DẤU HIỆU TỪ PHÍA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh tỉnh Phú thọ (Trang 68)

35 phòng giao dịch

DẤU HIỆU TỪ PHÍA CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

NGÂN HÀNG

1 Cấp tín dụng dựa trên những cam kết không chắc chắn và thiếu tính đảm bảo của khách hàng về việc duy trì một khoản tiền gửi lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được cấp

X

2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả năng và năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của ngân hàng

X

3 Cung cấp tín dụng với khối lượng khách hàng không

thuộc phân đoạn thì trường tối ưu của ngân hàng X

Ngân hàng có thể lập nhiều bảng biểu theo phương pháp liệt kê với nội dung khác nhau xoay quanh vấn đề nhận dạng RRCV. Đối với những trường hợp rủi ro cụ thể ngân hàng đã từng gặp phải trong quá trình thực hiện nghiệp vụ cho vay, cũng nên được tổng hợp lại thành một bảng liệt kê có nêu rõ hoàn cảnh xảy ra RRCV, cách thức xử lý và kết quả… Bằng cách này, ngân hàng sẽ tự xây dựng cho mình một loại tài liệu đặc biệt giống như một loại “cẩm nang về các trường hợp xảy ra RRCV”. Nó không chỉ có tác dụng tra cứu đối với các CBTD trong quá trình làm nghiệp vụ mà còn có tác dụng làm tài liệu nghiên cứu bổ ích để cán bộ ngân hàng nâng cao hiểu biết của mình về RRCV và cách thức xử lý khi xảy ra RRCV. Dựa vào đó, ngân hàng có thể nhìn nhận lại công tác quản trị RRCV trong quá khứ và rút kinh nghiệm với những sai sót đã từng xảy ra.

3.2.2.2. Nâng cao hoạt động đo lường rủi ro cho vay

Hiện nay, các phương pháp đo lường rủi ro tại Agribank Phú Thọ mặc dù bao gồm cả các chỉ tiêu định tính và chỉ tiêu định lượng nhưng vẫn là những chỉ tiêu đơn giản, mang tính chủ quan cao. Bởi vậy, để cải thiện công tác quản trị RRCV trong hoạt động đo lường rủi ro, Agribank Phú Thọ nên đẩy mạnh xây dựng và phát triển phương

69

pháp định lượng dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Internal Ratings - Based theo khuyến nghị của Basel II.

Phương pháp này cho phép ước tính tổn thất tín dụng dựa trên hệ thống IRB theo công thức như sau:

EL = EAD x PD x LGD Trong đó:

EL (Expected Loss) là tổn thất tín dụng dự kiến;

EAD (Exposure at Defaut) là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ;

PD (Probability of Default) là xác suất khách hàng không trả được nợ; LGD (Loss given Default) là tỷ trọng tổn thất ước tính.

Ngân hàng đo lường các cấu phần rủi ro (PD, LGD, EAD…) dựa trên thực trạng hoạt động của khách hàng vay, qua đó tính toán chuẩn xác hơn khối lượng vốn tối thiểu mà họ cần nắm giữ. Như vậy, hai yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu, tưởng chừng như rất định tính mà các ngân hàng thường nhắc đến trong quyết định cấp tín dụng là khả năng trả nợ và mong muốn trả nợ của khách hàng đã được lượng hóa cụ thể.

Quan trọng hơn, dựa vào kết quả tính toán PD, LGD và EAD ngân hàng sẽ phát triển các ứng dụng trong quản lý RRCV trên nhiều phương diện như tính toán đo lường RRCV bao gồm: Expected Loss (EL) – Tổn thất dự kiến và Unexpected Loss (UL) – Tổn thất ngoài dự kiến. Như vậy, việc đo lường RRCV đã được lượng hóa thành hai thước đo rất cụ thể là EL và UL. Ở đây cần lưu ý rằng trái với quan điểm sai lầm xảy ra khá phổ biến cho rằng chỉ có EL mới phản ánh RRCV thì trong tư duy quản trị rủi ro hiện đại chỉ ra rằng chính UL mới thực sự là thước đo RRCV. Điều này có thể được lý giải như sau: Cấp tín dụng dưới hình thức cho vay không bao giờ có thể tránh khỏi bị tổn thất, EL là thước đo phản ánh chi phí kinh doanh trung bình mà mọi ngân hàng đều phải trả trong hoạt động của mình. Nếu chi phí đó (tổn thất) là có thể dự đoán được và được bù đắp bởi dự phòng rủi ro thì không còn gây rủi ro cho ngân hàng nữa. Khi đó, UL - những tổn thất ngoài dự kiến mới là nguy cơ tiềm ẩn cần phải tính toán. Chính vì xuất phát từ quan điểm trên mà hiệp ước Basel II đã yêu cầu các

