Những hạn chế, vấn đề còn tồn tạ

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh tỉnh Phú thọ (Trang 60)

35 phòng giao dịch

2.3.2. Những hạn chế, vấn đề còn tồn tạ

2.3.2.1. Những hạn chế trong hoạt động cho vay:

 Mặc dù năm qua vốn tín dụng của Agribank đã phát huy đựợc hiệu quả trong cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại sau:

61

 Thị phần cho vay đang ngày bị thu hẹp (chiếm 30,3%/tổng dư nợ các tổ chức tín dụng trên địa bàn, giảm 1,2% so năm 2009);

 Khối lượng tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn tuy chiếm 71,4% tổng dư nợ nhưng có những thời điểm chưa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế và khu vực nông nghiệp, nông thôn;

 Nỗ lực cho vay nông nghiệp nông thôn chưa thực hiện đồng đều giữa các chi nhánh; Thị trường nông thôn và hộ sản xuất có nơi vẫn còn bỏ ngỏ. Ngân hàng nông nghiệp tỉnh mới chỉ cho vay được 60.089 hộ sản xuất, chiếm 15,5% số hộ trên địa bàn và 22,1% số hộ nông nghiệp nông thôn.

 Một bộ phận CBTD thiếu kiến thức về sản xuất nông nghiệp, không am hiểu đầy đủ các định mức kinh tế kỹ thuật cũng như các cơ chế chính sách liên quan đến khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư dẫn đến xác định kế hoạch tín dụng không phù hợp, đề xuất phê duyệt khoản vay (mức tiền, thời hạn…) không khách quan, chính xác. Mặt khác đầu tư tín dụng cho nông nghiệp nông thôn phát sinh chi phí cao, số tiền vay thường nhỏ, cán bộ phải quản lý một số lượng khách hàng quá lớn, vốn vay thường xuyên gặp rủi ro bất khả kháng, dễ phát sinh nợ xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, thi đua của cá nhân nên có lúc, có nơi ngại mở rộng tín dụng;

 Một số chi nhánh chưa quan tâm đúng mức đến việc chỉ đạo củng cố và mở rộng thị phần, thị trường tín dụng Nông nghiệp – Nông thôn gắn với việc triển khai các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Nông nghiệp; chưa thực hiện quyết liệt, hiệu quả các giải pháp chống cạnh tranh, giữ vững và phát triển thị phần, thị trường (hạ lãi suất cho vay, rút ngắn thời gian thẩm định, đổi mới tác phong, lề lối làm việc...).

 Nghị định số 41/2010/NĐ-CP (về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông thôn và nâng cao đời sống của nông dân và cư dân khu vực nông thôn) đã quy định rõ về sự phối hợp giữa các bộ, nghành, trách nhiệm của từng bộ, nghành có liên quan trong việc hỗ trợ các tổ chức tín dụng đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Tuy nhiên, thực tế triển khai vẫn còn nhiều bất cập và chưa hiệu quả. Bởi lẽ, các tổ chức chính trị, xã hội vẫn còn là chủ thể độc lập đứng ngoài vòng chính sách, chưa có ràng buộc nhất định giữa việc triển khai các chương trình mục tiêu, gắn kết cơ quan quản lý địa phương và tổ chức tín dụng.

2.3.3.2. Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro cho vay

 Hạn chế trong hoạt động nhận dạng rủi ro:

Các phương pháp nhận dạng rủi ro Agribank Phú Thọ hiện đang áp dụng đều là các phương pháp cũ, đã tồn tại từ lâu. Trong khi đó, nền kinh tế ngày càng thay đổi,

ngân hàng có thể gặp phải nhiều trường hợp thực tế mới mẻ, không thể (hoặc rất khó) để áp dụng những phương pháp đánh giá cũ.

Thêm vào đó, ngân hàng quá chú trọng tới công tác nhận dạng để xử lý rủi ro trước mắt mà chưa xây dựng các chính sách cụ thể về công tác nhận dạng để phòng ngừa rủi ro từ xa.

 Hạn chế trong hoạt động đo lường rủi ro:

Công tác quản trị RRCV tại Agribank Phú Thọ gặp phải những hạn chế từ việc áp dụng mô hình xếp hạng tín dụng doanh nghiệp mang lại:

 Mô hình chấm điểm phụ thuộc lớn vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập được, khả năng dự báo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD. Bên cạnh đó các chỉ tiêu phi tài chính chủ yếu dựa vào sự đánh giá theo ý chủ quan của cán bộ ngân hàng.

