Về sự xuất hiện của ba nhóm văn phái nổi bật

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn trên tri tân tạp chí (Trang 40)

Mặc dù chính quyền thực dân thi hành chế độ kiểm duyệt chặt chẽ, gắt gao nhưng thực tế đời sống báo chí những năm 1940-1945 vẫn diễn ra sôi nổi với sự xuất hiện đồng loạt của các báo, tạp chí, các nhà xuất bản tư nhân, các hội bút, nhóm bút…đã tác động tích cực đến tốc độ phát triển mau lẹ của nền văn chương hiện đại. Sự xuất hiện và lớn mạnh của các nhà in, hiệu sách, nhà xuất bản, diễn đàn, rạp hát đã tạo nên một thị trường cạnh tranh lành mạnh, văn học trở thành một sản phẩm hàng hóa “có ganh đua, loại trừ”. Sự hình thành đội ngũ nhà văn chuyên nghiệp cùng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của lớp công chúng mới có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng của sáng tác văn học và tất yếu phải tìm đến sự phong phú về đề

tài, kiểu loại để tránh nhàm chán và thu hút độc giả.

Với sự ra đời đồng loạt của các báo phái, văn phái như báo Ngày nay của nhóm

T lc văn đoàn; tạp chí Văn mi của nhóm Hàn Thuyên; Tiu thuyết th By, Ph

thông bán nguyt san, tạp chí Ích hu, Tao đàn của nhóm Tân dân… đã làm nên không khí “trăm hoa đua nở” của đời sống văn học hiện đại. Báo chí càng phát triển thì ngày càng được chuyên môn hóa cao: Có loại báo chí dành cho các ngành, các lĩnh vực (Tin mi th thao, Hi Nam K Công Nông Thương gia…), có loại dành cho lứa tuổi (Đàn bà, Bn gái, Tui ngc, Nhi đồng hoa ban...), có loại giải trí (Ng báo, Vt

đực, Con ong…). Đặc biệt, phải kể đến sự hình thành của loại báo chí chuyên biệt (Tiu thuyết th By, Tiu thuyết th Năm, Tao đàn, Thanh Nghị, Tri tân …). Trong

đó, không thể không kểđến vai trò của ba nhóm văn phái tiêu biểu xuất hiện cùng thời

điểm năm 1941 là: Thanh Nghị, Hàn Thuyên Tri tân.

Thanh Nghị (1941-1945) là tờ tạp chí “nghị luận, văn chương, khảo cứu” do Vũ Đình Hòe làm chủ nhiệm. Nhóm Thanh Nghị đã tập hợp được lực lượng cộng tác chính là các trí thức tân học cấp tiến thuộc nhiều lĩnh vực như Vũ Văn Hiền, Phan Anh

(chính trị), Nghiêm Xuân Yêm, Vũ Văn Cẩn (kinh tế và xã hội); Vũ Đình Hoè, Đinh Gia Trinh (giáo dục và văn học); các học giả Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Văn Huyên (sử học), Nguyễn Văn Tố, Đặng Thai Mai (nghiên cứu văn học), các văn nghệ sĩ (Vũ Đình Long, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Xuân Sanh, Nguyễn Tuân, Tô Ngọc Vân , Nguyễn Xuân Khoát…). Tôn chỉ, mục đích của Thanh Nghị là đưa nhiệm vụ “khảo cứu” lên hàng đầu. Vì vậy, các bài viết trên báo Thanh Nghị“đạt tới độ phong phú, sâu sắc hiếm thấy”. Giá trị hơn cả là các bài khảo cứu về nhiều lĩnh vực: Chính trị, xã hội, luật pháp, kinh tế, giáo dục, văn chương. Đặc biệt, Thanh nghị chính là diễn đàn thể

hiện quan điểm sáng tác, tuyên ngôn nghệ thuật của nhóm Xuân Thu nhã tp.

Nhóm Hàn Thuyên tập hợp lực lượng trí thức “tân văn hóa” với chủ trương: “Kiến thiết được một hệ thống văn hóa mới để làm kim chỉ nam cho sự hoạt động tiến thủ” [201, 1269]. Các cây bút chủ chốt của Hàn Thuyên là Nguyễn Bách Khoa (Trương Tửu), Nguyễn Đức Quỳnh (Thiên Hạ Sĩ), Lương Đức Thiệp, Lê Văn Siêu, Nguyễn Tế Mỹ… Họ lấy “phương pháp mác - xít” làm cơ sở cho hành trình đi “tìm một triết lí mới về nhân sinh, có ích lợi thiết thực cho quốc dân Việt Nam”. Hoạt động của nhóm Hàn Thuyên trên văn đàn Việt Nam từ năm 1941 đến năm 1946 được ghi nhận với một số lượng ấn phẩm khá lớn, phong phú ở nhiều kiểu, loại: Có các sáng tác văn học (tiu thuyết, kch, truyn dã s cho thiếu nhi, truyn trinh thám); có các bài nghiên cứu về lịch sử, về kinh tế, chính trị, triết học… Đáng chú ý nhất là các công trình lý luận và nghiên cứu văn học như Kinh thi Vit Nam (1940) của Trương Tửu,

