Thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh tỉnh Phú thọ (Trang 29)

35 phòng giao dịch

2.2.Thực trạng công tác quản trị rủi ro cho vay của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-

Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2013

2.2.1.Tình hình hoạt động kinh doanh

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Số liệu Số liệu Chênh lệch so với năm 2011 Số liệu Chênh lệch so với năm 2012 Số liệu Tỷ lệ (%) Số liệu Tỷ lệ (%) Thu nhập 1.417,98 1.434,76 16,79 1,18 1.420,88 (13,88) (0,97) Thu nhập từ hoạt động tín dụng 1.251,19 1.226,57 (24,62) (1,97) 1.090,03 (136,54) (11,13) Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ 21,78 24,73 2,95 13,56 27,74 3,01 12,16 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 2,44 3,42 0,99 40,48 3,10 (0,33) (9,56) Thu từ hoạt động kinh doanh khác 10,83 3,34 (7,49) (9,13) 3,76 0,41 12,32 Thu nhập khác 131,74 176,70 44,96 34,13 296,26 119,56 67,66 Chi phí 1.145,15 1.093,88 (51,27) (4,48) 1.133,50 39,62 3,62 Chi phí hoạt động tín dụng 849,36 724,66 (124,70) (4,68) 711,04 (13,62) (1,88) Chi phí hoạt động dịch vụ 4,96 6,03 1,07 21,65 9,42 3,39 56,27 Chi phí hoạt động

kinh doanh ngoại hối 0,38 0,52 0,14 37,73 0,76 0,24 45,98 Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 1,54 1,88 0,34 22,28 1,28 (0,59) (1,59) Chi phí hoạt động kinh doanh khác 4,01 2,71 (1,30) (2,39) 2,76 0,05 1,81 Chi phí cho nhân

viên 99,84 120,05 20,21 20,25 126,23 6,18 5,15 Chi cho hoạt động

quản lý và công vụ 42,05 47,95 5,90 14,03 67,12 19,18 40,00 Chi về tài sản 31,83 34,43 2,60 8,17 50,41 15,99 46,44 Chi phí dự phòng,

bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng

69,86 94,89 25,04 35,84 114,01 19,11 20,14 Chi phí khác 41,35 60,77 19,42 46,97 50,46 (10,31) (6,97)

Lợi nhuận 272,82 340,88 68,06 24,95 287,38 (53,50) (5,69)

(Nguồn: Bảng cân đối chi tiết năm 2011, 2012, 2013 – Agribank tỉnh Phú Thọ) (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011, 2012 và 2013, Agribank Phú Thọ)

Giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, sự bất ổn của kinh tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công chưa được giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng EURO cùng với khủng hoảng tín dụng và tình trạng thất nghiệp gia tăng vẫn đang tiếp diễn. Hoạt động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.

Giữa bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế còn nhiều thách thức, tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Thọ chưa có nhiều bước biến chuyển đáng kể. Tuy nhiên, nhìn chung ngân hàng vẫn nỗ lực duy trì các khoản thu chi khá ổn định. Tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Thọ trong các năm 2011, 2012 và 2013 được phản ánh qua bảng sau:

2.2.1.1. Thu nhập:

Thu nhập của Agribank Phú Thọ bao gồm: Thu nhập từ hoạt động tín dụng; Thu nhập phí từ hoạt động dịch vụ; Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối; Thu từ hoạt động kinh doanh khác và Thu nhập khác. Tình hình tổng thu nhập của Agribank Phú Thọ trong ba năm có sự biến động nhưng không rõ rệt. Năm 2011, thu nhập của ngân hàng đạt 1.417,98 tỷ đồng, năm 2012, mức thu của ngân hàng tăng lên so với năm trước là 16,79 tỷ đồng, (1,18%). Trong năm 2012, mặc dù thu từ hoạt động tín dụng và thu từ hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng có sự sụt giảm nhưng bù lại, các khoản thu còn lại đều tăng, đặc biệt là khoản thu nhập khác tăng mạnh. Tốc độ giảm của hai khoản thu từ hoạt động tín dụng và thu từ hoạt động kinh doanh khác chậm hơn so với tốc độ tăng của các khoản còn lại đã tạo nên xu hướng tăng chung trên tổng thu nhập của Agribank Phú Thọ năm 2012. Tuy nhiên, trong năm 2013, thu nhập của ngân hàng lại có chiều hướng giảm so với năm trước, cụ thể thu nhập đã giảm 13,884 tỷ đồng (-0.97%) xuống còn 1.420,88 tỷ đồng. Sự giảm sút này là tất yếu khi khoản thu nhập từ hoạt động tín dụng tiếp tục giảm với mức giảm lớn hơn gấp nhiều lần so với mức giảm năm 2012. Mặc dù hầu như trong năm 2013, các khoản thu còn lại đều tăng và thu nhập khác của ngân hàng vẫn tăng mạnh nhưng vẫn không đủ bù đắp cho mức giảm lớn của khoản thu từ hoạt động tín dụng.

