Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành sản xuất chè cành trên địa bàn xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 37)

Qua nghiên cứu kinh nghiệm về sản xuất và tiêu thụ chè của các

quốc gia sản xuất chè lớn trên thế giới, tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam để giúp sản phẩm của ngành chè có thể sản xuất tốt

và thâm nhập thành công, vững chắc trên thị trường thế giới như sau:

Th nht, hệ thống luật lệ, hệ thống chính sách phát triển ngành chè cần phải hoàn chỉnh, hợp lý và dài hạn.

Theo kinh nghiệm của Sri Lanka cho thấy, khi có sự thay đổi trong chính sách phát triển ngành chè từ sau năm 1992, ngành chè của Sri Lanka

đã phát triển rất mạnh.

Đối với ngành chè Kenya, với 80% diện tích thuộc sự quản lý của Cơ quan phát triển chè Kenya, động lực để phát triển các loại chè khác nhau, giá trị gia tăng cao cho sản phẩm chè là rất thấp. Kết quả là mặc dù chè của Kenya có hương vị đặc trưng, rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới và nếu so về chất lượng, tính đặc trưng không thua kém so với chè của Sri Lanka, nhưng kim ngạch xuất khẩu chè của Sri Lanka lại cao hơn của Kenya cho dù quy mô sản lượng xuất khẩu chè của Kenya cao hơn so với Sri Lanka

Điều đó cho thấy, để phát triển ngành chè và thâm nhập vững chắc thị

trường thế giới, ngoài hệ thống luật lệ rõ ràng, cần có hệ thống chính sách phát triển ngành chè dài hạn và phù hợp với yêu cầu của thị trường thế giới.

Th hai, khi thâm nhập thị trường thế giới, ngành chè cần đa dạng hóa sản phẩm, phương thức chế biến và đa dạng hóa thị trường. Chú trọng phát triển các loại chè mang lại giá trị gia tăng cao.

Kinh nghiệm từ Sri Lanka cho thấy, sản phẩm chè của những quốc gia này rất có sự đa dạng về chủng loại sản phẩm, phương thức chế biến sản phẩm và các sản phẩm chè giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng khá cao.

Theo kinh nghiệm của Trung Quốc về phát triển danh trà, thông qua xây dựng thương hiệu cho các danh trà, ngành chè Trung Quốc đã nâng cao khả năng cạnh tranh của những sản phẩm này và nâng cao giá trị gia tăng cho chè.

Th ba, cách tổ chức quản lý ngành chè cần hết sức chặt chẽ, khoa học.

Để tạo ra một sản phẩm chè thành phẩm, liên quan đến rất nhiều khâu như trồng, chế biến, đấu trộn, đóng gói và tiêu thụ. Từ kinh nghiệm của Sri Lanka cho thấy để tạo ra được uy tín về thương hiệu, uy tín về chất lượng của ngành chè trên thị trường thế giới, quan trọng nhất là cách tổ

chức quản lý hết sức chặt chẽ, khoa học giữa các khâu canh tác, công nghiệp chế biến, kho tàng, hệ thống phân phối sản phẩm.

Th tư, hệ thống kiểm soát chất lượng cần được hoàn thiện.

Kinh nghiệm của các nước sản xuất chè cho thấy, không chỉ xây dựng tiêu chuẩn chất lượng đối với chè thành phẩm, mà còn phải xây dựng các tiêu chuẩn đối với việc trồng chè, thu hoạch, chế biến, đóng gói. Ngoài ra, phải thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng hiệu quả từ khâu trồng, thu hoạch, chế biến đến xuất khẩu.

Th năm, hệ thống cơ sở hạ tầng, kho tàng, cơ sở chế biến hoàn chỉnh. Từ kinh nghiệm của các nước sản xuất chè cho thấy, để ngành chè phát triển và tạo ra giá trị gia tăng cao cho sản phẩm chè, phải có hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống kho tàng, cơ sở chế biến công nghệ hoàn chỉnh và

đồng bộ.

Ngoài ra, kinh nghiệm của Kenya cho thấy quốc gia này chủ yếu chú trọng đầu tư cho hệ thống cơ sở hạ tầng, kho tàng… để vận chuyển lá chè tươi đến nhà máy chế biến được nhanh chóng. Trong khi đó chưa chú trọng nhiều trong việc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm chè.

Do đó, khi đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, kho tàng phục vụ

cho ngành chè cũng phải tính đến việc đầu tư cho các hệ thống cơ sở cần thiết để phát triển ngành chế biến, đóng gói.

Th sáu, xây dựng đội ngũ quản lý doanh nghiệp có trình độ kinh doanh trong ngành chè và đội ngũ chuyên gia trong các ngành có liên quan.

Theo kinh nghiệm của Sri Lanka, bên cạnh những yếu tố thuận lợi cho ngành chè nhưđất đai, thổ nhưỡng, đặc trưng của chè, yếu tố mang lại thành công quan trọng là đội ngũ quản lý của doanh nghiệp có trình độ, có năng lực kinh doanh và có sự hỗ trợ của đội ngũ chuyên gia trong các ngành nghề

Th by, cần có cơ quan, tổ chức chuyên nghiệp thực hiện các hoạt

động hỗ trợ cho ngành chè như quảng bá sản phẩm chè tại thị trường nước ngoài, thu nhập thông tin về sản phẩm, sự thay đổi về nhu cầu của người tiêu dùng, nghiên cứu chuyên sâu về ngành chè như công nghệ chế biến, phát triển các sản phẩm mới.

Kinh nghiệm này có thể rút ra bài học từ các quốc gia xuất khẩu chè như Sri Lanka, Kenya. Theo đó những quốc gia này thường có các trung tâm nghiên cứu về chè. Tại Kenya, lĩnh vực nghiên cứu chủ yếu về nhân giống, dinh dưỡng cho chè, quản lý vườn cây, quản lý thu hoạch…Tuy nhiên tại Sri Lanka, lĩnh vực nghiên cứu mở rộng hơn, tập trung nghiên cứu về phương thức chế biến, đóng gói, tạo ra sản phẩm giá trị gia tăng. Do đó khi thành lập các trung tâm nghiên cứu cũng phải đa dạng hóa lĩnh vực nghiên cứu và phải có đủ nguồn lực cần thiết để các trung tâm này hoạt động.

PHẦN 3

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành sản xuất chè cành trên địa bàn xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)