Một số giải pháp khác nhằm hỗ trợ công tác quản trị rủi ro cho vay:

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh tỉnh Phú thọ (Trang 72)

35 phòng giao dịch

3.2.3. Một số giải pháp khác nhằm hỗ trợ công tác quản trị rủi ro cho vay:

3.2.3.1. Đẩy mạnh phát triển công nghệ ngân hàng:

Công nghệ ngân hàng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Đẩy mạnh công nghệ ngân hàng giúp nâng chất lượng phục vụ khách hàng, từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng. Để thực hiện tốt các hoạt động nghiệp vụ, Agribank cần thực hiện một số biện pháp phát triển công nghệ ngân hàng sau:

 Tăng cường cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất phần nào thể hiện bộ mặt của ngân hàng và tạo nên ấn tượng ban đầu của khách hàng đối với ngân hàng. Trong những năm tới Agribank Phú Thọ cần tiếp tục củng cố, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh loại ba trực thuộc, nâng cấp một số phòng giao dịch, đa dạng hóa các hoạt động dịch vụ tại các điểm giao dịch… nhằm đáp ứng nhu cầu và làm vừa lòng khách hàng một cách toàn diện hơn.

 Đổi mới công nghệ thông tin: Để đạt hiệu quả cao và an toàn trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, Agribank Phú Thọ cần xây dựng một hệ thống thông tin hiện đại, trực tuyến, trang bị, nâng cấp máy móc thiết bị tin học, từng bước hiện đại hóa công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng yêu cầu quản lý và tăng sức mạnh cạnh tranh. Agribank Phú Thọ đã được trang bị phần mềm IPCAS giai đoạn II, phần mềm này khá hiện đại nhưng còn đang trong thời kỳ hoàn thiện. Trong thời gian tới Agribank Phú Thọ cần hoàn thiện chương trình IPCAS nhằm đạt được hiệu quả tối ưu để phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Bên cạnh đó ngân hàng cần mở các các khoá đào tạo ngắn hạn, nâng cao trình độ cho cán bộ nhân viên, thích ứng nhanh với các máy móc và trang thiết bị mới.

73

3.2.3.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro:

Như đã trình bày trong các nội dung trước, công tác quản trị RRCV của Agribank Phú Thọ gặp phải những khó khăn do hiệu quả của công tác nhận dạng, đo lường rủi ro phụ thuộc phần lớn vào tính chính xác của các thông tin thu thập được. Việc thu thập thông tin, phân tích, xử lý thông tin, đưa ra đánh giá nhận định… đều là trách nhiệm của CBTD phụ trách nên việc xảy ra thiếu sót và xử lý sai lệch dù vô tình hay cố ý là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế những rủi ro từ nguyên nhân trên, cần thiết phải thiết lập hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trên nhiều cấp độ: từ ngân hàng Nhà nước, trên toàn hệ thống Agribank Việt Nam và trong nội bộ Agribank Phú Thọ.

Hiện nay, hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro từ Agribank Việt Nam và ngân hàng Nhà nước tỉnh Phú Thọ vẫn đang hoạt động cung cấp thông tin cho các ngân hàng thương mại trong tỉnh nhưng hiệu quả chưa cao vì thông tin được cung cấp chỉ thuần túy là những con số mà thiếu những nhận định chuyên môn, những dự báo, cảnh báo đáng tin cậy của các chuyên gia tài chính. Bởi vậy, Agribank Phú Thọ cần chủ động trong việc xây dựng một bộ phận chuyên xử lý và lưu trữ thông tin khách hàng, thị trường và có những dự báo, cảnh báo định hướng để làm nguồn dữ liệu cho các bộ phận khác tham khảo khi có nhu cầu. Xây dựng diễn đàn trao đổi những tình huống thực tế để mọi người cùng chia sẻ, học tập và rút kinh nghiệm, tránh lặp lại những thiếu sót đã từng gây rủi ro trước đây.

3.2.3.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

Các phần trên đây đã phân tích khá nhiều về nguyên nhân gây ra rủi ro và một số giải pháp kỹ thuật để phòng ngừa rủi ro nhưng tất cả các giải pháp đó không thể đạt hiệu quả tối ưu nếu bỏ qua yếu tố con người thực hiện. Vì vậy, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được đưa ra tập trung vào một số nội dung sau:

 Về tuyển dụng và đào tạo sau tuyển dụng: công tác này khá được chú trọng trong thời gian qua nhưng chưa có định hướng rõ ràng nên hiệu quả sử dụng nhân lực vẫn chưa cao. Nên có định hướng cụ thể về việc tuyển dụng cán bộ được đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng và có hướng đào tạo thêm một vài chuyên ngành khác trong lĩnh vực đầu tư mà ngân hàng quan tâm. Việc tiếp tục đào tạo này vẫn chưa được chú trọng mà chủ yếu vẫn tập trung vào đào tạo tài chính ngân hàng. Trong tình huống khác, có thể tuyển dụng CBTD có chuyên ngành ở một lĩnh vực sản xuất kinh doanh cụ thể, đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn và sau đó tiếp tục đào tạo chuyên ngành tài chính ngân hàng theo định hướng phát triển dài hạn.

