35 phòng giao dịch
3.1.3. Định hướng công tác quản trị rủi ro cho vay của Agribank Phú Thọ:
Để nâng cao công tác quản trị RRCV, trong thời gian tới, Agribank Phú Thọ chủ trương thực hiện hoạt động quản trị RRCV theo đường lối sau:
Cải thiện và nâng cao các nội dung trong quy trình quản trị RRCV:
Chú trọng hơn nữa tới hoạt động nhận dạng rủi ro cho vay. Nâng cao nhận thức và ý thức của CBTD trong việc nhận dạng rủi ro để phòng tránh, ngăn ngừa rủi ro xảy ra.
Nghiên cứu, thử nghiệm và đưa vào áp dụng các phương pháp đo lường RRCV mới nhằm hạn chế những thiếu sót, khiếm khuyết khi sử dụng các phương pháp đo lường RRCV truyền thống.
Đẩy mạnh hoạt động kiểm tra, giám sát sau cho vay và kiểm gia kiểm soát nội bộ, tránh tình trạng CBTD cố tình hoặc vô ý làm sai quy định mà không được phát hiện kịp thời, gây ra rủi ro, làm tổn thất các nguồn lực của ngân hàng. Đặc biệt cần thắt chặt công tác kiểm soát tại các chi nhánh loại ba và các phòng giao dịch trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt chú trọng tới vấn đề tài trợ RRCV, Agribank chủ trương tăng cường áp dụng các biện pháp tìm kiếm nguồn tài trợ rủi ro từ bên ngoài ngân hàng như: đôn đốc khách hàng trả nợ, xử lý tài sản bảo đảm… và các biện pháp khai thác như tư vấn hoạt động sản xuất kinh doanh cho khách hàng. Tất cả nhằm mục tiêu giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn, cải thiện hệ số thu nợ của ngân hàng.
Từng bước cải thiện mô hình quản trị RRCV:
Để hạn chế những khó khăn do mô hình quản trị rủi ro phân tán mang lại, Agribank chủ trương thực hiện công tác cải thiện mô hình quản trị RRCV. Bố trí, phân công nhiệm vụ cụ thể và phù hợp với khả năng, chuyên môn và kinh nghiệm của từng
CBTD. Thay đổi cách thức làm cũ đó là CBTD phụ trách thực hiện tất cả các công việc, các khâu chuẩn bị đối với một khoản cho vay.