Quá trình kế thừa và tiếp biến của thể loại kịc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn trên tri tân tạp chí (Trang 99)

Kịch là một thể loại văn học mới được du nhập từ phương Tây vào Việt Nam đầu thế kỷ XX. Thể loại này cũng được người Việt tiếp nhận theo một lộ trình quen thuộc:

kỷ XX, loại hình kịch ra đời là hệ quả tất yếu từ những tiền đề về lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng: Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, sự “rạn nứt” trong kết cấu xã hội, nhất là sự thay đổi trong đời sống tinh thần của tầng lớp trí thức tiểu tư sản

ở thành thị. Trải qua các giai đoạn hình thành và phát triển (từđầu thế kỷ XX đến năm 1945), thể loại này cũng có những chuyển biến theo từng bước thăng trầm của lịch sử. Tuy là một thể loại mới nhập quốc tịch vào Việt Nam nhưng kịch không gặp trở ngại trong quá trình phát sinh, phát triển vì một mặt thể loại này vừa thâu thái, chọn lọc

được những cái mới mẻ từ Tây phương vừa kế thừa, tiếp nối từ tinh hoa nghệ thuật sân khấu (chèo, tuồng) truyền thống.

Ở giai đoạn hình thành, các tác phẩm kịch xuất hiện đầu tiên là các vở được dịch

đăng trên Đông Dương tp chí (Nguyễn Văn Vĩnh dịch các vở Trưởng gi hc làm sang, Người bnh tưởng, Người bin ln của Mô-li-e), Nam Phong tp chí (vở hài kịch của Marivaux Chàng ngc hóa khôn vì tình, số 45 – Mars 1921, vở bi kịch Tung Lôi Xích - Le Cid của P. Corneille, số 38-39 năm 1920) và Tung Hòa Lc - Hơrac, số

73,74,75, năm 1932)…

Tiếp đó, loại hình kịch được đến gần hơn với công chúng qua các hoạt động diễn kịch trên sân khấu: Hội Khai trí tiến đức nhân kỷ niệm một năm ngày thành lập Hội (25/4/1920) đã cho diễn vở Người bnh tưởng bằng tiếng Việt. Trên sân khấu lớn của thành phố Hải Phòng cũng lần lượt công diễn các vở Trưởng gi hc làm sang, Người bin ln, Hội Un hoa do (Nguyễn Hữu Kim thành lập đã đưa hàng loạt các vở kịch sáng tác của các nhà văn ta lên sân khấu: Mnh gương đời, Bình địa ba đào của Á Nam Trần Tuấn Khải, Cô giáo Phượng của Nguyễn Ngọc Sơn…). Đặc biệt khi vở

kịch Chén thuc độc (1925) của Vũ Đình Long ra đời đã được dư luận trong công chúng đón nhận. Mặc dù, các sáng tác kịch giai đoạn này kết cấu còn khuôn mẫu, nội dung đơn điệu, chủ yếu tập trung phản ánh: “Những vấn đề tâm lí xã hội, đạo đức, những biến cố gia đình trước sự tấn công vào giường cột đạo đức phong kiến” [35, 538] nên không tránh khỏi “bệnh giáo thuyết” qua những bài học về luân lí, đạo đức cứng nhắc, nặng nề. Tuy nhiên, các sáng tác kịch buổi đầu này lại được công chúng quan tâm đón nhận bởi đó là thể loại khá thích ứng trong việc đặc tả những thay đổi dữ

dội và xung đột căng thẳng của hiện thực đời sống hàng ngày… Hoạt động diễn kịch không còn xa lạ với công chúng mà trở nên đắc dụng trong việc diễn tả xung đột nhất là mặt trái của đời sống thường nhật đồng thời trở thành một “thị phần” được nhiều người quan tâm, chú ý.

Đến những năm 1930, thể loại này nở rộ với các sáng tác của Vi Huyền Đắc,

Đoàn Phú Tứ, Vũ Trọng Can, Nguyễn Nhược Pháp, Vũ Trọng Phụng… Hoạt động biểu diễn ngày càng sôi nổi với sự hình thành của các ban kịch, nhóm kịch có tính chất cạnh tranh nhau rõ rệt: Nhóm kịch của Thế Lữ, Trương Đình Thi, Lê Quang Mậu; Ban kịch Tinh hoa, Bc K kch đoàn (Tiền thân của Ban kch Hà Ni sau này)… Có thể nói,

đây là giai đoạn phát triển phong phú của kịch nói Việt Nam. Thể loại mới du nhập này

đi được một hành trình tuy chưa dài nhưng đủđiều kiện chín muồi và kết tinh.

