* Tình hình sản xuất
Với giá trị sản xuất bình quân hàng năm đạt 70 triệu đồng/ha, cây chè
đang là cây “xóa đói, giảm nghèo”, giúp vươn lên làm giàu cho nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức của ngành Chè hiện nay rất lớn. Một số sản phẩm chè của chúng ta còn chưa thật sự đảm bảo chất lượng, tính ổn định trong từng loại sản phẩm chưa cao; năng suất chè của chúng ta còn ở mức trung bình; sản
phẩm chè còn nghèo nàn về chủng loại; đầu tư cho công tác quảng bá, tiếp thị sản phẩm chưa thỏa đáng…
Sản xuất chè ở Thái Nguyên còn chủ yếu là sản xuất quy mô hộ. Tuy vậy, do đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, tăng đầu tư thâm canh chè mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm vừa qua, diện tích, năng suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên không ngừng tăng:
Năm 2009: 17.309 ha, năng suất 9,17 tấn/ha, sản lượng 158.702 tấn.
Đến năm 2010, diện tích chè toàn tỉnh có 17.660 ha. Năng suất chè búp tươi đạt 107 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi 171.900 tấn [21].
Đến năm 2012 Diện tích chè của tỉnh hiện có gần 18.200ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 181.000 tấn [21].
Năm 2013 diện tích chè của toàn tỉnh đã 18.600ha chè, sản lượng gần 185 nghìn tấn búp tươi/năm, Thái Nguyên đang là tỉnh đứng thứ hai cả
nước về diện tích và sản lượng chè [8].
Thái Nguyên là tỉnh có diện tích và sản lượng chè lớn thứ 2 trong cả
nước, với nhiều vùng chè nổi tiếng như Tân Cương, La Bằng, Khuôn Gà, Trại Cài, Phúc Thuận.... Trên địa bàn tỉnh đang có 25 doanh nghiệp, hợp tác xã và 52 làng nghề sản xuất, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ chè [21].
Tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu giống chè theo hướng giảm giống chè Trung du tăng các giống chè nhập nội và các giống chè trong nước chọn tạo, lai tạo.
Chương trình chuyển đổi giống mới và ứng dụng các biện pháp canh tác tiên tiến sản xuất chè theo hướng an toàn, đã nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị chè Thái Nguyên. Năm 2005, giá trị sản xuất bình quân đạt 36,5 triệu đồng/ha đối với chè búp khô; năm 2010 là 68 triệu đồng/ha, có nơi đạt 90 - 100 triệu đồng/ha (ở thành phố Thái Nguyên) [22].
Về cơ cấu giống, tổng diện tích chè cành trong toàn tỉnh là 7.482ha (chiếm 40,2%), trong đó giống chè LDP1 là 4.681ha; giống chè nhập nội là 1.841ha; giống chè TRI 777 là 878ha. Xác định chè là cây trồng mũi nhọn, những năm qua, tỉnh ta đã triển khai nhiều biện pháp để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè, trong đó có việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). Từ năm 2009, mô hình đầu tiên sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP đã được thực hiện ở xã Hòa Bình
(Đồng Hỷ), sau đó tiếp tục được triển khai tại nhiều địa phương. Hiện nay, toàn tỉnh có 15 mô hình chè VietGAP ở các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hóa, Võ Nhai, Phổ Yên, Phú Lương và T.P Thái Nguyên, với tổng diện tích khoảng 200ha. Với mục đích đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn cho người sản xuất cũng như người tiêu dùng và môi trường sống, có thể khẳng định việc nhân rộng các mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP là hướng đi đúng. Tuy nhiên hiện nay, việc thực hiện những mô hình này còn tồn tại nhiều khó khăn cần tháo gỡ.
* Tình hình tiêu thụ
Năm 2012, toàn tỉnh đã xuất khẩu được trên 7.000 tấn chè búp khô, thu được trên 10 triệu USD, chiếm gần 11% tổng kim ngạch xuất khẩu chè của cả nước, với 10 đơn vị, doanh nghiệp tham gia xuất khẩu.
Tại các vùng chè đặc sản trên địa bàn như Tân Cương,Phúc Xuân, Phúc Trìu (thành phố Thái Nguyên), La Bằng (Đại Từ), Trại Cài (Đồng Hỷ), Vô Tranh, Tức Tranh (Phú Lương) giá chè khô phổ biến mức 200.000-350.000đồng/kg, còn tại các vùng chè khác bà con cũng bán được giá từ 100.000-250.000 đồng/kg [16].
Chè Thái Nguyên cũng là một trong những mặt hàng chủ lực tham gia xuất khẩu đem lại ngoại tệ mạnh cho tỉnh, mà cây chè còn được mệnh danh là cây “xóa đói giảm nghèo” trước đây; cây “làm giàu” của nông dân hiện nay. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, năm 2005, giá trị sản xuất bình quân trên một đơn vị diện tích từ cây chè đạt 16 triệu đồng/ha;
đến năm 2009 đã đạt bình quân gần 60 triệu đồng/ha. Hiện nay, sản phẩm chè của Thái Nguyên đã có mặt ở các thị trường: Trung Quốc, Pakistan,
Đài Loan, Nga, ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ ... Năm 2009, toàn tỉnh đã xuất khẩu
được 5.980 tấn, chiếm gần 19% sản lương chè búp khô của toàn tỉnh. Số
ngoại tệ thu được 7,098 triệu USD, tăng 8,9% so với cùng kì. Đối với thị
trường trong nước, sản lượng chè tiêu thụ chiếm trên 81% sản lượng của cả
tỉnh. Trong đó, chè xuất khẩu chủ yếu tập trung vào 2 loại chè chính là: chè xanh và chè đen. Sản phẩm chính cung cấp cho thị trường trong nước là chè xanh các loại, xanh đặc sản, xanh cao cấp, ướp hế biến, tiêu thụ chè cho nông dân, chế biến hàng năm khoảng trên 15 nghìn tấn, chiếm 30%
tổng sản lượng toàn tỉnh, chủ yếu là chè đen và chè xanh bán thành phẩm. Số còn lại được chế biến thủ công trong dân [9].