0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH SẢN XUẤT CHÈ CÀNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN KHÁNH, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN. (Trang 25 -25 )

* Tình hình sản xuất

Hiện nay trên thế giới có 58 nước phát triển sản xuất chè ở các quy mô khác nhau tập trung nhiều nhất là ở châu Á có 20 nước (chủ yếu là ở Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanca, Indonexia, Nhật Bản, Việt Nam...) với diện tích chiếm khoảng 80% diện tích chè toàn thế giới. Tiếp đó là đến châu Phi có 21 nước, châu Mỹ có 12 nước, châu đại dương có 3 nước, châu Âu chỉ

có Nga và BồĐào Nha [18].

Bng 2.1. Din tích, năng sut, sn lượng chè mt s nước trên thế gii năm 2013

STT Tên nước Diện tích (1000ha) Năng suất (tạ khô/ha) Sản lượng khô (nghìn tấn) 1 Trung Quốc 1.500,000 11,330 1.700,000 2 Ấn Độ 605,000 16,529 1.000,000 3 Thái Lan 21,500 34,884 733,320 4 Kenya 190,600 19,215 369,400 5 Srilanka 221,969 14,687 330,000 6 Việt Nam 115,960 18,074 216,900 7 Indonesia 122,500 11,610 150,100 8 Nhật Bản 45,900 18,715 85,900

Dưới đây là danh sách các quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất trên thế giới trong năm 2013 với thứ bậc gần như không đổi trong vài năm trở lại đây.

a, Ấn Độ

Ấn Độ cũng luôn được coi là một trung tâm lớn trên thế giới về hoạt

động sản xuất chè. Chiếm đến 23% sản lượng chè toàn cầu, hàng năm Ấn

Độ sản xuất được 966.733 tấn chè và xuất khẩu khoảng 203.207 tấn với giá trị 867.143.000 USD đạt mức 12% về lượng chè xuất khẩu trên toàn cầu. Một số cánh đồng ở Darjeeling và Assam đã trở nên nổi tiếng nhờ loại trà Tata, một trong những thương hiệu trà thương mại lớn ở Ấn Độ. Chè của

Ấn Độ được một số chuyên gia đánh giá là tốt nhất trên thế giới nhờ xử lý tốt và liên tục mở rộng các thị trường chiến lược [16].

b, Trung Quốc

Trà là một thức uống không thể thiếu ở Trung Quốc, và quốc gia này

được coi là nhà sản xuất chè lớn nhất toàn cầu. Trung Quốc đã thống trị thị

trường xuất khẩu chè của thế giới cho đến những năm 1880 và hiện nay

đang xếp hạng thứ 3 thế giới. Tuy nhiên phần lớn các loại chè được trồng và tiêu thụ ngay trong nội địa Trung Quốc và chỉ có 1 phần nhỏ được xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Với sản lượng hàng năm đạt mức 1.640.310 tấn, chỉ có 299.789 tấn được xuất khẩu ra bên ngoài đạt mức giá trị 965.080.000 USD. Trung Quốc hiện đóng góp 35% tổng lượng chè tiêu thụ trên toàn thế

giới [16].

c, Sri Lanka

Sản xuất và xuất khẩu chè được coi là một lĩnh vực chính trong nền kinh tế của quốc gia châu Á này, chiếm khoảng 2% GDP của Sri Lanka. Ngành chè ở đây đã được thương mại hóa từ rất sớm vào quãng năm 1847, phát triển rất tốt trong môi trường mát mẻ và ẩm ướt của Sri Lanka. Hiện Sri Lanka được coi là quốc gia sản xuất chè lớn thứ 4 trên thế giới và đứng thứ 2 trong danh sách các nhà xuất khẩu lớn nhất thế giới. Hàng năm quốc gia này sản xuất được 327.500 tấn chè trong đó 318.329 tấn được xuất khẩu sang cộng đồng quốc tế, đạt mức giá trị 1.48 tỉ USD/năm. Hai mươi ba phần trăm tổng lượng chè được xuất khẩu trên thế giới là của Sri Lanka và lợi nhuận của nó chiếm đến 60% lợi nhuận trong các ngành xuất khẩu của quốc gia này.

d, Kenya

Với hơn 111.000 ha đất phục vụ cho việc trồng chè, Kenya hiện

đứng đầu trong danh sách các nhà xuất khẩu chè lớn nhất thế giới. Đóng góp từ 17 đến 20% tổng doanh thu xuất khẩu các loại hàng hóa của quốc gia này. Hàng năm Kenya xuất khẩu 396.641 tấn chè ra thị trường thế giới, con số này đã tăng đến 39% so với một thập kỉ trước. 80% tổng lượng chè sản xuất ở Kenya là đến từ các nông dân với quy mô nhỏ lẻ, chỉ có 20% là

đến từ các nhà sản xuất với quy mô lớn. Sản phẩm được thu mua, xử lý và tinh chế rồi xuất khẩu đạt giá trị khoảng 858.250.000 USD, đóng góp 28% tổng lượng chè xuất khẩu trên toàn cầu [16].

