Hộ trồng chè

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành sản xuất chè cành trên địa bàn xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 66)

Để nâng cao năng xuất và chất lượng chè thì vấn đềđầu tư phân bón và các chi phí vật tư khác là một khâu rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới năng suất chè. Trong quá trình sản xuất người phân bón cho cây chè cần có chếđộ chăm sóc và bảo vệđất tránh bạc mầu và xói mòn đất sản xuất.

Bón phân là một trong những biện pháp chủ yếu làm tăng chất dinh dưỡng cho đất tốt hơn, nếu đầu tư một lượng phân bón hợp lý trong mỗi giai đoạn phát triển của cây chè, ngoài tác dụng bảo vệ đất nó còn làm cho năng suất chè ngày càng tăng cao. Sau đây là bảng tổng hợp chi phí sản xuất trung bình của các hộ dân trên một sào chè trong một năm qua điều tra.

Bng 4.11: Chi phí sn xut bình quân ca các hđiu tra/ sào năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) I. Chi phí trung gian

1. Chi phí phân đạm Kg 157,77 15,000 2.366,550 2. Chi phí phân lân Kg 405,20 4,500 1.823,380 3. Chi phí phân ka li Kg 55,31 10,000 553,100 4. Thuốc trừ sâu Kg 3,23 200,000 846,206 5. Chất đốt m3 1.787,00 350,000 625,300 6. Điện Kw 193,24 1.242,000 240,000

II. Công lao động

6. Công chăm sóc Công 24,00 90,000 2.160,000 7. Công thu hái (tươi) Công 36,00 80,000 2.880,000 8. Công chế biến Công 6,00 70,000 420,000

III. Khấu hao (TSCĐ) Năm 2,00 366,660 366,660

Tổng chi phí 12.281,196

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2014)

Qua tổng hợp điều tra 30 hộ sản xuất chè cành ta thấy chi phí sản xuất chè cành trên một sào trong một năm là 12.281,196 đồng/sào/ năm. Trong đó có các khoản như công thu hái, chăm sóc và chi phí cho các loại phân bón là cao hơn cả.

Về chi phí trung gian: Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất thường xuyên như nguyên liệu, nhiên liệu và dịch vụ được sử dụng trong quá trình sản xuất ra sản phẩm chè.

Chi phí sản xuất mà người dân bỏ ra được tính bình quân trên đơn vị

diện tích một sào trong một năm với năng xuất chè bình quân là 15,5 kg/sào/lứa là 12.281,196 đồng. Với khoản chi phí đó để người dân đầu tư

cho cây chè là tương đối lớn, trung bình mỗi một lứa chè người dân sẽ

phải bỏ ra là 1.023,433 đồng/sào. Tuy nhiên đồng nghĩa với việc người dân phải đầu tư với một khoản chi phí lớn thì họ cũng thu lại lợi nhuận cao vì các giống chè cành thường cho sản phẩm có giá trị cao.

Bng 4.12: Bng hch toán li nhun bình quân ca h trng chè

STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Diện tích Sào 1

2 Số lứa Lứa chè 11

3 Khối lượng trung bình Kg/sào/lứa 15,5 4 Khối lượng bán Kg/năm 170,5 5 Giá bán Đồng 200,000 6 Doanh thu Đồng 34.100,000 7 Chi phí Đồng 12.281,196 8 Thu nhập Đồng 21.818,804 9 Thu trung bình/kg Đồng 127,970 (Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra 2014)

Với mức đầu tư và giá bán như trên thì người dân có thể thu về

21.818,804 đồng/sào chè/ năm tương đương mỗi tháng họ sẽ thu được 1.983,53 đồng/ sào chè.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị ngành sản xuất chè cành trên địa bàn xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. (Trang 66)