Vit Nam c văn hc sử (1942) của Nguyễn Đổng Chi, Văn hc khái lun (1944) của

Đặng Thai Mai, Ngh thut thi ca của Lương Đức Thiệp… So với các nhóm phái khác (Thanh Nghị, Tri tân), quan điểm về nghệ thuật và tư tưởng của nhóm Hàn Thuyên

không đồng nhất, khá phức tạp. Tuy nhiên, vẫn có một điểm tương đối nhất quán của nhóm là: “Các tác giả thường có thiên hướng nhìn văn hóa, văn học dưới góc độ triết học, luôn luôn lấy nguyên tắc duy vt s quan làm phương pháp luận” [201, 1270].

Nhóm Tri tânđược thành lập xoay quanh tờ tạp chí Tri tân với chủ trương phc cổ, lấy mệnh đề Ôn c nhi tri tân làm khẩu hiệu. Lực lượng nòng cốt của nhóm là các nhà trí thức danh tiếng đương thời: Đó là các học giả lớp trước uyên bác về Hán học: Ứng Hòe Nguyễn Văn Tố, Tuyết Huy Dương Bá Trạc, Tùng Vân Nguyễn Đôn Phục; các trí thức lớp sau, xuất thân từ Tây học và am hiểu Hán học như Hoa Bằng Hoàng Thúc Trâm, Trúc Khê Ngô Văn Triện, Chu Thiên Hoàng Minh Giám, Đào Duy Anh, Nguyễn Tường Phượng, Thiếu Sơn… Tạp chí chủ yếu đăng các bài khảo luận về văn hóa, văn

học, lịch sử… Đặc biệt, tạp chí còn hội tụđược các cây bút sáng tác văn học có tên tuổi trên văn đàn bấy giờ: Nguyễn Huy Tưởng, Lưu Quang Thuận, Phan Khắc Khoan, Chu Thiên… Có thể nói, sự ra đời của Tri tân tạp chí trong bối cảnh đương thời chính là một kiểu phản ứng của trí thức Việt đối với thực tế thực dân hóa ở Việt Nam bằng con

đường: “Xây dựng nền văn hóa dân tộc với một tinh thần độc lập và rộng mở” [6, 421]. Mặc dù mỗi nhóm đi theo một lí tưởng riêng nhưng điểm chung, nổi bật của cả

ba tờ tạp chí này là đậm cht kho cu. Thanh Nghị có hàng loạt bài khảo cứu về tư

tưởng (của Lương Khải Siêu, Tôn Dật Tiên), về kinh tế và xã hội học tư sản, các chính thể tổng thống, đại nghị, hiến pháp, các vấn đề kinh tế học ở Việt Nam…; Nhóm Tri tân tập trung ngòi bút khảo cứu về văn hóa, văn học; tạp chí Hàn Thuyên nghiêng về

khảo cứu lịch sử và xã hội học… Tất cả góp phần làm nên sự phong phú nhưng cũng không kém phần phức tạp của văn học giai đoạn này. Mặt khác, giữa các nhóm phái cũng có điểm giao thoa: Thanh Nghịvà Hàn Thuyên khá quan tâm đến vấn đề chính trị, xã hội trong khi đó mối quan tâm chính của tạp chí Tri tân lại là vấn đề văn hóa.

Có thể nói, sự xuất hiện của ba tờ tạp chí lớn (Thanh Nghị, Tri tân, Hàn Thuyên) cùng thời điểm năm 1941 đã bổ khuyết cho nhau, bao quát toàn bộ báo chí miền Bắc. Tuy mỗi tờ đi theo một khuynh hướng riêng, có tôn chỉ, mục đích khác nhau nhưng

đều tìm được chỗ đứng và có độc giả riêng. Nhìn vào đội ngũ cầm bút chủ lực của từng tờ tạp chí sẽ cho ta cơ sở để lí giải một cách thuyết phục.