 Mô hình này rất khó áp dụng cho các khoản vay riêng lẻ. Khi cho vay các khoản này thường phải xét tới những yếu tố mang tính đặc thù: văn hóa vùng miền, phong tục, tập quán. Bởi vậy, việc tính toán dựa trên các yếu tố định lượng không đưa ra được quyết định chính xác mà phần nhiều phải dựa vào trình độ và kinh nghiệm của CBTD.

 Mô hình này rất khó đo lường vai trò của các yếu tố tác động tới hạng tín nhiệm của khách hàng và vì vậy tác dụng tư vấn đối với khách hàng cũng như đối với việc thẩm định hồ sơ khoản vay là không cao.

 Hạn chế trong hoạt động giám sát rủi ro:

 Công tác tự kiểm tra, kiểm soát của các chi nhánh loại 3 tuy đã được chỉ đạo sâu sát, thường xuyên và thực hiện khá chủ động nhưng với mạng lưới và địa bàn hoạt động rộng, số lượng khoản vay lớn… nên chưa phát hiện kịp thời những sai phạm, vụ việc ở một số chi nhánh.

 Một số khoản vay vượt quyền phán quyết tại chi nhánh loại ba nhưng chi nhánh không trình lên ngân hàng Nông nghiệp tỉnh. Tại một số chi nhánh loại ba, CBTD định giá tài sản thế chấp là cơ sở ký kết hợp đồng bảo đảm tiền vay cao gấp nhiều lần giá quy định.

 Thông qua công tác kiểm tra, tự kiểm tra, kiểm soát hồ sơ phân loại nợ còn phát hiện nhiều tồn tại, sai sót liên quan đến công tác tín dụng: Khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích; không thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định; xác định giá trị tài sản đảm bảo và nguồn trả nợ thiếu căn cứ; nhiều CBTD chưa kiểm soát được thông tin trên báo cáo tài chính, chưa sử dụng báo cáo tài chính quý gần nhất để thẩm định phương án, dự án vay vốn của DN; thông tin trên hồ sơ máy và hồ

63

sơ giấy không khớp đúng; sử dụng mẫu hợp đồng không bảo đảm tính pháp lý; chưa tích cực đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ vay có vấn đề và xử lý tài sản bảo đảm…

 Hạn chế trong hoạt động tài trợ rủi ro:

 Mặc dù Agribank Phú Thọ đã thu được kết quả nhất định trong hoạt động xử lý nợ xấu, nhưng tỷ trọng nợ xấu giảm do xử dụng biện pháp xử lý rủi ro là chủ yếu. Có nghĩa là nguồn tài trợ rủi ro chính mà ngân hàng xử dụng là nguồn tự tài trợ, điều này sẽ làm lợi nhuận ngân hàng giảm sút. Số nợ xấu giảm do xử lý rủi ro thực chất là khoản ngân hàng chưa thu hồi được nhưng được xóa khỏi bảng cân đối của ngân hàng.

 Việc xử dụng các biện pháp khai thác trong công tác xử lý khi xảy ra rủi ro chưa mang lại hiệu quả cao. Đa phần số nợ xấu thu hồi được là nhờ việc áp dụng các biện pháp thanh lý.

Kết luận chƣơng 2

Agribank Phú Thọ được thành lập từ ngày 1/10/1988 đến nay, trải qua gần 30 năm hoạt động đã và đang từng bước khẳng định được vị thế của mình đối với sự phát triển Agribank Việt Nam và sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ. Qua phân tích hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm 2011 - 2013, chúng ta thấy được chi nhánh đã đạt được những thành quả nhất định trong công tác quản trị RRCV.

Tuy nhiên, trong việc thực hiện công tác này vẫn còn những vấn đề khó khăn tồn tại chưa được khắc phục. Điều đó được thể hiện thông qua các nội dung trong quá trình quản trị RRCV như nhận dạng, đo lường, giám sát và tài trợ rủi ro. Bên cạnh đó các chỉ tiêu đánh giá như: tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, mô hình quản trị RRCV… cũng cho thấy điều này. Agribank Phú Thọ cần quan tâm hơn nữa để giảm thiểu tối đa chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu; hoàn thiện mô hình quản trị RRCV và khắc phục những thiếu xót trong quy trình quản trị RRCV.

Cần phải xét đến một số nguyên nhân chủ yếu dẫn tới những khó khăn, hạn chế mà Agribank gặp phải, đó là do tình hình kinh tế - xã hội có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng không tốt tới hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng vay vốn; cơ chế chính sách quản lý kinh tế của Nhà nước còn chưa hoàn thiện; bản thân ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro, công tác thẩm định dự án đầu tư, công tác kiểm tra sử dụng vốn, năng lực của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế,… Vì vậy, cần phải có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết nhằm cải thiện, nâng cao công tác quản trị RRCV trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh tỉnh Phú thọ (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)