ngân hàng phải duy trì một mức vốn tối thiểu cần thiết để phòng vệ các tình huống tổn thất ngoài dự kiến quá lớn và không thể bù đắp bằng nguồn vốn dự phòng hiện thời.

Như vậy, phương pháp đo lường rủi ro định lượng theo khuyến nghị của Ủy ban Basel sẽ góp phần đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng cũng như mang lại sự tiến bộ vượt bậc về phương thức quản trị RRCV so với phương pháp đo lường rủi ro mà hiện tại Agribank đang sử dụng.

3.2.2.3. Nâng cao hoạt động giám sát rủi ro cho vay

RRCV xảy ra tại Agribank Phú Thọ do những lỏng lẻo trong công tác giám sát RRCV đã ảnh hưởng xấu đến kết quả công tác quản lý RRCV của ngân hàng. Đặc biệt tại các chi nhánh loại ba, công tác giám sát RRCV chưa được chú trọng. Mặc dù, Agribank đã và đang hướng tới mô hình kiểm soát rủi ro theo chiều dọc nhưng mô hình này vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, vẫn còn nhiều thiếu xót.

 Một số biện pháp nhằm phát huy tính ưu việt của mô hình giám sát rủi ro nội bộ theo chiều dọc mà Agribank có thể áp dụng như:

 Công tác kiểm tra nội bộ tại các chi nhánh loại ba sẽ hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của phòng Kiểm tra kiểm soát nội bộ tại chi nhánh Agribank tỉnh, không chịu sự chi phối của Giám đốc chi nhánh;

 Tăng cường bổ sung cán bộ chuyên trách làm việc tại bộ phận Kiểm tra, kiểm soát nội bộ có đủ năng lực trình độ và đã trải qua kinh nghiệm thực tế làm cho vay tại chi nhánh các cấp.

 Ban hành quy trình làm việc cho công tác kiểm tra nội bộ nhằm tránh tình trạng hoạt động một cách tùy tiện, không mang tính chuẩn mực cao. Quy trình của công tác kiểm tra nội bộ bao gồm thời gian kiểm tra, nội dung kiểm tra, trách nhiệm của bộ phận kiểm tra, các hình thức xử lý đối với những vi phạm quy định về chính sách cho vay. Nội dung kiểm tra bao gồm:

Kiểm tra tính tuân thủ chính sách cho vay của bộ phận thực hiện hoạt động này ở các cấp chi nhánh.

Kiểm tra văn hóa doanh nghiệp, phong cách phục vụ khách hàng của cán bộ. Phát hiện những dấu hiệu rủi ro đối với từng khoản vay cũng như danh mục đầu tư của chi nhánh để kịp thời báo cáo hội đồng quản lý rủi ro có biện pháp xử lý.

Thời lượng kiểm tra nên tùy thuộc vào chất lượng hồ sơ cũng như là số lượng hồ sơ cần kiểm tra, không cố định kỳ kiểm tra tối đa là 15 ngày cho 1 chi nhánh như hiện nay.

71

 Thử nghiệm và áp dụng hình thức kiểm tra chéo giữa các chi nhánh nhằm tăng tính công khai, minh bạch.