Những gương mặt tiêu biểu của nhóm Thanh Nghị đa phần là lớp trí thức trẻ có tư tưởng tiến bộ (một số du học từ Châu Âu trở về), có tài, có học vị cao: Vũ Văn Hiền là Tiến sĩ Luật Đại học Paris (1939), Phan Anh tốt nghiệp khoa Luật tại Viện Đại học

Đông Dương năm 1937, năm 1938 sang Pháp để bảo vệ Luận án Tiến sĩ Luật nhưng do thế chiến thứ hai bùng nổ nên không bảo vệ được, Vũ Đình Hòe tốt nghiệp khoa Luật, Vũ Văn Cẩn là bác sỹ tốt nghiệp Đại học Y khoa Hà Nội, Nghiêm Xuân Yêm là thủ khoa trường Cao đẳng Nông Lâm Hà Nội… Họ là lớp trí thức cao cấp, không chỉ

ham mê hoạt động trong lĩnh vực báo chí, văn hóa, văn học mà còn am hiểu về chính trị, thậm chí trực tiếp tham gia hoạt động chính trị đồng thời giữ cương vị quan trọng trong đời sống xã hội đương thời: Vũ Văn Hiền từng là Bộ trưởng Bộ Tài chính, Vũ Đình Hòe là Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, là một trong các thành viên sáng lập ra

Đảng Dân chủ Việt Nam (30/6/1944), giữ chức Ủy viên Trung Ương Đảng (về sau tổ

chức này tham gia mặt trận Việt Minh); Phan Anh từng là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, là Tổng thư ký của phái đoàn chính phủ Việt Nam (do Phạm Văn Đồng dẫn đầu) đi dự

Hội nghị Fontainebleau đàm phán với chính phủ Pháp (7/1946)... Họ hoạt động vì lí tưởng mong muốn góp sức vào công cuộc kiến thiết xã hi. Khác với lớp trí thức giai

đoạn trước, họ chịu tác động, ảnh hưởng trực tiếp của thời cuộc, nhạy cảm với những vấn đề thời sự, chính trị. Khác với Hàn Thuyên Tri tân, những người làm báo

Thanh Nghị chủ trương canh tân đất nước bằng con đường “Âu hóa” trên tinh thần dân tộc và dân chủ.

Lực lượng chủ chốt của báo Tri tân là trí thức Nho học (Nguyễn Văn Tố, Đào Trọng Đủ, Nguyễn Đôn Phục…) hoặc lớp trí thức Tây học có căn bản về vốn Hán học (Nguyễn Tường Phượng, Hoa Bằng, Chu Thiên, Trần Văn Giáp…). Lí tưởng mà những nhà sáng lập Tri tân theo đuổi là “xây dựng lâu đài văn hóa Việt”. Do đó, những người làm báo Tri tân say sưa, nhiệt huyết với công cuộc kiến thiết nền văn hóa dân tộc mà ít bị tác động bởi chính trị, thời cuộc. Họ canh tân đất nước bằng con

đường hoài cổ, phục cổ.

Các cây bút chính của nhóm Hàn Thuyên là lớp trí thức có tư tưởng tiến bộ: Lương Đức Thiệp là nhà nghiên cứu lịch sử, xã hội học; Trương Tửu là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học; Nguyễn Đức Quỳnh từng là du học sinh tại Pháp, đỗ kỹ sưđiện toán nhưng theo nghiệp báo chí - văn chương, là nhà khảo cứu về lịch sử... Mục đích của những người sáng lập tạp chí Hàn Thuyên là mong muốn xây dựng một đời sống tư tưởng mới, thoát khỏi ảnh hưởng của Nho giáo, gắn với tự do dân chủ Phương Tây. Vì vậy, tư tưởng canh tân đất nước của họ dựa trên quan điểm triết học mác – xít: Lấy quan điểm duy vật biện chứng và thế giới quan khoa học làm nòng cốt. Họ chống lại quan niệm sùng bái anh hùng, chủ trương tự do tuyệt đối cho văn nghệ (Độc lập và không phục tùng sự lãnh đạo của bất cứĐảng nào).

Giai đoạn 1941-1945 là giai đoạn mà những câu hỏi về tương lai của Việt Nam

được đặt ra khá ráo riết. Bởi vậy, sự xuất hiện của ba nhóm văn phái Thanh nghị, Hàn Thuyên, Tri tân đã tham gia giải đáp câu hỏi ấy trên các phương diện khác nhau: Hàn Thuyên cổ động phong trào Tân văn hóa một cách nhiệt tình, hăm hở (Trương Tửu công bố về “Tương lai văn nghệ Việt Nam”); Thanh nghị cổ vũ theo con đường Âu hóa với quan điểm dân tộc và dân chủ; Tri tân hoài cổ, tìm về truyền thống, khai thác các di sản lịch sử, văn chương quá khứ. Ba tờ tạp chí này (tuy khác nhau về tôn chỉ, mục đích, lực lượng sáng tác) đã cùng một lúc hướng tới và giải quyết vấn đề nghiên cứu văn hóa Việt Nam, coi đó là một yêu cầu bức thiết của thời đại mà trước đó các nhà yêu nước đã quan tâm không đúng mức về vấn đề này nên họ đã thất bại. Với ý

nghĩa đó, ba nhóm văn phái tiêu biểu giai đoạn này đã tác động to lớn đến đời sống báo chí và văn học miền Bắc cũng nhưảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tư tưởng của con người thời đại.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn trên tri tân tạp chí (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)