* Tình hình tiêu thụ

Với một số lợi ích cho sức khỏe như có khả năng kiểm soát cân nặng, giảm được huyết áp, giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch và thâm chí giúp gia tăng độ bền của xương khớp, chè đã trở thành một trong các sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất toàn cầu.

Hiện sức tiêu thụ chè trên thế giới đã đạt mốc 3 tỉ cốc một ngày, với các giống chè được sản xuất ở châu Phi, Cận Đông, Nam Mĩ và khu vực châu Á. Trong mức sản xuất và tiêu thụ hiện nay, có thể thấy rằng chè thực sự là loại hàng hóa toàn cầu. Dưới đây là các quốc gia nhập khẩu chè với số

lượng lớn.

a, Ai Cập

Ai Cập là quốc gia đứng đầu trong các nhà nhập khẩu chè của châu Phi và hiện nhập khẩu khoảng 23% tổng lượng trà được cung cấp từ Kenya. Chè là đồ uống của quốc gia ở Ai Cập, biến loại hàng hóa này trở thành một trong những mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất ở đất nước bắc Phi này. Khoảng 107.586 tấn chè được nhập khẩu hàng năm trị giá 308.452.000 USD và phần lớn là chè được nhập từ Kenya và Sri Lanka. Chính phủ Ai Cập coi đây là một loại cây trồng chiến lược và coi Kenya là nơi rất tốt để xây dựng các đồn điền chè. Với nhu cầu ngày càng tăng của chất lượng chè nhưng đi đôi với giá thành phải cạnh tranh, hiện Ấn Độ đã xuất hiện và gia tăng giá trị xuất khẩu chè CTC vào Ai Cập [16].

b, Các tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất

Các tiểu Vương Quốc Ả Rập thống nhất (UAE) đứng thứ 4 trong danh sách những nhà nhập khẩu chè lớn nhất thế giới, nhưng cũng là quốc gia hàng đầu thế giới trong việc tái xuất các loại chè. Chè được nhập khẩu vào UAE ở dạng thô và sau đó các doanh nghiệp trong nước chọn lọc, chế

biến và đóng gói rồi bán lại ra thị trường thế giới với giá trị cao hơn. Khoảng 109.575 tấn chè được nhập khẩu vào UAE hàng năm , cao hơn 10% so với một thập kỉ trước. Hàng năm, một lượng chè trị giá 485.768.000 USD được đưa vào trong nước chủ yếu từ Ấn Độ và Trung Quốc, sau đó được xuất khẩu sang các nước khác như Iran và Oman sau khi đã được tinh chế và đóng gói [16].

c, Hoa Kì

Từ các loại trà ngọt và không ngọt đã trở thành một trong các đồ

uống phổ biến nhất ở Hoa Kỳ và đang ngày càng được tiêu thụ nhiều hơn từ sau những năm 90 của thế kỉ trước. Với sự sáng tạo về bao bì và mẫu mã và chủng loại chè, mức tiêu thụ chè đã tăng trưởng rất nhanh ở Hoa Kỳ. Nhiều loại chè với các hương vị được pha trộn, cao cấp, được nhập khẩu từ

nhiều nguồn khác nhau trên thế giới. Hàng năm quốc gia số 1 thế giới này nhập khẩu khoảng 116.746 tấn chè có giá trị nhập khẩu ở mức 318.535.000 USD để cung cấp cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và cũng là một phần cho ngành công nghiệp đóng gói túi chè và bao bì hàng năm [16].

d, Vương Quốc Anh

Kể từ khi đế quốc Anh đang ở đỉnh cao của nó, chè đã được coi là một thức uống rất cao cấp ở vương quốc này. Do đó Anh đã được coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc tiêu thụ chè đạt mức 1.9kg, một người, mỗi năm. Việc phát minh ra chè túi đã tiếp tục làm gia tăng mức tiêu thụ chè trong cả nước. Khoảng 165 triệu tách trà được tiêu thụ mỗi ngày ở Anh. Có khoảng 157.593 tấn chè trị giá 367.564.000 USD được nhập khẩu hàng năm vào Anh, chủ yếu là chè của Trung Quốc và Ấn Độ [16].

e, Nga

Nga là một trong các quốc gia tiêu thụ chè hàng đầu trên thế giới và cũng là nhà nhập khẩu chè với giá trị lớn nhất thế giới hàng năm. Theo các phân tích và báo cáo của KPMG, người dân Nga uống khoảng 4 tách trà

mỗi ngày khiến cho giá trị nội địa của ngành chè lên đến 510.872.000 USD mỗi năm. Nga nhập khẩu khoảng 181.859 tấn chè hàng năm từ một số

thương nhân về chè trên thế giới. Kenya và Sri Lanka là 2 quốc gia xuất khẩu chè lớn nhất vào Nga hiện nay trong khi đó thì chè từẤn Độ có thị phần nhỏ hơn khá nhiều do giá thành cao [11].

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH SẢN XUẤT CHÈ CÀNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ AN KHÁNH, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN. (Trang 25 -25 )

×