhận xét và kết luận.
3.3.3.2. Phương pháp so sánh
Để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích, phản ánh chân thực hiện tượng nghiên cứu, giúp cho việc tổng hợp tài liệu, tính toán các chỉ tiêu được đúng đắn, cũng như giúp cho việc phân tích tài liệu được khoa học, khách quan, phản ánh đúng những nội dung phát triển sản xuất chè cần nghiên cứu.
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN