0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tình hình hoạt động cho vay

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ (Trang 36 -36 )

35 phòng giao dịch

2.2.2. Tình hình hoạt động cho vay

2.2.2.1. Quy trình cho vay

Ngày càng ý thức được tầm quan trọng và sự tác động của quy trình cho vay đối với chất lượng các khoản cho vay và tới công tác quản trị RRCV, Agribank Phú Thọ đã xây dựng và từng bước hoàn thiện quy trình cho vay. Hiện nay, quy trình cho vay tại Agribank Phú Thọ có thể chia thành 10 bước như sau:

Bước 1: Hướng dẫn, tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ vay vốn và sao gửi hồ sơ cho

bộ phận quản lý rủi ro:

Người thực hiện bước này là CBTD của Agribank Phú Thọ. Nội dung thực hiện bao gồm:

 Hướng dẫn khách hàng lập và hoàn thiện hồ sơ:

 Đối với khách hàng vay vốn lần đầu: CBTD hướng dẫn khách hàng thiết lập hồ sơ vay vốn và cung cấp những thông tin cần thiết theo quy định của ngân hàng.

 Đối với khách hàng đã có quan hệ cho vay: CBTD hướng dẫn khách hàng bổ sung và hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.

Hồ sơ xin vay thông thường bao gồm: Đơn xin vay, phương án sử dụng vốn, các báo cáo về tình hình tài chính của tổ chức, đơn vị trong thời gian hai đến ba năm gần đây, giấy tờ về tài sản thế chấp (nếu có), chứng minh thư (bản sao)…

 Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, CBTD báo cáo với lãnh đạo phòng tín dụng và tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo của quy trình; Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ và kiểm tra lại cho đến khi đầy đủ và đúng quy định.

 Khai thác thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC): CBTD gửi yêu cầu cho CIC đề nghị cung cấp thông tin khách hàng, quan hệ tín dụng của khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác đến thời điểm gần nhất.

 Nếu khoản vay phải thẩm định rủi rỏ tín dụng độc lập theo quy định thì CBTD sao gửi hồ sơ khoản vay cho bộ phận quản lý rủi ro. Trong thời hạn tối đa hai ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận quản lý rủi ro xem xét hồ sơ và đề nghị CBTD phụ trách yêu cầu khách hàng bổ sung các hồ sơ, thông tin liên quan còn thiếu.

Bước 2: Thẩm định / tái thẩm định khách hàng vay vốn, dự án đầu tư, biện pháp bảo đảm tiền vay và trình duyệt tờ trình thẩm định, tái thẩm định.

37

 Căn cứ vào các thông tin thu thập được từ phỏng vấn khách hàng và từ điều tra để thẩm định/ tái thẩm định khách hàng vay vốn và phân tích phương án sử dụng vốn, các báo cáo tài chính của tổ chức, dự án đầu tư, các biện pháp bảo đảm tiền vay. Từ đó, cán bộ ngân hàng tính toán và xác định lãi suất cho vay.

 Sau đó, CBTD lập tờ trình thẩm định/ tái thẩm định, ghi rõ ý kiến cho vay đối với khách hàng, ký và trình lãnh đạo phòng tín dụng. Trong quá trình thẩm định, tái thẩm định, nếu cần lấy ý kiến tham gia của các phòng ban, cá nhân khác, CBTD báo cáo lãnh đạo phòng để trình giám đốc xem xét.

 Nhận được tờ trình, lãnh đạo phòng tín dụng kiểm tra, rà soát hồ sơ trình và nội dung tờ trình. Lãnh đạo ký tắt tên từng trang tờ trình thẩm định/ tái thẩm định, ghi rõ ý kiến đề xuất cho vay hay không, ký trình người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Bước 3: Thẩm định RRTD độc lập và trình duyệt báo cáo kết quả thẩm định RRTD (áp dụng cho các trường hợp phải thẩm định rủi ro theo quy định của Tổng giám đốc hoặc người có thẩm quyền quyết định cho vay yêu cầu)

Bước 4: Ra quyết định tín dụng

Sơ đồ 2.3. Quy trình ra quyết định tín dụng tại Agribank Phú Thọ

(Nguồn: Phòng Tín dụng – Agribank Phú Thọ)

Quy trình xét duyệt một khoản cho vay tại Agribank Phú Thọ phụ thuộc vào một số yếu tố như: loại khách hàng, quy mô khoản vay, tính chất khoản vay (trong thẩm

Khách hàng của chi nhánh loại ba Phòng tín dụng chi nhánh loại ba Giám đốc chi nhánh loại ba Trong thẩm quyền Vượt thẩm quyền RA QUYẾT ĐỊNH TÍN DỤNG Phòng tín dụng Chi nhánh loại một Khách hàng bắt buộc Khách hàng của chi nhánh loại một Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh loại một Hội đồng tín dụng Trung ương Khách hàng bắt buộc

quyền hay vượt thẩm quyền) từ đó quyết định người có thẩm quyền phê duyệt khoản vay.

Với những trường hợp ngân hàng không đồng ý cho vay, ngân hàng gửi thông báo tới cho khách hàng xin vay vốn, trong thông báo phải nêu rõ nguyên nhân ngân hàng không đồng ý cho vay.

Bước 5: Soạn thảo Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, ký kết hợp đồng, làm thủ tục giao nhận tài sản đảm bảo và giấy tờ tài sản bảo đảm , nhập các thông tin về khoản vay, kiểm tra giám sát việc nhập thông tin trên hệ thống quản lý, lưu trữ thông tin trực tuyến.

Bước 6: Giải ngân

 Ngân hàng kiểm tra chứng từ giải ngân: Trước khi giải ngân khoản tiền vay, ngân hàng đặc biệt chú trọng việc kiểm tra chứng từ giải ngân. Đảm bảo chứng từ giải ngân đầy đủ và chính xác từng yếu tố nhỏ nhất như chữ ký, dấu, ngày tháng… đến các yếu tố quan trọng trong nội dung chứng từ giải ngân.

 Sau khi kiểm tra chứng từ, nhận thấy các thông tin đã chính xác và hợp lệ, ngân hàng tiến hành giải ngân tiền vay theo thỏa thuận.

Bước 7: Kiểm tra, giám sát vốn vay:

Sau khi giải ngân, CBTD dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn của lãnh đạo phòng tiến hành kiểm tra định kỳ hay bất thường về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng. Công tác kiểm tra giám sát vốn vay giúp ngân hàng nắm bắt được khách hàng có sử dụng vốn cay đúng mục đích như cam kết hay không, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng có tiến triển hay không. Từ đó, ngân hàng có thể dự tính trước những rủi ro, phát hiện kịp thời những khoản nợ có vấn đề để nhanh chóng có biện pháp xử lý phù hợp. Tránh tình trạng khoản vay chuyển sang nhóm nợ xấu mới được phát hiện.

Bước 8: Thu nợ gốc, lãi, phí và xử lý các phát sinh

CBTD theo dõi việc thu nợ theo từng hợp đồng tín dụng đã ký và thông báo cho khách hàng khoản vay đến hạn trả nợ gốc, lãi và phí. Đến hạn trả nợ, căn cứ theo thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng, bộ phận kế toan thực hiện thu nợ theo quy trình và phương pháp hạch toán cho vay.

Về việc xử lý các phát sinh:

Đối với những vấn đề phát sinh làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định ban đầu các dự án (như điều chỉnh tăng số tiền vay, thay đổi cơ cấu nguồn vốn, danh mục đầu tư của dự án…), CBTD lập tờ trình, xem xét khả năng ảnh hưởng của vấn đề phát sinh tới kết quả thẩm định ban đầu. Sau đó, CBTD đề xuất hướng xử lý, trình lãnh đạo phòng kiểm tra và ký trình người có thẩm quyền quyết định cho vay.

39

Đối với những vấn đề phát sinh không làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định ban đầucác dự án (như trả nợ trước hạn…), CBTD soạn thảo phụ lục hợp đồng, văn bản sửa đổi bổ sung và trình lãnh đạo phòng và người có thẩm quyền quyết định cho vay.

Đối với các vấn đề phát sinh liên quan đến quản lý và xử lý nợ có vấn đề, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay thì CBTD thực hiện theo quy trình và các quy định của ngân hàng Nông nghiệp Phú Thọ.

Bước 9: Thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm, giải chấp tài sản

Trường hợp hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm được quy định là hết hiệu lực khi người đi vay trả đầy đủ nợ gốc, lãi và các khoản phí khác (nếu có) thì các hợp đồng này đương nhiên hết hiệu lực, các bên không cần lập biên bản thanh lý hợp đồng. Trường hợp trong hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm có thỏa thuận phải thanh lý hợp đồng thì CBTD soạn thảo biên bản thanh lý hợp đồng trình lãnh đạo phòng kiểm tra và trình giám đốc hoặc người được ủy quyền ký.

Sau khi thanh lý hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm thì CBTD cũng phải tiến hành giải chấp tài sản cho khách hàng.

Bước 10: Luân chuyển, kiểm soát, lưu trữ hồ sơ

Sử dụng phiếu giao nhận hồ sơ trong quá trình giao nhận và chuyển hồ sơ của ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam. Thời hạn thực hiện lưu trữ hồ sơ tín dụng , hồ sơ bảo đảm tiền vay được thực hiện theo quy định của ngân hàng Nhà nước và hướng dẫn của tổng giám đốc ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam về lưu trữ hồ sơ, chứng từ.

(Nguồn: Phòng tín dụng – Agribank Phú Thọ) 2.2.2.2. Dư nợ cho vay theo thời gian đáo hạn

Phân tích dư nợ cho vay theo thời gian đáo hạn là cách làm phổ biến nhất để nắm bắt tình hình cơ cấu dư nợ của ngân hàng. Tại Agribank Phú Thọ, dư nợ theo thời gian đáo hạn các khoản vay gồm ba loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn như sau:

Bảng 2.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian đáo hạn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011, 2012 và 2013 – Agribank Phú Thọ)

Chỉ tiêu 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 Số liệu Số liệu Chênh lệch so với năm 2011 Số liệu Chênh lệch so với năm 2012 Số liệu Tỷ lệ (%) Số liệu Tỷ lệ (%) TỔNG DƢ NỢ 5.689,65 6.628,28 938,63 16,50 7.738,41 1.110,13 16,75 Cho vay ngắn hạn 3.056,76 3.645,82 589,06 19,27 4.300,36 654,54 17,95 Cho vay trung hạn 2.343,68 2.651,34 307,66 13,13 3.117 465,66 17,56 Cho vay dài hạn 289,21 331,11 41,9 14,49 321,06 (10,05) (0.03)

Dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn và tăng lên rõ rệt nhất qua mỗi năm. Cụ thể, năm 2012 cho vay ngắn hạn là 3.645,82 tỷ đồng, tăng lên 589,06 tỷ đồng (+19,27%) so với năm 2011 và tiếp tục tăng thêm 654,54 tỷ đồng (+17,95%) trong năm 2013. Bên cạnh đó, các khoản cho vay dài hạn và trung hạn cũng có xu hướng tăng. So với năm 2011, dư nợ cho vay trung hạn tăng 307,66 tỷ đồng (+13,13) trong năm 2012 và năm 2013 tăng 465,66 tỷ đồng (+17,56%) so với năm trước. Cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ nhất, khoảng hơn 4 - 5% trên tổng dư nợ cho vay. Khoản cho vay này có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng giảm qua các năm (21,87% năm 2012 và 8,58% năm 2013), do tỷ trọng thấp nên mức tăng thực tế không quá lớn.

Biểu đồ 2. 4. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian đáo hạn

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2011, 2012 và 2013 – Agribank Phú Thọ)

Có thể thấy rõ đường lối cho vay của Agribank Phú Thọ là tập trung cho vay ngắn hạn, trung hạn và hạn chế cho vay dài hạn. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, đây là một bước đi thận trọng của Agribank Phú Thọ, không khó để lý giải điều này. Mặc dù lãi suất cho vay ngắn hạn và trung hạn thấp hơn so với lãi suất cho vay dài hạn, nhưng nguy cơ rủi ro ở các khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn thấp hơn nhiều so với nguy cơ rủi ro mà ngân hàng phải chấp nhận khi phê duyệt một khoản vay dài hạn. Mặt khác, với khoản cho vay ngắn hạn, trung hạn, thời gian hoàn vốn nhanh hơn tạo điều kiện cho ngân hàng có vốn đầu tư vào các cơ hội sinh lời mới.

2.2.2.3. Dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng

Khách hàng vay vốn tại Agribank Phú Thọ là các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức đang hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Bởi vậy, để thuận tiện hơn trong việc phân tích, dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng tại Agribank được phân theo ba

3056.76 3645.82 3645.82 4300.36 2343.68 2651.34 3117 289.21 331.11 321.06 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 5000

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tỷ đồng

Năm

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn

41

nhóm: Nhóm khách hàng là cá nhân, hộ gia đình; Nhóm khách hàng là doanh nghiệp và nhóm khách hàng là tổ chức. Dư nợ phân theo đối tượng khách hàng tại Agribank Phú Thọ được thể hiện qua bảng Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng

Bảng 2. 4. Cơ cấu dư nợ theo đối tượng khách hàng

Đơn vị tính: Tỷ đồng Đối tƣợng khách hàng 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 TỔNG DƢ NỢ 5.689,65 6.628,28 7.738,41 Khách hàng là cá nhân, hộ gia đình 3.964,05 4.924.64 6.284,81 Cá nhân 3.638,35 4.499,40 5.777,84 Hộ gia đình 325,70 425,24 506,97 Khách hàng là doanh nghiệp 1.713,78 1.652,31 1.415,82

Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) 719,19 670 603,22

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 236,09 209,61 166,54

Công ty nhà nước 210,05 210,76 120,17

Công ty hợp danh 3,12 0 0

Doanh nghiệp tư nhân 151,01 153,62 147,18

Công ty cổ phần 394,32 408,32 378,71

Khách hàng là tổ chức 11,82 51,33 64,78

Hợp tác xã 11,82 8,47 8,94

Tổ chức xã hội Trung Ương & địa phương 0 42,86 55,84

(Nguồn: Phòng Tín dụng – Agribank Phú Thọ)

Nhóm khách hàng là cá nhân, hộ gia đình – dư nợ cho vay có xu hướng tăng

Dư nợ cho vay nhóm khách hàng là cá nhân, hộ gia đình có xu hướng gia tăng rõ rệt. Tổng dư nợ cho vay nhóm khách hàng này tăng mạnh trong ba năm: dư nợ cho vay năm 2011 đạt 3.964,05 tỷ đồng, đến năm 2013 đã tăng tới 6.284,81 tỷ đồng, tức đã tăng 2.320,76 tỷ đồng (+58,55%) trong năm 2012 và 2013.

Trong đó, khách hàng cá nhân chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng tỷ trọng dư nợ trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng (chiếm 63,95% năm 2011. 67,83% năm 2012 và 74,23% năm 2013). Năm 2012, cho vay khách hàng cá nhân bằng 4.499,4 tỷ đồng, tăng lên 861,05 tỷ đồng (+23,67%) so với năm trước. Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân tiếp tục tăng trong năm 2013 khi đạt 5.777,84 tỷ đồng, đã tăng thêm 1.251,41 tỷ (+27,81%) so với năm 2012. Đồng thời, trong năm 2012, dư nợ cho vay khách hàng là hộ gia đình cũng tăng 99,54 tỷ đồng (+30,56%), và năm 2013 đã tăng 81,73 tỷ (+19,22%) so với năm trước, tức đạt 506,97 tỷ đồng.

Nguyên nhân chính khiến cho dư nợ ở hai nhóm khách hàng này tăng cao rõ rệt qua hai năm là do đây luôn là đối tượng khách hàng tiềm năng mà Agribank hướng tới và thực hiện nhiều chính sách cho vay ưu đãi, thuận tiện đối với nhóm khách hàng này. Đặc biệt, từ năm 2011 ngân hàng đẩy mạnh cho vay theo hình thức thấu chi tài khoản tiền gửi, rất tiện lợi và phù hợp cho đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ gia đình sử dụng vào mục đích chi cho tiêu dùng, sinh hoạt. Bên cạnh đó, cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh với hộ gia đình, cho vay lưu vụ đối với hộ nông dân tại Agribank cũng được đẩy mạnh.

Nhóm khách hàng là doanh nghiệp – dư nợ cho vay có xu hướng giảm

Nhóm đối tượng này bao gồm khách hàng là Công ty TNHH; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; Công ty nhà nước và Công ty hợp danh; Doanh nghiệp tư nhân và Công ty cổ phần. Nhìn chung, dư nợ cho vay với từng loại hình doanh nghiệp tại Agribank Phú Thọ đều giảm, tạo nên xu hướng giảm trên tổng dư nợ nhóm này. Tại thời điểm cuối năm 2013, tổng dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đã giảm 297,96 tỷ đồng (-17,39%) so với cùng kỳ năm 2011.

Trong đó, mặc dù cho vay công ty TNHH vốn dĩ chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong cơ cấu dư nợ cho vay phân theo đối tượng vay vốn của ngân hàng nhưng lại có mức độ giảm mạnh nhất. Năm 2012, nhóm dư nợ cho vay công ty TNHH giảm từ 719 tỷ năm 2011 xuống còn 670 tỷ đồng, tức giảm đi 49,19 tỷ (–6,84%); năm 2013 so với năm trước, dư nợ lại tiếp tục giảm 66,78 tỷ (-9,97%) xuống còn 603,22 tỷ đồng. Thêm vào đó, hai nhóm khách hàng là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty Nhà nước có tốc độ giảm thậm chí còn nhanh hơn so với dư nợ cho vay công ty TNHH. Năm 2011, dư nợ cho vay doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty Nhà nước lần lượt là 236,09 tỷ và 210,05 tỷ đồng, năm 2013, dư nợ giảm xuống còn 166,54

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH PHÚ THỌ (Trang 36 -36 )

×