31

Thu nhập từ hoạt động tín dụng:

Thu nhập từ hoạt động tín dụng của Agribank Phú Thọ bao gồm: Thu lãi tiền gửi; Thu lãi cho vay; Thu từ nghiệp vụ bảo lãnh và thu khác từ hoạt động tín dụng. Trong ba năm, thu nhập từ hoạt động tín dụng đều chiếm trên 75% thu nhập của Agribank Phú Thọ. Năm 2011 thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt 1.251,19 tỷ đồng, đến thời điểm ngày 31/12/2012 thu từ hoạt động tín dụng giảm đi 24,62 tỷ đồng (-1,97%) so với năm 2011, tức đạt 1.226,57 tỷ đồng. Giai đoạn năm 2012 – 2013, thu nhập từ hoạt động tín dụng tiếp tục có chiều hướng giảm. Năm 2013 thu từ hoạt động tín dụng chỉ đạt 1.090,027 tỷ đồng, chiếm 76,71% trên tổng thu nhập của ngân hàng. Thấp hơn so với năm 2012 là 136,538 tỷ đồng tương đương với mức giảm 11,13%.

Nguyên nhân chính dẫn đến sự giảm sút này là do khoản thu lãi từ cho vay có xu hướng giảm dần. Trong khi đó, thu lãi cho vay qua các năm đều chiếm trên 99% thu nhập từ hoạt động tín dụng. Bởi vậy, có thể nói, sự tăng giảm của thu lãi cho vay quyết định sự biến động của thu nhập từ hoạt động tín dụng.

Biểu đồ 2.1. Thu lãi cho vay năm 2011, 2012 và 2013

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh 2011 - 2013, Agribank Phú Thọ)

Tại thời điểm năm 2010, lạm phát ở nước ta tăng cao, đạt mức 11,75%. Để kịp thời kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô, theo chỉ thị của ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Do đó, năm 2011, bình quân lãi suất đầu ra áp dụng trên hệ thống Agribank vào khoảng 19 – 20%. Các năm sau lãi suất đầu ra giảm dần: năm 2012, lãi suất cho vay giảm xuống còn 16 – 17%, và năm 2013 còn 14 – 15%. Đây là nguyên do chủ yếu khiến khoản thu lãi cho vay của Agribank Phú Thọ giảm dần mặc dù dư nợ cho vay vẫn tịnh tiến qua từng năm. Thêm vào đó, suy giảm kinh tế kéo dài khiến tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên.

Thu nhập từ các hoạt động khác:

Thu nhập từ các hoạt động khác của Agribank Phú Thọ bao gồm: Thu nhập phí

từ hoạt động dịch vụ (chiếm khoảng 1,5 – 2% trên tổng thu nhập); Thu nhập từ hoạt 1.240,41 1.214,64 1.078,10 500 700 900 1,100 1,300 1,500 2011 2012 2013 Tỷ đồng Năm

động kinh doanh ngoại hối (chiếm chưa đến 0,01% trên tổng thu nhập); Thu từ hoạt động kinh doanh khác (xấp xỉ 0,01% trên tổng thu nhập, có xu hướng giảm dần) và thu nhập khác (chiếm từ trên dưới 10% - 20% tổng thu nhập).

Thu nhập khác bao gồm: Thu nợ đã xử lý rủi ro; Lãi dự chi kỳ trước; Thu nhập bất thường; Thu lãi nợ đã xử lý rủi ro và Thu khác. Từ năm 2011 – 2013, khoản thu nhập khác có chiều hướng tăng mạnh. Năm 2011, thu nhập khác của Agribank Phú Thọ đạt 131,74 tỷ đồng; năm 2012 khoản thu này tăng lên so với năm trước 44,96 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ tăng 34,13%; năm 2013 thu nhập khác tăng lên đến 296,26 tỷ đồng, chênh lệch so với năm 2012 là 119,56 tỷ đồng (+67,66%). Nguyên nhân của sự tăng lên này là do, khoản lãi dự chi kỳ trước và thu lãi nợ đã xử lý rủi ro tăng cao.

Nhìn chung, thu nhập của Agribank Phú Thọ không có nhiều biến động qua ba năm. Mặc dù thu từ hoạt động tín dụng có xu hướng giảm nhiều do lãi xuất cho vay liên tục giảm qua từng năm, nhưng nhờ có sự tăng lên của một số khoản thu khác đã phần nào bù đắp lại sự sụt giảm từ khoản thu hoạt động tín dụng và giúp ngân hàng giữ được mức thu nhập ổn định.