 Một số biện pháp nâng cao công tác giám sát rủi ro sau cho vay:

Giai đoạn này mang ý nghĩa quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro trước khi nó xảy ra, gây hậu quả nặng nề với phần vốn vay. Tuy nhiên, hiện nay công tác chỉ được thực hiện một cách đối phó cho đủ thủ tục quy định nên hiệu quả kiểm tra không cao. Nhất thiết phải có những giải pháp thích hợp để giai đoạn này được thực hiện chặt chẽ.

Kiểm tra nghiêm ngặt và đốc thúc CBTD thực hiện tốt giai đoạn này trong quy trình. Phải kiểm tra thực tế hoạt động của các dự án, phương án sản xuất kinh doanh để xác nhận được môi trường, hiệu quả công việc của doanh nghiệp. Nếu có các dấu hiệu bất thường trong sử dụng vốn, phải tăng cường kiểm tra đột xuất để có hướng xử lý kịp thời. Từ đó, ngân hàng có được nhận xét khách quan, chính xác và định hướng thích hợp cho việc quản lý, kiểm soát sử dụng vốn và thu hồi phần vốn đã cho vay.

Ngoài việc đốc thúc CBTD trực tiếp kiểm tra sử dụng vốn, nên có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để bảo đảm tính khách quan trong kiểm tra. Nếu có điều kiện, Agribank Phú Thọ có thể tổ chức một bộ phận kiểm tra sử dụng vốn chuyên biệt cho những món vay lớn, có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh từng phần.

3.2.2.4. Nâng cao hoạt động tài trợ rủi ro cho vay

Mặc dù Agribank Phú Thọ hiện tại đang áp dụng nhiều biện pháp tài trợ RRCV nhưng các biện pháp bù đắp rủi ro từ nguồn tài trợ bên ngoài chưa thực sự hiệu quả. Bởi vậy, để nâng cao hoạt động tài trợ RRCV, trước tiên Agribank cần nâng cao hiệu quả thu hồi nợ từ các nguồn tài trợ bên ngoài.

 Đối với nợ nhóm 2 – nợ cần chú ý (nợ quá hạn dưới 90 ngày và nợ gia hạn): Những món nợ này bắt đầu xuất hiện rủi ro chậm thanh toán nên cần phải có sự quan tâm giám sát kỹ càng. Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, nếu việc phát sinh nợ quá hạn vì nguyên nhân khách quan và hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động sử dụng vốn vay vẫn tiến triển tốt thì chỉ cần theo dõi, đốc thúc khách hàng trả nợ khi đủ điều kiện. Riêng trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu quản lý yếu kếm, hoạt động không hiệu quả thì phải kiên quyết chấm dứt quan hệ tín dụng, thu hồi ngay các khoản nợ quá hạn để giảm thiểu rủi ro.

 Đối với nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) phải đặt trong tình trạng kiểm soát hết sức chặt chẽ. Ngoài việc đốc thúc khách hàng trả nợ phải kiểm soát, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để trong trường hợp cần thiết sẽ phải khởi kiện, thu hồi vốn vay bằng các biện

pháp tài trợ khác như xử lý tài sản đảm bảo, thanh toán bảo hiểm, nhờ cơ quan pháp luật can thiệp... Trong trường hợp món nợ không có tài sản đảm bảo (thường là doanh nghiệp nhà nước) thì phải có hướng xử lý tích cực khác như xác định đối tượng phải gánh chịu khoản nợ thay thế (ví dụ: đơn vị hình thành từ đơn vị cũ phá sản,…), hoặc phải xử lý tài sản công để thu hổi phần nợ còn lại,…

 Việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn vay hiện nay còn chậm do chưa có sự kết hợp nhịp nhàng giữa các cơ quan ban ngành liên quan. Ngân hàng cần chủ động xây dựng các kế hoạch xử lý cụ thể để các cơ quan liên quan có thể nhanh chóng tập hợp đủ hồ sơ, ra quyết định xử lý. Trong thời gian chờ xử lý tài sản đảm bảo nợ vay, ngân hàng nên có biện pháp thu giữ và khai thác sử dụng thích hợp để có nguồn thu bù đắp phần vốn tồn đọng chờ xử lý.

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh tỉnh Phú thọ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)