Chuyển sang những năm 1940, điều kiện về lịch sử, xã hội, văn hóa, tư tưởng đã khơi gợi: “Ý thức tự hào về lịch sử và tinh thần yêu nước bộc lộ qua cảm hứng lịch sử” [35, 562] tạo nên không khí “phục hưng văn học” sôi nổi. Các sáng tác kịch hướng về đề tài hoài cổ nhằm khôi phục, bảo tồn các giá trị truyền thống đầy tự hào của dân tộc. Thành tựu của thể thơ 8 tiếng trong phong trào Thơ mi đã góp phần sản sinh ra một thể tài độc đắc của loại hình kịch - kịch thơ. Hai tác phẩm Anh Nga (1936) và

Tiếng địch sông Ô (1936) của Phạm Huy Thông vẫn được coi là các sáng tác kịch thơ

tiên phong. Thực chất đó là những bài thơđược kết cấu theo hình thức đối thoại, mang dáng dấp của loại hình kịch có ý nghĩa khởi đầu cho sự sinh thành một thể tài mới thể

hiện rõ nhất cốt cách, tâm hồn Việt. Những lời thơ “hùng tráng” của Huy Thông đã vút lên âm điệu ào ạt, mạnh mẽ, dữ dội (đặc trưng của thể thơ tám tiếng) từ các sự kiện lịch sử bi hùng, làm sống dậy kí ức tự hào, bi tráng của quá khứ dân tộc…

Đến Phan Khắc Khoan với các vở Trn Can (1940), Lý Chiêu Hoàng (1942),

Phm Thái (1943)… được đăng tải trên mặt báo (Tri tân), được các nhà xuất bản (Quê hương) in ấn, phát hành, đặc biệt là được công diễn (Thanh Hóa, Bắc Ninh) … đã khẳng định vị thế của thể kịch thơ trong quy luật kế thừa, phát triển và tiếp biến của văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.

Từđây, có cả một cao trào sáng tác kịch thơ phát triển sôi nổi. Có thể kểđến các sáng tác của Nguyễn Bính, Yến Lan (Bóng giai nhân, 1942), của Lưu Quang Thuận (Lê Lai đổi áo, 1943, Yêu Ly, 1945), Hoàng Mai (Đêm Lam Sơn, 1943), Hoàng Cầm (Hn Nam Quan, 1944)… Tất cảđã góp phần làm nên sắc thái riêng biệt của thể kịch thơ, đó là các tác giảđều: “Tập trung khai thác vào đề tài lịch sử, các sự kiện, nhân vật lịch sửđể nêu tấm gương đạo đức, bài học lịch sử và gián tiếp bày tỏ một thái độ nhất

định với thực tại” [35, 606]. Thể loại kịch nói ở phương Tây đến Việt Nam khởi sắc, in dấu ấn riêng với thể tài kịch thơ lịch sử. Đây chính là một “hiện tượng đặc biệt” của văn học Việt Nam những năm 30-45.

Các ban kịch, đoàn kịch và các hoạt động biểu diễn nở rộ và ngày càng chuyên nghiệp đánh dấu bước chuyển lớn của thành tựu kịch thơ Việt Nam. Phan Khắc Khoan thành lập ban kịch Hng Chương, sau đổi tên thành Quê hương và đưa các vở kịch thơ

của chính tác giả lên sân khấu: Từ Hà Nội, Nam Định đến Thanh Hóa, Vinh…, Ban kịch Anh Vũ, Hà Ni hình thành, dần lớn mạnh đã ghi dấu bước phát triển vượt bậc và hoàn thiện của hoạt động sáng tác và biểu diễn kịch. Khi đó, các hoạt động đóng, diễn kịch của học sinh, sinh viên cũng trở thành một cao trào. Điều này, chứng tỏ thể loại kịch phù hợp với việc diễn tả tâm tư, tình cảm, ước nguyện kín đáo của thế hệ trẻ trước thực tại đầy phức tạp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu văn trên tri tân tạp chí (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)