2.2.1.2. Chi phí

Chi phí hằng năm cho hoạt động kinh doanh tại Agribank Phú Thọ bao gồm các khoản: Chi phí hoạt động tín dụng; Chi phí hoạt động dịch vụ; Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối; Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí; Chi phí hoạt động kinh doanh khác; Chi phí cho nhân viên; Chi cho hoạt động quản lý và công vụ; Chi về tài sản; Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng và Chi phí khác. Trong năm 2011, ngân hàng đã chi 1.145,15 tỷ đồng. So với năm 2011, tổng chi năm 2012 đã giảm 51,27 tỷ (-4,48%), song trong năm 2013, chi phí của ngân hàng tăng thêm 39,62 tỷ (+3.62%). Để nắm bắt rõ nguyên nhân tăng giảm tổng chi phí của ngân hàng, cần xét đến các khoản chi thành phần.

Chi phí hoạt động tín dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chi phí cho hoạt động tín dụng hằng năm chiếm từ 60 – 75% tổng chi phí hoạt động của ngân hàng, khoản này bao gồm: Trả lãi tiền gửi; Trả lãi tiền vay; Trả lãi phát hành giấy tờ có giá; Trả lãi tiền thuê tài chính và Chi phí khác cho hoạt động tín dụng. Năm 2012, chi phí hoạt động tín dụng của Agribank tỉnh Phú Thọ là 724,659 tỷ đồng, giảm đi 124,7 tỷ đồng so với năm 2011, (-14,68%). Chi phí này tiếp tục có xu hướng giảm trong năm 2013. Tại ngày 31/12/2013, khoản chi này bằng 711,04 tỷ đồng, giảm 1.88% so với năm trước. Trong đó, trả lãi tiền gửi và trả lãi tiền vay chiếm tỷ trọng lớn nên sự thay đổi các khoản thành phần này có tác động lớn tới khoản chi cho hoạt động tín dụng nói chung.

33

Biểu đồ 2.2. Chi phí hoạt động tín dụng năm 2011, 2012 và 2013

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011, 2012 và 2013 – Agribank Phú Thọ)

Biểu đồ trên cho thấy nguyên nhân sụt giảm liên tiếp của chi phí cho hoạt động tín dụng là do sự sụt giảm của khoản trả lãi tiền vay. Trả lãi tiền vay của Agribank Phú Thọ bao gồm: Trả lãi tiền vay các dự án ủy thác; Trả lãi sử dụng vốn trụ sở chính và Trả phí sử dụng vốn giữa chi nhánh loại I, loại II và đơn vị trực thuộc. Giai đoạn 2011 đến 2013, cả ba khoản trả lãi tiền vay này đồng loạt giảm. Nguyên nhân giảm là do lãi suất vay liên tục giảm qua các năm. Bên cạnh đó, hoạt động huy động vốn của chi nhánh loại một và các chi nhánh loại ba trực thuộc Agribank Phú Thọ đã dần tăng trưởng ổn định. Nguồn vốn huy động được cải thiện đã tài trợ tốt hơn cho các hoạt động sử dụng vốn. Tình trạng sử dụng vốn trụ sở chính và sử dụng vốn giữa các chi nhánh, đơn vị trực thuộc được giảm thiểu, dẫn đến giảm các chi phí lãi đối với các hoạt động luân chuyển vốn này.

Các chi phí khác:

Ngoài chi phí cho hoạt động tín dụng, còn có một số khoản chi khác chiến tỷ trọng nhỏ hơn như: Chi phí cho nhân viên; Chi phí cho hoạt động quản lý và công vụ; Chi về tài sản; Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng và Chi phí khác. Tổng tỷ trọng của các khoản chi này chiếm khoảng 24 – 36% tổng chi phí hoạt động của Agribank Phú Thọ. Trong ba năm, các khoản này đều có xu hướng tăng.

0.00100.00 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 700.00 800.00 900.00

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

394,32 427,55 519,80 451,74 294,15 188,68 451,74 294,15 188,68 2,37 2,37 2,21 0,89 0,57 0,26 0,04 0,02 0,09 Tỷ đồng Năm Chi phí khác

Trả lãi tiền thuê tài chính

Trả lãi phát hành giấy tờ có giá

Trả lãi tiền vay

Bảng 2.2. Một số khoản chi phí hoạt động của ngân hàng Agribank tỉnh Phú Thọ

Đơn vị: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011, 2012 và 2013 – Agribank Phú Thọ)

Khoản chi phí cho nhân viên năm 2012 là 120,05 tỷ đồng, đã tăng 20,21 tỷ (+20,25%) so với năm 2011, và tiếp tục tăng lên đến 126,23 tỷ đồng trong năm 2013 tương đương với 6,184 tỷ đồng (+5,15%). Nguyên nhân khiến khoản này tăng lên là do hệ số tính lương và phụ cấp, lương làm thêm giờ cho nhân viên tăng lên mỗi năm. Bên cạnh đó, khoản chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng cũng tăng mạnh. Năm 2011, khoản chi này là 69,86 tỷ đồng, trong năm 2012 đã tăng lên tới 94,894 tỷ, (+35,85%). Và năm 2013, khoản chi này tăng 19,11 tỷ đồng (+20,14%) so với năm trước. Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo hiểm tiền gửi của khách hàng tỷ lệ thuận với số dư tiền gửi của khách hàng, bởi vậy khi khách hàng gửi tiền nhiều hơn vào ngân hàng thì khoản chi này tăng lên là điều tất yếu.