 Bộ phận tín dụng cần phân bổ cụ thể cán bộ chuyên trách các lĩnh vực sản xuất kinh doanh riêng biệt để cán bộ chủ động tự bổ sung kiến thức lĩnh vực khác

thay vì sắp xếp theo cơ cấu tiếp nhận hồ sơ theo địa bàn như hiện nay. Tiến tới, đào tạo và sử dụng bộ phận thẩm định chuyên nghiệp trong từng lĩnh vực sản xuất kinh doanh chuyên biệt.

 Về các phẩm chất khác ngoài chuyên môn, cán bộ tín dụng cần có phẩm chất đạo đức tốt. Ngân hàng kiểm tra kỹ lưỡng thông qua hồ sơ cá nhân và có biện pháp kiểm soát trong quá trình làm việc.

 Mở các khóa đào tạo kỹ năng mềm cho nhân viên ngân hàng để cải thiện khả năng giao tiếp của nhân viên. Thực hiện tốt biện pháp này giúp nâng cáo tính chuyên nghiệp trong hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, qua đó giúp ngân hàng hợp tác với khách hàng trong mối quan hệ thân thiện và để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng khách hàng.

 Cần trang bị kiến thức về văn hoá doanh nghiệp cho toàn thể cán bộ ngân hàng sao cho mỗi cán bộ đều làm việc vì sự phát triển chung của ngân hàng. Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức các hoạt động đoàn thể, sinh hoạt ngoài công việc để gắn kết mọi người với nhau, tạo niềm tự hào cho mỗi cán bộ ngân hàng.

 Cuối cùng, Agribank Phú Thọ cần xây dựng chế độ đãi ngộ, lương thưởng tương xứng để tránh tiêu cực và tình trạng “chảy máu chất xám” trong tình hình khan hiếm nhân lực cao cấp ngành tài chính ngân hàng như hiện nay.

Kết luận chƣơng 3

Từ những số liệu đã phân tích và đánh giá ở chương 2, cùng với những kết quả đã đạt được và hạn chế trong công tác quản trị RRCV trong thời gian qua, chương 3 của khóa luận đã đưa ra định hướng hoạt động chung, định hướng hoạt động cho vay và định hướng công tác quản trị RRCV trong thời gian tới. Trên cơ sở đó, khóa luận cũng đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện chất lượng cho vay, nâng cao công tác quản trị RRCV và một số biện pháp khác hỗ trợ cho công tác này cũng như cho sự phát triển chung của Agribank Phú Thọ.

Thực hiện tốt các giải pháp này sẽ giúp Agribank Phú Thọ nâng cao chất lượng quản trị RRCV, nâng cao khả năng cạnh tranh và mang lại lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất đối với hoạt động cho vay của ngân hàng.

KẾT LUẬN

Kinh doanh tiền tệ của các NHTM là hoạt động kinh doanh mang tính tổng hợp với nhiều loại hình dịch vụ và các sản phẩm khác nhau, nhưng hoạt động cho vay vẫn là hình thức cấp tín dụng mang lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các NHTM. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao, do vậy vấn đề quản trị RRCV luôn được các NHTM đề cao.

Trên cơ sở sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, với luận cứ về lý luận và thực tiễn, khóa luận đã hoàn thành những nhiệm vụ sau:

1. Phân tích và làm rõ những nội dung cơ bản về RRCV và công tác quản trị RRCV của NHTM. Một hệ thống bao gồm: quy trình quản trị RRCV, mô hình quản trị RRCV và các chỉ tiêu đánh giá công tác quản trị RRCV đã được khóa luận đề cập nhằm giúp đánh giá chính xác hơn về công tác quản trị RRCV của mỗi NHTM. Trên cơ sở đó, khóa luận rút ra một số bài học có giá trị cho Agribank Phú Thọ có thể nghiên cứu và vận dụng.

2. Trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác quản trị RRCV tại Agribank Phú Thọ qua 3 năm 2011, 2012 và 2013, khóa luận đã phân tích và làm rõ những kết quả đạt được, một số hạn chế cũng như những nguyên nhân của những hạn chế đó. Đây là cơ sở rất quan trọng để khóa luận đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi.

3. Trên cơ sở đề cập những dịnh hướng hoạt động chung, hoạt động cho vay và định hướng công tác quản trị RRCV tại Agribank Phú Thọ trong thời gian tới, khóa luận đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng tín dụng tại Agribank Phú Thọ.

Nâng cao công tác quản trị RRCV là một yêu cầu rất quan trọng và mang tính cấp thiết trong kinh doanh ngân hàng, nhưng công tác quản trị RRCV lại chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan lẫn chủ quan và quả thực đây là vấn đề lớn và phức tạp. Trong phạm vi hiểu biết của mình cũng như bị giới hạn bởi dung lượng của một khóa luận tốt nghiệp nên bản thân khóa luận không thể tránh được những sai sót, bất cập. Tác giả rất mong đón nhận được những ý kiến đóng góp quý báu để khóa luận được hoàn thiện hơn cũng như hoàn thiện nhận thức của bản thân.

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu Nâng cao công tác quản trị rủi ro cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam chi nhánh tỉnh Phú thọ (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)