Đối tượng tham gia thị trường là những người tham gia vào quá trình mua hoặc bán một sản phẩm, kể cả người sản xuất và người tiêu dùng. Các trung gian thị trường là những người tham gia vào quá trình xử lý một sản
phẩm từ khi sản phẩm đó rời nông trại đến khi đến tay người tiêu dùng. Họ
là những người kết nối người sản xuất với người tiêu dùng.
a, Tác nhân người thu gom và bán buôn
- Những người buôn bán và thu gom nhỏ
Chủ yếu những người buôn bán, thu gom nhỏ là người ở địa phương họđi thu mua trực tiếp chè từ các hộ dân sản xuất. Mục đích của họ là bán lẻ lại cho người tiêu dùng, bán lại cho những người thu gom lớn hơn nhưng chủ
yếu là chè từ những người thu gom nhỏ địa phương sẽ được bán lại cho những người thu gom lớn hoặc cân cho các doanh nghiệp. Mỗi lần thu gom chè tại các hộ dân thì thường có bao nhiêu họ mua hết, giá chè thường dao
động từ 180.000 – 220.000 đồng/kg. Các hộ dân cũng thường bán sản phẩm trực tiếp cho người thu gom tại địa phương vì họ cảm thấy thân quen và tin tưởng hơn nữa đó là sự thuận tiện trong tiêu thụ sản phẩm vì họ
không cần đi đâu vẫn bán được hàng.
- Những người buôn bán và thu gom lớn
Đối với những người buôn bán và thu gom lớn, họ sẽ mua chè trực tiếp từ người sản xuất và từ chính những người buôn bán và thu gom nhỏ. Họ mua sản phẩm và bán với giá cao hơn để có lợi nhuận. Nhưng chủ yếu họ sẽ mua chè từ tay những người thu gom nhỏ để có thể thu gom thuận tiện với số lượng lớn hơn. Họ thu mua chè với giá từ 200,000 – 250,000 và bán lại với giá từ 260,000 - 285,000 đồng/kg. Những người bán buôn lớn họ có thể bán hàng của mình cho các doanh nghiệp hoặc bán cho những người bán lẻ ở trong tỉnh và các tỉnh khác họ cũng có thể bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Thực chất những lái buôn lớn này lại tiêu thụ một lượng hàng hóa khá lớn cho người tiêu dùng chiếm khoảng 65%, những lái buôn này thường ở địa phương khác và họ cũng trang bị các loại máy móc như máy đóng gói, hút chân không tiện dụng cho việc bán buôn bán lẻ.
Người thu gom, bán buôn chè là một tác nhân quan trọng góp phần thúc đẩy việc cung cấp sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng nấm trong nước cũng như xuất khẩu. Tác nhân này góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nên cũng thúc đẩy chuỗi giá trị hoạt động hiệu quả hơn.
Một trong những yêu cầu quan trọng đối với người thu gom, bán buôn là phải có hiểu biết về thị trường, có mối quan hệ làm ăn rộng với các
đối tác, phải nắm bắt nhanh nhạy diễn biến giá cả của thị trường.
b, Người bán lẻ
Người bán lẻ là một trong những mắt xích quan trọng trong tiêu thụ
các thương lái thu mua lớn là chủ yếu hay một phần họ lấy từ người thu gom địa phương với giá gốc là rẻ hơn cả rồi đem về tỉnh bán cho người tiêu dùng. Giá bán của người bán lẻ dao động từ 250.000- 300.000 đồng tùy thuộc vào từng loại chè. Trong chuỗi giá trị chè cành tại An Khánh tuy người bán lẻ là một mắt xích quan trong để đưa sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhưng sản phẩm chè cành của địa phương qua kênh này không phải là kênh chính.
c, Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp là một trong những trung gian để sản phẩm chè của địa phương đến được người tiêu dùng, những doanh nghiệp này bao gồm doanh nghiệp trong địa bàn huyện (VD: Doanh nghiệp chè Hà Thái, Doanh nghiệp Đại Thái Việt…) hay doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh (Doanh nghiệp Tân Cương Hoàng Bình…). Thực chất các doanh nghiệp này không thực hiện quy trình sản xuất mà chỉ thu mua lại từ các thương lái lớn sau đó phân loại sản phẩm và làm mẫu mã cho sản phẩm. Họ cũng có thể thực hiện một quy trình nào đó để làm mới sản phẩm (lấy hương cho chè) nhằm mục đích cải thiện mẫu mã chất lượng sản phẩm. Sản phẩm của các doanh nghiệp này bán ra thị trường thường là cao nhất so với các trung gian khác với chất lượng là tương đương nhưng hình thức mẫu mã lại được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.