Bên cạnh đó, trong chi phí hoạt động của ngân hàng bao gồm một số khoản có tỷ trọng nhỏ như chi phí hoạt động dịch vụ; Chi phí hoạt động kinh doanh ngoại hối; Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí và Chi phí hoạt động kinh doanh khác. Tình hình chung của các khoản vay này trong năm 2011, 2012 và 2013 là xu hướng tăng lên.

Nhìn chung, tổng chi phí của ngân hàng năm 2012 giảm đi 4,48% so với năm 2011 là do khoản chi phí hoạt động tín dụng giảm mạnh (–14,68%). Mặc dù các khoản chi thành phần khác có xu hướng tăng lên nhưng do tỷ trọng các khoản chi phí này nhỏ hơn nhiều so với tỷ trọng khoản chi cho hoạt động tín dụng cho nên sự giảm thiểu chi phí hoạt động tín dụng đã giúp ngân hàng giảm bớt chi phí hoạt động so với năm trước. Tuy nhiên năm 2013, tổng chi phí của Agribank Phú Thọ lại có dấu hiệu tăng lên, (+3,62% so với năm 2012). Khoản chi phí hoạt động tín dụng năm 2013 vẫn giảm tuy nhiên ở mức độ thấp, chỉ giảm 1,88%, trong khi đó, các khoản chi phí thành phần khác vẫn giữ tốc độ tăng cao (nhiều khoản tăng trên 40% so với năm trước), dẫn đến xu hướng tăng chung trên tổng chi phí. Có thể nói, tình hình chi phí của Agribank Phú

Một số chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013

Chi phí cho nhân viên 99,84 120,05 126,23

Chi cho hoạt động quản lý và công vụ 42,05 47,95 67,12

Chi về tài sản 31,83 34,43 50,41

Chi phí dự phòng, bảo toàn và bảo

hiểm tiền gửi của khách hàng 69,86 94,89 114,01

35

Thọ có mức biến động không quá lớn, tuy nhiên ngoại trừ khoản chi cho hoạt động tín dụng, các khoản chi phí khác đều có xu hướng tăng nhiều.

2.1.2.3. Lợi nhuận

Trong giai đoạn 2011 - 2013, tình hình lợi nhuận của Agribank Phú Thọ đã có những biến động tuy nhiên, không quá lớn. Sự tăng giảm lợi nhuận, xuất phát từ những thay đổi trong chỉ tiêu thu nhập và chi phí của ngân hàng.

Biểu đồ 2.3. Thu nhập – Chi phí năm 2011, 2012 và 2013 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011, 2012 và 2013 – Agribank Phú Thọ)

Trong năm 2011, lợi nhuận đạt được của Agribank Phú Thọ là 272,82 tỷ đồng. Năm 2012, mức lợi nhuận đã tăng 68,06 tỷ đồng, tương đương với tốc độ tăng là 24,95%. Tức năm 2012, lợi nhuận của ngân hàng đạt 340,88 tỷ đồng. Sự tăng lên này là điều dễ hiểu khi thu nhập năm 2012 tăng lên 16,79 tỷ đồng, đồng thời, tổng chi phí trong năm này lại giảm đi 51,27 tỷ đồng so với năm trước. Ngược lại, trong năm 2013, mức lợi nhuận của Agribank Phú Thọ lại có dấu hiệu giảm sút. So với năm trước, lợi nhuận trong năm 2013 đạt 287,38 tỷ đồng, giảm 53,5 tỷ, (-5,69%). Do trong năm 2013, thu nhập của ngân hàng giảm đi 13,88 tỷ đồng so với năm 2012, thêm vào đó, mức chi phí hoạt động lại tăng thêm 39,62 tỷ đồng.

Nhìn chung, tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Phú Thọ cũng đã có những nét khởi sắc khi thu nhập có xu hướng tăng, mặc dù chưa ổn định, các khoản chi trong năm khá rõ ràng hợp lý. Khi hoạt động kinh doanh phát triển và quy mô ngày càng mở rộng luôn kéo theo chi phí hoạt động ngày một tăng. Bởi vậy, bên cạnh việc

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh tỉnh Phú thọ (Trang 29)